Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

A.Mục tiêu :

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích,

 - Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dan gian đã học.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, năng lực so sánh, cảm nhận

3. Phẩm chất:

- Có thái độ học tập đúng đắn, yêu mến văn học dân gian

B. Chuẩn bị:

1. GV: Giáo án, sgk.

2. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk .

 

doc 7 trang tuelam477 3370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: ./ 10/ 2020 	Ngày giảng: ., ../10/2020
PPCT Tiết: 29, 30 – Bài: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
 - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
 - Đăc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
 - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, năng lực lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
3. Phẩm chất 
- Biết sử dụng ngôi kể hợp lí theo mục đích giao tiếp.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung bài học
GV dẫn dắt bài học
Ngôi kể là một vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện khi người kể xưng “ tôi”, thì đó là kể theo ngôi thứ nhất. Khi người kể dấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người kể thì gọi là kể theo ngôi thứ ba
Hoạt động 1 : Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
- GV dẫn dắt để HS hiểu ngôi kể là gì?
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Có 2 ngôi kể , ngôi thứ 3 và ngôi thứ 1.
- HS đọc đoạn văn 1.	
 Người kể gọi nhân vật bằng cách nào?
- Khi dùng ngôi kể như trên thì tác giả có thể làm gì? 
- Khi ấy tác giả ở đâu?
- Người kể đã dùng ngôi kể nào?
- Dấu hiệu nào để nhận ra ngôi kể thứ 3?
- Gọi nhân vật = tên gọi của chúng.
à GV chốt: Khi kể chuyện theo ngôi thứ 3 người kể giấu mình đi , nhân vật được gọi bằng tên của chúng.
- HS đọc đoạn văn 2.
 Người kể xưng gì? Ngôi kể thứ mấy ?
à Nhân vật xưng hô tôi là tác giả thay Dế Mèn.Kể theo ngôi thứ nhất
- Kể theo ngôi thứ nhất người kể có thể làm được những điều gì?
àGV chốt: kể theo ngôi thứ nhất người kể xưng tôi, trực tiếp kể ra những điều mình nghe, trải qua, trực tiếp nêu cảm tưởng ý nghĩ ...
- Trong 2 ngôi kể trên ngôi kể nào tự do không hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ kể những gì mình đã biết và trải qua ?
- Khi kể chuyện người kể có phải bắt buộc lựa chọn ngôi kể không?
- Mỗi ngôi có ưu nhược điểm gì?
- Thay đổi ngôi kể đ1,đoạn 2 và nhận xét ?
à Đoạn 2 có thể thay đổi ngôi kể được ( vì mọi sự cảm nhận vẫn là của Dế Mèn).
Đoạn 1 không nên thay đổi ngôi kể vì nếu thay đổi thì phải cấu tạo lại đoạn văn mạch kể ban đầu. Người kể phải thêm bớt mới phù hợp.
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự :
1. Các ngôi kể thường gặp trong văn tự sự.
 a. Ngôi kể thứ 3.
 * Đoạn văn SGK
 * Nhận xét
- Người kể gọi tên nhân vật = chính tên của nhân vật ( vua, thằng bé, hai cha con).
- Tác giả ( người kể) có thể giấu mình đi như không có mặt.
- Người kể dùng ngôi kể thứ 3.
b. Ngôi kể thứ I.
 * Đoạn văn.
 * Nhận xét
- Người kể là Dế Mèn xưng tôi.
Người kể theo ngôi thứ 1.
- Kể theo ngôi thứ nhất người kể có thể kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
2. Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
Ngôi kể thứ 3: Người kể được tự do, không hạn chế.có điểm mạnh là tính khách quan còn điểm yếu là tính chủ quan
Ngôi kể thứ 1: Người kể chỉ kể những gì mình biết và trải qua.Có điểm mạnh là chủ quan. Điểm yếu là khách quan.
- Người kể tự do lựa chọn ngôi kể.
*Ghi nhớ ( sgk
Tiết 2: *Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1(Tổ 1.)
Đọc và nêu yêu cầu.
- Thay đổi ngôi kể I sang ngôi kể III. Ngôi kể thứ 3 mang lại điều gì mới cho đoạn văn hãy so sánh.
Bài 2 (Tổ 2)
- Y/c học sinh đọc và nêu y/c bt
 - Thay đổi ngôi kể thứ 3 sang ngôi kể 1.Ngôi kể mới có sắc thái ntn?
à GV nhận xét, chốt ý.
Bài 3(Tổ 3)
- Cây bút thần được kể theo ngôi kể nào? Vì sao?
à GV nhận xét, chốt ý.
Bài 4( Tổ 4)
- Vì sao truyện cổ tích hay được kể theo ngôi thứ 3.
à GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc, thực hiện yêu cầu
- HS thực hiện yêu cầu bt.
- HS đọc, thực hiện yêu cầu
- HS đọc, thực hiện yêu cầu
- HS đọc, thực hiện yêu cầu
II. Luyện tập
 Bài 1
- Từ Tôi được thay = từ “Mèn” hoặc Dế Mèn.
Đoạn văn kể = ngôi 3 mang nhiều tính khách quan hơn ( đoạn cũ nhiều tính chủ quan hơn) sự việc như là đang xẩy ra , hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc.
Bài 2:
+ Thay từ Thanh, chàng bằng từ “Tôi”
+ Ngôi kể 1 tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn.
Bài 3:
- Cây bút thần được kể theo ngôi thứ 3 vì không có nhân vật nào xưng tôi.
Bài 4:
- Vì kể theo ngôi thứ 3 thì nó giữ được không khí truyền thuyết, cổ tích hơn. Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truỵên.
 4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- HS đọc bài đọc thêm.
- Nhắc lại đặc điểm của ngôi kể thứ I và thứ 3.
 5. Dặn dò:
- Xem lại bài học. Học thuộc ghi nhớ.
- Tập kể chuyện bằng ngôi kể thứ nhất.
- Đọc và soạn bài: Ôn tập truyện cổ tích, truyền thuyết
(Văn bản)
Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: ....,..../10/2020	Ngày dạy:.....,...../10/2020
PPCT Tiết:31,32 – Bài: ÔN TẬP TRUYỆN CỔ TÍCH, TRUYỀN THUYẾT
A.Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích,
 - Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dan gian đã học.
2. Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, năng lực so sánh, cảm nhận
3. Phẩm chất:
- Có thái độ học tập đúng đắn, yêu mến văn học dân gian 
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Giáo án, sgk.
2. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk . 
TIẾT 1
C. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới : 
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV:
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 : Ôn lại định nghĩa các loại truyện dân gian. 
Em đã được học những thể loại truyện dân gian nào ?
- HS thảo luận nhóm (Thời gian: 3')
- GV giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Thế nào là truyền thuyết ? kể tên các truyền thuyết đã học ?
+ Nhóm 2: Thế nào là truyện cổ tích ? Kể tên các truyền thuyết em đã học ?
- HS: Các nhóm thảo luận ->Đại diện nhóm trình bày->Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Các đặc điểm truyện dân gian đã học:
- HS hoạt động nhóm ( 7’ )
- GV giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết ?
+ Nhóm 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích ?
- HS: Đại diện nhóm trình bày->Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ 
I. Định nghĩa các thể loại truyện dân gian. 
- Truyện truyền thuyết:
- Truyện cổ tích
- Chốt nội dung chính.
II. Các đặc điểm truyện dân gian đã học:
Truyền thuyết
Cổ tích
Kể về nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ .( Lê Lợi, Đánh giặc Minh )
Kể về cuộc đời và số phận 1 số kiểu nhận vật quen thuộc( mồ côi, xấu xí )
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . 
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .
Có cơ sở cốt lõi là sự thật lịch sử
Người kể, người nghe tin câu chuyện như có thật . 
Người kể,người nghe không tin là có thật. 
Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử . 
Ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 3: Sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích. 
- GV cho hai dãy lớp thảo luận theo nhóm bàn (Thời gian: 7')
- GV giao nhiệm vụ:
+ Dãy 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích ?
- HS: Các nhóm thảo luận-> Đại diện các nhóm trình bày-> Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ.
 Hãy minh họa sự giống và khác nhau đó bằng các câu chuyện đã học ? 
III. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích.
1. Truyền thuyết và cổ tích:
a. Giống nhau .
- Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
- Các chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường. 
b. Khác nhau : 
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Thường được tin là có thực. 
- Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật nhất định, thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và các ác. Thường được coi là không có thực
TIẾT 2:*Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Kể một số truyện dân gian đã học. 
Giọng to, rõ ràng, có thể kết hợp với cách kể chuyện đã học để kể hoặc kể chuyện sáng tạo.
Kể trước nhóm.
Kể trước lớp.
- Học sinh sắm vai nhân vật trong hai truyện cười đã học để trình bày trước tập thể lớp
Mỗi tổ thể hiện lớp kịch ngắn .
- Hãy vẽ 1 bức tranh minh họa 1 truyện dân gian đã học ?
IV. Luyện tập
 1. Kể lại một số truyện dân gian đã học.
4. Củng cố :
- GV hệ thống kiến thức qua 2 giờ ôn tập.
- Nắm được đặc điểm tiêu biểu của 2 thể loại truyện đã học.
5. Dặn dò: 
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về truyện dân gian đã học.
- Đọc lại các truyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập Tiếng Việt, Tập làm văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc