Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

A. Mức độ cần đạt :

1. Kiến thức:

- Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.

- Cách chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.

- Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa

- Cách chữa lỗi do dùng tư không đúng nghĩa.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản.

3. Phẩm chất:

- Sống tự chủ, tự lực: Chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những nhiệm vụ học tập của mình.

- Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.

- Cách chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.

- Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa

- Cách chữa lỗi do dùng tư không đúng nghĩa.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, vượt khó: Siêng năng trong học tập

- Sống tự chủ, tự lực: Chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những nhiệm vụ học tập của mình

B. Chuẩn bị:

-GV : bài giảng + bảng phụ

-HS : Nghiên cứu bài trước

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:.

Hoạt động 1: Ổn định lớp

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:

?Nêu hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ từ nhiều nghĩa.

Hoạt động 3: a) Giới thiệu bài:

Trong khi nói và viết, chúng ta thường sử dụng một từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, điều đó thể hiện vốn từ nghèo, cách diễn đạt kém của các em. Việc lặp đi lặp lại như vậy được hiểu là lỗi lặp từ, đó là sự dùng từ trùng lặp gây cảm giác nặng nề, nhàm chán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em phát hiện ra lỗi, nguyên nhân mắc lỗi và cách chữa.

 

doc 10 trang tuelam477 2930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 18/10/2020
 Ngày dạy: ........./10/2020
Tiết 25+26 	
 EM BÉ THÔNG MINH
 ( Truyện cổ tích )
A. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
3. Phẩm chất :
 - Tôn trọng tài năng của em bé thông minh
B. Chuẩn bị:
- GV : Giáo án, SGK, ...
- HS: Bài soạn, tìm hiểu chú thích, tìm thêm truyện. 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Ổn định lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: 
-Truyện cổ tích là gì? Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
- Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh và cho biết ý nghĩa của truyện ?
Hoạt động 2: Bài mới
 *Giới thiệu bài :
- Truyện cổ tích thường kể về các kiểu nhân vật nào? (người mồ côi, người em út, người có hình dạng xấu xí, nhân vật bất hạnh...)
- Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Em bé thông minh là một truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo lối “xâu chuỗi” gồm nhiều mẫu chuyện - nhân vật chính trải qua một chuỗi những thử thách (ở đây là những lần thách đố), từ đó bộc lộ sự thông minh, tài trí hơn người. Em bé thông minh thuộc loại truyện “Trạng”, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hằng ngày.
 *Dạy bài mới:
 Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Ghi bảng
I. Tìm hiểu chung
-Giáo viên đọc mẫu một đoạn
- Gọi hs đọc phân vai
- Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích
-Bài có thể chia làm mấy đoạn? Ý của từng đoạn?
- Truyện em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào?
 II. Tìm hiểu văn bản
- Trong truyện có những nhân vật nào?Ai là nhân vật chính?
- Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách mấy lần? 
- Những thử thách đó là gì? 
- Trong mỗi lần thử thách, em đã dùng kiểu gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em những cách giải lí thú ở chỗ nào?
- Nhận xét chung về cách giải đố?
- Hình thức dùng câu hỏi để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng?
III. Hướng dẫn tổng kết.
- Cách dẫn dắt sự việc của câu chuyện như thế nào?
Nhận xét mức độ của câu đố? Cách giải đố như thế nào? Tất cả tạo nên điều gì?
- Theo em truyện mang ý nghĩa gì?
 - Nêu khái quát nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Đọc phân vai và tìm hiểu chú thích
- 4 đoạn:
- Đoạn1: Từ đầu về tâu vua: Giới thiệu em bé thông minh.
- Đoạn 2: Tiếp theo với nhau rồi: Tài thông minh của chú bé giúp làng thoát nạn.
- Đoạn 3:Tiếp theo rất hậu: Nhờ thông minh chú bé được vua ban thưởng.
- Đoạn 4:còn lại: Giúp triều đinhg thoát cơn nguy biến với nước láng giêng. Cậu bé được phong là trạng nguyên.
- Là truyện cổ tích về nhân vật thông minh đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm tạo được tiếng cười vui vẻ hồn nhiên, chất phát mà không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hàng ngày.
-Hs trả lời
- Bốn lần
- Những thử thách với em bé.
+ Câu hỏi của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường.
+ Câu hỏi của nhà vua: Nuôi làm sao đẻ trâu đực đẻ được con; làm ba cổ thức ăn bằng một con chim sẻ?
+ Câu hỏi của sứ thần: Làm thế nào để xâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài?
- Cách giải đố từng câu:
+ Lần 1. Đố lại viên quan
+ Lần 2. Để vua tự nói ra điều vô lí mà mình đã nói.
+ Lần 3. Cũng bằng cách đố lại
+ Lần 4. Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian
- Đẩy thế bí về phía người đố
- Làm cho người ra câu đố thấy sự vô lí của mình...
- Làm cho người nghe ngạc nhiên ,bất ngờ.
->chứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người của em bé.
- Rất phổ biến
- Tác dụng của câu đố thử tài:
+ Tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất
+ Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển
+ Gây hứng thú cho người đọc và người nghe
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố: Lần sau khó hơn lần trước do nội dung câu đố, đối tượng và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước.
- Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian. luôn vận dụng trong thực tế
- Ý nghĩa hài hước, mua vui.
- HS rút ra ghi nhớ của bài.
I .Tìm hiểu chung:
1. Đọc truyện
2. Chú thích: 9,10,11,16
3. Bố cuc.:4 đoạn
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Những thử thách đối với em bé:
-Câu hỏi của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường.
+ Câu hỏi của nhà vua: Nuôi làm sao đẻ trâu đực đẻ được con; làm ba cổ thức ăn bằng một con chim sẻ?
+ Câu hỏi của sứ thần: Làm thế nào để xâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài?
2. Cách giải đố:
-Lần 1,2,3: em bé đã khéo léo tạo nên những tình huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố của viên quan, của nhà vua.
Lần 4: Bằng kinh nhiệm dân gian làm cho sứ giăc phải khâm phục.
->Trí thông minh của em bé bộc lộ qua cách giải đố.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Câu đố thử tài
- tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất
- Cách dẫn dắt sự việc, mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước.
2. Ý nghĩa của truyện:
+ Đề cao trí khôn dân gian kinh nghiệm đời sống dân gian
+ Tạo ra tiếng cười
 IV. Luyện tập:
Hướng dẫn luyện tập:
1. Bài 1. Làm cá nhân
 HS xung phong kể lại chuyện một cách diễn cảm
2. Bài 2. Kể câu chuyện em bé thông minh khác mà em biết
Hoạt động 4: Củng cố: 
- GDKNS: Trong thực tế, nếu người nào đó hỏi em một câu hỏi bất ngờ mà em không thể trả lời ngay được, để tránh sự lúng túng em cần làm gì? (Hỏi ngược lại người đó một câu hỏi có nội dung tương tự )
- Dùng câu hỏi trắc nghiệm để khái quát nội dung bài học:
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện thông minh là ai?
 A. Hai cha con C. Viên quan
 B. Em bé D. Nhà vua
Câu 2. Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
 A. Nhân vật mồ côi bất hạnh C. Nhân vật thông minh, tài giỏi
 B. Nhân vật khoẻ mạnh D. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp 
Câu 3. Tại sao em bé thông minh được hưởng sự vinh quang?
 A. Nhờ sự may mắn C. Nhờ có vua yêu mến
 B. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh D. Nhờ thông minh hiểu biết và 
 kinh nghiệm của bản thân 
Câu 4. Mục đích chính của truyện em bé thông minh là gì?
 A. Gây cười C. Khẳng định sức mạnh của con người
 B. Phê phán những kẻ ngu dốt D. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng 
	của con người
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Kể lại 4 thử thách mà em bé đã vượt qua.
- Liên hệ với một vài câu chuyện về các nhân vật thông minh( Trạng Quỳnh, Trạng Hiền, Lương Thế Vinh).
- Học thuộc bài
- Chuẩn bị bài mới: “Chữa lỗi dùng từ” 
Rút kinh nghiệm:
 .
	Tiết: 27	 Ngày soạn: ......./10/2020
 Ngày dạy: ........./10/2020
Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ
 A. Mức độ cần đạt : 
1. Kiến thức:
- Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. 
- Cách chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. 
- Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
- Cách chữa lỗi do dùng tư không đúng nghĩa.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản.
3. Phẩm chất: 
- Sống tự chủ, tự lực: Chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những nhiệm vụ học tập của mình.
- Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. 
- Cách chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. 
- Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
- Cách chữa lỗi do dùng tư không đúng nghĩa.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, vượt khó: Siêng năng trong học tập
- Sống tự chủ, tự lực: Chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những nhiệm vụ học tập của mình
B. Chuẩn bị: 
-GV : bài giảng + bảng phụ
-HS : Nghiên cứu bài trước
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:. 
Hoạt động 1: Ổn định lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: 
?Nêu hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ từ nhiều nghĩa.
Hoạt động 3: a) Giới thiệu bài: 
Trong khi nói và viết, chúng ta thường sử dụng một từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, điều đó thể hiện vốn từ nghèo, cách diễn đạt kém của các em. Việc lặp đi lặp lại như vậy được hiểu là lỗi lặp từ, đó là sự dùng từ trùng lặp gây cảm giác nặng nề, nhàm chán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em phát hiện ra lỗi, nguyên nhân mắc lỗi và cách chữa.
b) Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
I. Tìm hiểu về lỗi lặp từ
Đoạn 1: GV treo bảng phụ có ghi các bài tập 1a, b
- Các từ " Tre, giữ, anh hùng" được lặp lại mấy lần?
- Việc lặp lại nhiều lần có ý nghĩa gì?
- " Truyện dân gian" : Lặp lại 2 lần, đây có giống với câu a không Nó đem lại tác dụng gì cho câu văn? Chữa lại như thế nào?
- Em thấy câu văn như thế nào?
- Lấy thêm một số ví dụ khác.
GV treo bảng phụ
II. Tìm hiểu về lỗi lẫn lộn các từ gần âm:
- Trong các câu trên những từ nào dùng không đúng?
- Nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng sai từ?
- Muốn tránh mắc lỗi dùng sai từ thì phải làm gì?
 GV nhấn mạnh từ có hai mặt: Hình thức và nội dung, hai mặt này găn bó với nhau.
Vì vậy sai về hình thức sẽ dẫn đến sai về nội dung.
cho nên muốn tránh mắc lỗi dung sai âm của từ, thì phải hiểu đúng nghĩa của từ.
 GV cho hs lấy thêm một số ví dụ khác và sửa lại
- Trong 2 ví dụ a, b ở bên. Ví dụ nào đúng, ví dụ nào sai?
-Đọc và gạch dưới những từ có nghĩa giống nhau
-Tre: 7, giữ: 4, anh hùng: 2
- Điệp từ: Nhằm nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu cho câu văn.
- Không, đó là lỗi lặp từ, lời văn chưa gọn, làm cho câu văn nặng nề.(HS thảo luận)
 =>Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều yếu tố, tưởng tượng kì ảo.
- Câu văn rõ nghĩa, diễn đạt thanh thoát, nhẹ nhàng.
- HS tìm thêm ví dụ.
- HS gạch dưới những từ sai âm trong câu a, b 
a. thăm -> tham: Lẫn lộn 2 từ gần âm. (Tham, quan: Xem tận mắt để mở rộng tầm hiểu biết; Thăm quan: Vô nghĩa, không có trong từ điển tiếng Việt).
b. nhấp nháy -> mấp máy: Lẫn lộn từ láy gần âm và giữa nghĩa của từ (Nhấp nháy: mở ra nhắm lại liên tiếp hoặc có ánh sáng khi loé ra, khi tắt liên tiếp; Mấp máy: có nghĩa cử động khẽ và liên tiếp của mắt hoặc ánh sáng).
- Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.
thay: thăm quan = tham quan
 nhấp nháy = mấp máy
- Muốn tránh mắc lỗi dùng sai từ thì phải nhớ chính xác nghĩa của từ.
- Khi nói, đặc biệt là khi viết phải hết sức tránh lặp từ một cách vô ý thức khiến cho lời nói trở nên nặng nề, dài dòng.
- Chỉ dùng từ nào mình nhớ chính xác hình thức ngữ âm.
Ví dụ:
a. Đó là quà khuyến mại.
b. Đó là quà khuyến mãi.
I. Lặp từ
- Chữa bằng cách bỏ các từ ngữ lặp.
- Phân biệt lỗi lặp từ với phép lặp- một phép liên kết câu.
II. Lẫn lộn các từ gần âm:
- Phải nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.
III. Hướng dẫn luyện tập.
1. Bài tập 1: Làm theo nhóm cử đai diện trình bày
 Lược bỏ từ lặp
a, Lan là lớp trưởng gương mãu nên cả lớp đều rất quý.
b, Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy, vì họ là những người có phẩm chất tốt đạo đức tốt đẹp.
c, Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
2. Bài tập 2: Làm theo nhóm cử đại diện trình bày
+ Linh động: Không quá nặng nề vào nguyên tắc, đổi thay nhiều cách.
+ Sinh động: Có khả năng gợi ra nhiều hình ảnh, nhiều dạng, nhiều vẻ khác nhau hợp với hiện thực của đời sống.
a, Thay từ: linh động = sinh động
+ Bàng quang: Bọc chứa nước tiểu.
+ Bàng quan: Kẻ đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi như không liên quan đến mình (Thái độ thờ ơ).
b, Thay từ: bàng quang = bàng quan
	+ Thủ tục: Những việc phải làm theo quy định.
	+ Hủ tục: Việc làm, phong tục đã lỗi thời.
c, Thay từ: thủ tục = hủ tục
 Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm, hiểu sai nghĩa của từ
Hoạt động 4 - Củng cố:
Cho HS nhắc lại một số lỗi hay mắc phải, nêu cách chữa.
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu1 : Dòng nào mắc lỗi về dùng từ?
A. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. 
B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. 
C. Tôi rất thích học môn Ngữ văn.	 
D. Đi học thật là vui, em rất thích đi học.
GDBVMT: Câu 2: Câu văn: “Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến thiên niên nổi giận” từ nào mắc lỗi lẫn lộn từ gần âm?
	A. Thiên niên. B. Ô nhiễm.
	C. Nghiêm trọng . D. Môi trường.
Câu 3: Lặp từ sẽ dẫn đến:
	A. Câu văn lủng củng, rườm rà. B. Làm cho câu văn hấp dẫn hơn.
	C. Câu văn sẽ cảm xúc hơn. D. Tạo biện pháp tu từ trong câu.
 Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Nhớ hai loại lỗi: lặp từ và lẫn lộn ngữ âm để có ý thức tránh mắc lỗi.
 - Tìm và lập bảng phân biệt nghĩa của các từ gần âm để dùng từ chính xác.
 - HS tự sửa một số lỗi sai mà em mắc phải.
- Chuẩn bị bài: “Chữa lỗi dùng từ”(tt).
Hướng dẫn soạn:
+ Thực hành chữa lỗi dùng từ.
+ Sưu tầm những lỗi thường mắc phải khi làm văn và cách chữa lỗi.
- Tiết 24 : Trả bài Tập làm văn số1.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................. 
: Ngày soạn: ....../10/2020
Tiết 28:	 Ngày dạy: ....../10/2020	
	 Tiếng Việt: CHỈ TỪ
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Khái niệm chỉ từ:
- Nghĩa khái quát của chỉ từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ:
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kĩ năng:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt.
3. Thái độ:
 - Có ý thức sử dụng chỉ từ hợp lí.
B. Chuẩn bị:
	- GV:Giáo án, sgk, 
	- HS: Tìm hiểu trước bài, soạn bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Ổn định lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động 3: 
 Giới thiệu bài mới:
Phân tích hai cụm danh từ: một ngày nọ; hai con trâu này
Từ này, nọ là từ loại gì? Chúng hoạt động ra sao trong câu. Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu.
 Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Nhận diện chỉ từ trong câu:
- GVtreo bảng phụ: ‘Ngày xưa có ông vua nọ đang cày ruộng”.
- Các từ in đậm trong những câu trên bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại nào đã hoc?
- Các từ in đậm có vai trò gì? Vị trí trong cụm danh từ?
- So sánh các từ và cụm từ sau, cách nói nào ưu điểm h
ơn? vì sao?( Thảo luận)
+ông vua/ ông vua nọ
+viên quan/ viên quan ấy
+làng/ làng kia
+nhà/ nhà nọ
- Thêm các từ: nọ, ấy, kia, nọ vào các danh từ trên có tác dụng gì?
- GV cho hs so sánh tiếp tục các cặp từ: 
+ viên quan ấy/hồi ấy
+ nhà nọ/ đêm nọ
- Hai cặp từ này có điểm gì giống nhau và điểm gì khác nhau?
- Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết chỉ từ là gì?
- GV ghi bảng.
Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu
- GV cho hs xem lại các ví dụ đã tìm hiểu ở phần 1
- Chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì trong câu?
- GV treo bảng phụ
- Tìm chỉ từ trong những câu trên?
?Xác định nhiệm vụ của 2 chỉ từ đó trong câu?
- Vậy chỉ từ ngoài việc làm phần phụ cho danh từ, nó còn có thể giữ chức vụ gì trong câu?
-Các từ: nọ, ấy, kia, nọ bổ sung ý nghĩa cho các danh từ: vua, viên quan, làng, nhà.
- Danh từ
- Trỏ sự vật trong không gian, nhằm tách sự vật này với sự vật khác. Đứng sau danh từ.
- Cách đầu: Thiếu xác định. - Cách sau:-Làm cho danh từ trở thành cụm danh từ, được xác định cụ thể hơn về vị trí trong không gian hoặc thời gian.
- Trỏ vào sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian.
-Giống: cùng xác định vị trí của sự vật khác: “viên quan ấy”, “nhà nọ”- định vị trí về không gian. “hồi ấy”, “đêm nọ” định vị trí về thời gian.
-HS đứng tại chỗ phát biểu.
- Làm phụ ngữ s2 ở sau trung tâm cụm danh từ.
-1hs đọc
-đó, đấy
-đó: chủ ngữ; 
-đấy: trạng ngữ
-Làm chủ ngữ, trạng ngữ.
-HS đọc ghi nhớ
I/ Chỉ từ là gì?
-Chỉ từ là những từ để chỉ trỏ vào sự vật, nhằm xác định 
vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.
II/ Hoạt động của chỉ từ trong câu:
-Làm phụ ngữ s2 ở sau trung tâm cụm danh từ.
-Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ghi nhớ 2: sgk/138
II/ Luyện tập:
	Câu 1: Tìm chỉ từ trong những câu sau, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy. (GV cho hs thảo luận nhóm)
	a. Hai thứ bánh ấy - Ý nghĩa: Định vị sự vật trong không gian
	 - Chức vụ ngữ pháp: làm phụ sau trong cụm danh từ.
 b. Đấy, đây - Ý nghĩa: Định vị sự vật trong không gian
	 - Chức vụ : Làm chủ ngữ
 c. Nay	 - Ý nghĩa: định vị sự vật trong thời gian
	 -Làm trạng ngữ
 d. Đó - Định vị sự vật trong thời gian
 - Làm trạng ngữ
Câu 2: Thay các cụm in đậm bằng những chỉ từ và giải thích:
	a. đến chân núi Sóc Sơn = đến đấy
	b. làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy
	Thay như vậy để tránh mắc lỗi dùng từ.
Câu 3: Trong đoạn văn trên không thay thế các chỉ từ được.Vì truyện dân gian khó xác định thời gian cụ thể.
	-Nhận xét về tác dụng của chỉ từ: chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người đọc, người nghe định vị được các sự vật, thời điểm trong chuỗi sự vật hay trong thời gian vô tận.(có tính tương đối, ước định)
Hoạt động4: Củng cố: 
Chỉ từ là gì? Chỉ từ giữ chức vụ gì trong câu?
Cho ví dụ về chỉ từ?
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ở nhà:
Tìm các chỉ từ trong một truyện dân gian đã học.
- Đặt câu có sử dụng chỉ từ.
- Học thuộc 2 ghi nhớ, làm các bài tập còn
- Chuẩn bị bài: “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”
Rút kinh nghiệm:
 ....................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc