Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 15: Cấu tạo trong của thân non - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 15: Cấu tạo trong của thân non - Năm học 2019-2020

I.Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được điểm khác nhau giữa thân non va miền hút của rễ.

- Nêu được chức năng của các bộ phận của thân non.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây.

4. Nội dung trọng tâm của bài:

- Học sinh nêu được điểm khác nhau giữa thân non va miền hút của rễ.

- Nêu được chức năng của các bộ phận của thân non.

5. Định hướng phát triển năng lực.

5.1. Năng lực chung.

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy: Có khả năng đặt câu hỏi liên quan về các cấu tạo trong của thân non.

- Năng lực giao tiếp: Biết diễn đạt ý kiến của mình một cách tự tin, lắng nghe ý kiến các bạn trong nhóm.

- Năng lực hợp tác: hợp tác các thành viên trong nhóm để phân chia được các loại rễ biến dạng, phân biệt được đặc điểm các loại rễ biến dạng.

- Năng lực sử dụng dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, thuyết trình trước tập thể lớp.

5.2. Năng lực chuyên biệt.

- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học: K1: Trình bày được kiến thức về chúc năng các bộ phận của thân non.

- Nhóm NLTP về nghiên cứu khoa học: + N7: Truyền đạt kết quả và những ý tưởng rõ ràng, có hiệu quả.

 

docx 4 trang tuelam477 3140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 15: Cấu tạo trong của thân non - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	30/09/2019	Ngày dạy: 08/10/2019	 Tiết KHDH:14	
CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I.Mục tiêu: 
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức: 
- Học sinh nêu được điểm khác nhau giữa thân non va miền hút của rễ.
- Nêu được chức năng của các bộ phận của thân non.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây.
4. Nội dung trọng tâm của bài:
- Học sinh nêu được điểm khác nhau giữa thân non va miền hút của rễ.
- Nêu được chức năng của các bộ phận của thân non.
5. Định hướng phát triển năng lực.
5.1. Năng lực chung.
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy: Có khả năng đặt câu hỏi liên quan về các cấu tạo trong của thân non. 
- Năng lực giao tiếp: Biết diễn đạt ý kiến của mình một cách tự tin, lắng nghe ý kiến các bạn trong nhóm.
- Năng lực hợp tác: hợp tác các thành viên trong nhóm để phân chia được các loại rễ biến dạng, phân biệt được đặc điểm các loại rễ biến dạng.
- Năng lực sử dụng dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, thuyết trình trước tập thể lớp.
5.2. Năng lực chuyên biệt.
- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học: K1: Trình bày được kiến thức về chúc năng các bộ phận của thân non.
- Nhóm NLTP về nghiên cứu khoa học: + N7: Truyền đạt kết quả và những ý tưởng rõ ràng, có hiệu quả.
II. Phương tiện dạy- học :
- Chuẩn bị của giáo viên:Mô hình thân.
- Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ, kẻ bảng cấu tạo trong và chức năng của thân non vào vở bài tập.
III. Phương pháp dạy- học :
1. Phương pháp dạy- học 
- Phương pháp dạy học nhóm; Phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp đặt vấn đề.
2. Kỹ thuật dạy- học
- Kỹ thuật động nóo; tia chớp; Kỹ thuật xyz; Kỹ thuật chia nhúm; Kỹ thuật giao nhiệm vụ; Thu nhận thụng tin phản hồi.
IV. Tiến trình dạy- học
* Ổn định lớp (1p) Kiểm tra sỉ số học sinh
* Bài cũ: (5p) Thân dài ra là do đâu? Vì sao khi trồng cây cà phê trước khi cây ra hoa tạo quả người ta thường ngắt ngọn cho cây.
A. Khởi động (2p)
*Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
- Mục tiêu: HS hứng thú tiếp nhận vấn đề học tập.
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy- học: Đặt vấn đề/ Tia chớp.
- Phương tiện dạy- học: Câu hỏi
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Nội dung hoạt động:
GV: Yêu cầu hs xác định phần thân non của cây. Thân non có màu gì? Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn ở thân và ngọn cành. Thân non thường có màu xanh lục. Thân non có cấu tạo như thế nào ? Bài mới.
B. Hình thành kiến thức và luyện tập
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non (25p)
- Mục tiêu: Nêu được chức năng của các bộ phận của thân non.
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy- học: - Phương pháp dạy học nhóm; giải quyết vấn đề/ Kỹ thuật xyz; Kỹ thuật chia nhóm; Kỹ thuật giao nhiệm vụ; Thu nhận thông tin phản hồi.
- Phương tiện dạy- học: sgk, mô hình
- Sản phẩm: Nội dung phần kết luận.
- Nội dung hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Vấn đề 1: Xác định các bộ phận của thân non.
- GV cho HS quan sát H.15.1 Sgk, hoạt động cá nhân (Giáo viên treo tranh phóng to).
GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non.
- GV nhận xét và chuyển sang vấn đề 2.
* Vấn đề 2: Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của mạch rây và mạch gỗ ở thân non.
Yêu cầu thảo luận nhóm 3 phút hoàn thành.
Giáo viên đưa đáp án đúng:
- Bó mạch:
 + Mạch rây: Vận chuyển chất hữu cơ.
 + Mạch gỗ: Vận chuyển muối khoáng và nước.
Hs quan sát H.15.1, đọc chú thích xác định cấu tạo chi tiết 1 phần của thân non.
Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu nêu được:
 Thân gồm 2 phần: Vỏ ( gồm: Biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (mạch và ruột non).
Hs lên chỉ tranh.
Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến 
Đại diện 1 vài nhóm nhóm trình bày kết qủa.
Nhóm khác nghe và theo dõi bảng rồi bổ sung.
-HS theo dõi, sửa lỗi còn chưa đúng với đáp án của GV.
* Kết luận 1: Nội dung trong bảng đã hoàn thành.
Các bộ phận
Chức năng
Vỏ
Biểu bì
- Bảo vệ bộ phận bên trong
Thịt vỏ
- Dự trữ.
- Tham gia quang hợp.
Trụ giữa
Bó mạch
Vận chuyển chất hữu cơ	
Vận chuyển nước và muối khoáng
Ruột
Chứa chất dự trữ.
Hoạt động 3:So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ (10p)
- Mục tiêu: Học sinh nêu được điểm khác nhau giữa thân non va miền hút của rễ.
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy- học: - Phương pháp dạy học nhóm; giải quyết vấn đề/ Kỹ thuật xyz; Kỹ thuật chia nhóm; Kỹ thuật giao nhiệm vụ; Thu nhận thông tin phản hồi.
- Phương tiện dạy- học: sgk,
- Sản phẩm: Nội dung phần kết luận.
- Nội dung hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho hs quan sát H.15.2 và 10.1 lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong Sgk tr.50.
- Giáo viên gợi ý: Thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? Vị trí của bó mạch.
- GV cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn( Sgv) để đối chiếu phần vừa trình bày bổ sung, tìm xem có bao nhiêu nhóm đúng hoàn toàn. Giáo viên có thể cho điểm 1 nhóm.
- GV + Khi ta bóc vỏ cây thì đồng thời ta bóc luôn mạch rây.
+ Khi cây trưởng thành cấu tạo trong của thân thay đổi.
- HS lên chỉ tranh, hs khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm theo 2 nội dung:
+ Tìm đặc điểm giống nhau đều có các bộ phận.
+ Tìm đặc điểm khác nhau: Vị trí bó mạch.
- Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs đối chiếu với bài làm của mình.
* Kết luận 2: So sánh cấu tạo trong của rễ (miền hút) và thân non:
	1. Điểm giống:
	- Đều có cấu tạo từ tế bào
	- Đều có các bộ phận là vỏ ở ngoài và trụ giữa ở trong:
	+ Vỏ có biểu bì và thịt vỏ.
	+ Trụ giữa có bó mạch và ruột.
	2. Điểm khác:
Rễ ( Miền hút)
Thân non
- Biểu bì có lông hút
- Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ.
- Biểu bì không có lông hút
- Mạc rây nằm ở ngoài, mạch gỗ nằm ở trong.
C. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng.(4p)
1. Củng cố, mở rộng (3p) 
- Mục tiêu: biết được mức độ kiến thức hs .
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy- học: giải quyết vấn đề/.thu nhận thông tin phản hồi
- Phương tiện dạy- học: Câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của hs
- Nội dung hoạt động: 
+ Học sinh đọc kết luận cuối bài.
? Nêu các bộ phận của thân non.
2. Hướng dẫn học ở nhà (1p)
- Học bài, làm bài tập. Học thuộc mục:"Điều em nên biết"
- Chuẩn bị giờ sau: mỗi em chuẩn bị 1 cành cây râm bụt, dao nhỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_15_cau_tao_trong_cua_than_non_nam.docx