Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 25: Vi khuẩn

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 25: Vi khuẩn

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mô tả được hình dạng và cấu tạo vi khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên

-Phân biệt được virus và vi khuẩn.

- Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng tránh.

- Vận dụng những hiểu biết về vi khuẩn để giải thích được một số hiện tượng thực tiễn: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không nên ăn thức ăn ôi thiu.

 2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và của nhóm khi tìm hiểu về khuẩn;

+ Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về vi khuẩn, các bệnh do vi khuẩn gây ra và biện pháp phòng chống;

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các vấn đề trong học tập và thực tiễn.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của vi khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên; Phân biệt được virus và vi khuẩn; Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống;

+ Tìm hiểu tự nhiên: Tim kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do vi khuẩn gây ra; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến vế bệnh do vi khuẩn;

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không nên ăn thức ăn ôi thiu, cách bảo quản thực phẩm đã chế biến và thực phẩm tươi sống.

3. Phẩm chất

- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đổng thông qua hiểu biết về bệnh do vi khuẩn.

 

docx 14 trang Hà Thu 30/05/2022 2820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 25: Vi khuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 25: VI KHUẨN
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả được hình dạng và cấu tạo vi khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên
-Phân biệt được virus và vi khuẩn.
- Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng tránh.
- Vận dụng những hiểu biết về vi khuẩn để giải thích được một số hiện tượng thực tiễn: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không nên ăn thức ăn ôi thiu.
 2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và của nhóm khi tìm hiểu về khuẩn;
+ Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về vi khuẩn, các bệnh do vi khuẩn gây ra và biện pháp phòng chống;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các vấn đề trong học tập và thực tiễn.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của vi khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên; Phân biệt được virus và vi khuẩn; Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống;
+ Tìm hiểu tự nhiên: Tim kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do vi khuẩn gây ra; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến vế bệnh do vi khuẩn;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không nên ăn thức ăn ôi thiu, cách bảo quản thực phẩm đã chế biến và thực phẩm tươi sống.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đổng thông qua hiểu biết về bệnh do vi khuẩn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Clip(ghép ảnh) giới thiệu về các loại vi khuẩn.
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
Nhóm .
Bệnh do vi khuẩn
Tác hại của bệnh
Phiếu học tập số 2
Nhóm .
Tế bào
Hình vẽ(chú thích cấu tạo)
Đặc điểm phân biệt
(hình dạng, kích thước, cấu tạo)
Liên cầu khuẩn
Xoắn khuẩn
Trực khuẩn
Tụ cầu khuẩn
Phiếu học tập số 3
Nhóm .
Tên bệnh
Tác nhân gây bệnh
Biểu hiện bệnh
Phiếu học tập số 4
Nhóm .
Bệnh do vi khuẩn
Bệnh do vi virut
 III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”
Mục tiêu: tạo cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về Vi khuẩn nhằm tăng tính tích cực, chủ động cho HS tiếp thu bài mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem clip giới thiệu về số liệu về một số tác hại và bệnh do vi khuẩn gây ra, Hs xem clip và hoàn thành nội dung phiếu học tập
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát clip để trả lời câu hỏi. Kết thúc clip sẽ kết thúc trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình ảnh trong clip để đưa ra nhận định nhanh về những bệnh do vi khuẩn gây ra, tác hại như thế nào trong cuộc sống? 
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi kết thúc clip
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1
- Thu phiếu học tập của các nhóm
- Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về tác hại của vi khuẩn. Bài học hôm nay chúng ra sẽ làm rõ vấn đề trên
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Tiết 1: Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của vi khuẩn
Mục tiêu: 
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo vi khuẩn.
 - Quan sát và vẽ được hình ảnh vi khuẩn. Nhận biết được một số loại vi khuẩn khác từ tiêu bản mẫu.
- Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn.
Năng lực chung:
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
Phẩm chất chăm chỉ ham học:
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 25.1, em có nhận xét gì về hình dạng của các loại vi khuẩn. Lấy ví dụ
Tìm hiểu thông tin về sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên. Em có nhận xét gì về môi trường sống của vi khuẩn? Lấy ví dụ
Quan sát hình 25.2, em hãy xác định các thành phần cấu tạo vi khuẩn bằng cách chú thích các phần được đánh dấu từ (1) -> (4) 
Hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2 -> Sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo của vi khuẩn và virut?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành nội dung, hoàn thành phiếu học tập số 2 và nêu được sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo của vi khuẩn và virut. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 2 và nêu được sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo của vi khuẩn và virut.
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung, phân tích:
Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que (trực khuẩn lị, trực khuẩn đường ruột), hình cẩu (tụ cẩu khuẩn, liên cẩu khuẩn) và hình xoắn (xoắn khuẩn); một số vi khuẩn có hình dấu phẩy (phẩy khuẩn tả).
Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi như: trong thức ăn ôi thiu, quần áo bẩn, vật dụng trong gia đình, trên cơ thể người,...
Vi khuẩn trong tự nhiên phân bố ở các môi trường khác nhau như: đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật, trong lòng đất,...
 Màng tế bào
 Chất tế bào
 Vùng nhân
 Thành tê' bào
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về đặc điểm của vi khuẩn
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về Vi khuẩn.
à - Đa số Vi khuẩn có hình que (trực khuẩn lị) hình cầu (tụ cầu khuẩn), hình xoắn ( xoắn khuẩn giang mai), hình dấu phẩy ( phẩy tả khuẩn)..
 - Cấu tạo Vi khuẩn gồm các thành phần: Thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân. Một số tế bào còn có thể có lông bơi hoặc roi bơi để di chuyển 
- Kết luận về đặc điểm của vi khuẩn
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người. 
Mục tiêu: 
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus và vi khuẩn trong thực tiễn.
Năng lực chung:
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
Phẩm chất chăm chỉ ham học:
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
Nội dung: GV cho học sinh hoạt động theo nhóm kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện các bước đưa giả thuyết và phương án giải quyết vấn đề.
Sản phẩm: Bài thuyết trình PP 
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Thảo luận theo nhóm, xác định:
Nhóm 1+ 2: Quan sát hình 25.3, em hãy nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
Nhóm 3+ 4: Nêu vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm ở hình 25.4. Kể tên một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn.
Thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn: Đề xuất một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình. 
- Nhận nhiệm vụ, xây dựng bài thuyết trình trên pp
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV phân tích: 
Trong tự nhiên, vi khuẩn tham gia vào quá trình phân huỷ xác sinh vật chết, là một mắt xích trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên.
Vi khuẩn lên men một số thực phẩm như: rau, củ, quả, thịt, cá,..
Ứng dụng vi khuẩn trong thực tiễn: chế biến thức ăn, làm sữa chua,...
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
GV đưa ra các tiêu chí đánh giá trong rubric cho các nhóm.
Các nhóm sẽ thực hiện báo cáo theo kế hoạch đã thực hiện, được công bố dưới dạng bài trình diễn PowerPoint Các sản phẩm vật chất kèm theo là những video, tập san, tiểu phẩm 
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về lợi ích của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người.
à Trong tự nhiên, vi khuẩn tham gia vào phân hủy xác sinh vật và chất thải làm sạch môi trường. Trong thực tiễn, vi khuẩn có vai trò trong chế biến thực phẩm.
- Kết luận về lợi ích của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người.
- Ghi kết luận vào vở
Rubric đánh giá sản phẩm của các nhóm 
Nhóm
Tiêu chí đánh giá
Mức độ đánh giá
Điểm
Mức 1(0.4)
Mức 2(0.7)
Mức 3(1.0)
Liệt kê các vai trò của vi khuẩn
(4 điểm)
Nêu được 1 loại vai trò: có lợi/ có hại.
Nêu được 2 loại vai trò có lợi và có hại
Nêu được 3 loại trở lên vai trò có lợi và có hại
Dựa vào hình thức sản phẩm(3 điểm)
Nộp bài không đúng hạn, Trình bày sơ sài, không minh chứng cụ thể
Nộp bài đúng hạn
Bài báo cáo có hình ảnh , có dẫn chứng cụ thể
Nộp bài đúng hạn
Bài báo cáo đầy đủ , chi tiết, rõ ràng , trình bày lôi cuốn
Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm(3 điểm)
Chưa tích cực Còn lo ra , mất trật tự
Tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp
Tham gia tốt các hoạt động của lớp Có những ý kiến hay, độc đáo
Tổng điểm:
Nhận xét:
Nhóm 1,2 đánh giá nhóm 3,4 và ngược lại 
Tiết 2 
Hoạt động 4.Tìm hiểu một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng tránh.
a.Mục tiêu: 
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do vi khuẩn gây ra.
Năng lực chung:
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
Phẩm chất chăm chỉ ham học:
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
b.Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy trực quan kết hợp dạỵ học hợp tác theo nhóm nhỏ, yêu cẩu HS tìm hiểu về bệnh do vi khuẩn gây ra
c.Sản phẩm: Phiếu học tập
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Học sinh quan sát hình 25.5, 25.6, hoàn thành phiếu học tập số 3.
2.Theo em bệnh do vi khuẩn gây ra có thể lây truyền theo con đường nào? Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra.
Thảo luận cặp đôi: Từ các con đường lây bệnh, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy. 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời học sinh lên bảng trình bày kết quả phiếu học tập số 3.
Tên bệnh
Tác nhân gây bệnh
Biểu hiện bệnh
Bệnh tiêu chảy
Trực khuẩn đường ruột
Buốn nôn, nôn, đau bụng, đau đẩu, tiêu chảy.
Bệnh lao phổi
Vi khuẩn lao
Ho ra máu, sốt, tức ngực, mệt mỏi, sút cân.
Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên phân tích: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống là chủ yếu. Chúng có thể lây nhiễm thông qua việc sử dụng thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh; qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn gâỵ bệnh; qua đường không khí (hô hấp);...
- Một số biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra:
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi;
+ Chú ý đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc khi đi vào nơi có cảnh báo vùng dịch, tránh tiếp xúc gần với người khác.
+ Tăng cường bồi bổ cơ thể để tăng sức đề kháng.
+ Sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng cách để đạt hiệu quả.
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng tránhà Một số vi khuẩn gây bệnh cho người, động vật, thực vật; một số vi khuẩn làm hư hỏng thực phẩm, làm thức ăn bị ôi thiu.
Biện pháp phòng chống bệnh di vi khuẩn: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo quản thực phẩm đúng cách,..
- Kết luận về một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng tránh
- Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 5: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK
b. Nội dung: Hs làm phiếu học tập để phân biệt bệnh nào do vi khuẩn, bệnh nào di virut -> Biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm 4 bạn:
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Phân biệt bệnh nào do vi khuẩn, bệnh nào vi virut ? Liên hệ đến Covid 19
+ Nêu biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Làm phiếu học tập
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm treo phiếu học tập lên bảng. GV đánh giá 1 số nhóm.
+ Giáo viên phân tích:
Câu 1: Vi khuẩn là cơ thể sống được cấu tạo nên từ tế bào, có thể tự tồn tại mà không cần đến tế bào vật chủ
Virus không phải là cơ thể sống, nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần, tồn tại được nhờ phải kí sinh nội bào vật chủ nếu không sẽ trở thành vật không sống
2. Bệnh do vi khuẩn: bệnh lị, bệnh viêm da, bệnh than, bệnh lao phổi, 
Bệnh do virus: bệnh thủy đậu, bệnh dại, bệnh viêm gan B, bệnh zona thần kinh, bệnh quai bị, bệnh sốt xuất huyết, bệnh Covid-19
3. Lợi ích của vi khuẩn: vi khuẩn tham gia vào quá trình phân hủy các sinh vật và chất thải hữu cơ làm sạch môi trường; đóng vai trò trong chế biến một số loại thực phẩm
Ví dụ: làm sữa chua, làm rượu, làm muối chua, làm phân bón,...
 Tác hại của vi khuẩn: gây bệnh cho người, động vật, thực vật; làm hỏng thực phẩm
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết: 
+ Đánh giá được nhóm nào phân biệt được vi khuẩn, virut-> Biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy:
. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi.
. Sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng cách để đạt hiệu quả.
. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Khen ngợi học sinh
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 6: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Vận dụng những hiểu biết về vi khuẩn để giải thích được một số hiện tượng thực tiễn: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không nên ăn thức ăn ôi thiu.
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập, tiết sau nộp lại cho GV
Câu hỏi:
1. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu trong đất không có vi khuẩn?
2. Bác sĩ khuyên chúng ta nên “ăn chín uống sôi” để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên. Em hãy giải thích vì sao bác sĩ lại khuyên như vậy
3. Khi trời trở lạnh đột ngột, em bị ho, mẹ đưa em đi khám bác sĩ. Bác sĩ kê cho em một đơn thuốc kháng sinh và dặn em phải uống đủ liều. Em hãy tìm hiểu và giải thích xem tại sao bác sĩ lại dặn dò như vậy.
4. Hãy giải thích: vì sao dưa cà ngâm trong nước muối sau đó vài ngày hóa chua?
5. Các thức ăn để lâu ngày thì bị ôi thiu, vì sao? Muốn thức ăn không ôi thiu thì phải làm như thế nào?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
Trong đất không có vi khuẩn thì xác sinh vật sẽ không bị phân huỷ, chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên sẽ không thể xảy ra., .
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_25_vi.docx