Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 25: Vi khuẩn (Bản hay)

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 25: Vi khuẩn (Bản hay)

1. Kiến thức:

- Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo vi khuẩn.

- Quan sát và vẽ được hình ảnh vi khuẩn. Nhận biết được một số loại vi khuẩn khác từ tiêu bản mẫu.

- Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào).

- Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn.

- Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do vi khuẩn gây ra.

- Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus và vi khuẩn trong thực tiễn.

- Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu; biết cách làm sữa chua, .)

2. Năng lực:

- Năng lực hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp,

đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống học tập , giải quyết tình huống.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ:

+ Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

+ Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

-Trách nhiệm: Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.

- Trung thực trong học tập.

 

docx 12 trang Hà Thu 4380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 25: Vi khuẩn (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 25. VI KHUẨN
tiết)
Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo vi khuẩn.
 Quan sát và vẽ được hình ảnh vi khuẩn. Nhận biết được một số loại vi khuẩn khác từ tiêu bản mẫu.
- Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào).
- Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn.
- Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus và vi khuẩn trong thực tiễn.
- Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu; biết cách làm sữa chua, ...)
2. Năng lực:
- Năng lực hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, 
đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống học tập , giải quyết tình huống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ:
+ Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
+ Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
-Trách nhiệm: Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.
- Trung thực trong học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Video về vi khuẩn
Máy chiếu, file hình ảnh
Phiếu học tập
Kính hiển vi, bộ dụng cụ thực hành sinh học 6
Giấy, bút chì màu
Tiến trình dạy học
 Bài 25 . Vi khuẩn ( Tiết 1 ) 
A. Khởi động. ( 3 phút )
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò của học sinh về vi khuẩn.
b. Nội dung: Giới thiệu khái quát nội dung học tập.
c. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên chiếu video về vi khuẩn liên cầu lợn gây bệnh ở người.
Từ đó gợi sự tò mò của học sinh về cấu tạo, tác hại cũng như lợi ích của vi khuẩn trong cuộc sống.
Vi khuẩn là gì? Vi khuẩn có cấu tạo như thế nào? Vi khuẩn có vai trò gì với tự nhiên và con người?
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động: Tìm hiểu Đặc điểm của vi khuẩn ( 25 phút )
Mục tiêu: 
Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo vi khuẩn.
- Quan sát và vẽ được hình ảnh vi khuẩn. Nhận biết được một số loại vi khuẩn khác từ tiêu bản mẫu.
 - Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào).
 - Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn.
 - Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống
 - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung kiến thức trọng tâm
1.GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm, quan sát hình 25.1 hoàn thành phiếu học tập 25.1 trong 5 phút.
Quan sát hình 25.2, em hãy xác định các thành phần cấu tạo vi khuẩn bằng cách chú thích các phần được đánh dấu từ (1) -> (4) 
Sau đó:
+ Nhận xét hình dạng của các loại vi khuẩn. Lấy ví dụ?
+ Nhận xét môi trường sống của vi khuẩn? Cho ví dụ?
+ Cấu tạo vi khuẩn?
-GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm hoàn thành phiếu bài tập.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.Giáo viên đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu thông qua: Bảng kiểm tra – đánh giá các hoạt động.
- Hs nhận nhiệm vụ:
+ Quan sát hình ảnh mẫu vật trên máy chiếu.
+ Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
-Các nhóm: Nhận xét hình dạng, môi trường sống của các loại vi khuẩn.
-Đánh giá đồng đẳng qua thực hiện nhiệm vụ học tập qua quan sát và sản phẩm học tập.
àTừ đó học sinh rút ra kết luận.
1.Đặc điểm của vi khuẩn
- Đa số Vi khuẩn có hình que (trực khuẩn lị) hình cầu (tụ cầu khuẩn), hình xoắn ( xoắn khuẩn giang mai), hình dấu phẩy ( phẩy tả khuẩn)..
- Cấu tạo Vi khuẩn gồm các thành phần: Thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân. Một số tế bào còn có thể có lông bơi hoặc roi bơi để di chuyển 
PHIẾU HỌC TẬP HĐ 25.1
Tế bào
Hình vẽ(chú thích cấu tạo)
Đặc điểm phân biệt
(hình dạng, kích thước, cấu tạo)
Liên cầu khuẩn
Xoắn khuẩn
Trực khuẩn
Tụ cầu khuẩn
BẢNG KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 
MỤC TIÊU
CÁC TIÊU CHÍ
Có
Không
Tìm hiểu tự nhiên
- Quan sát và nêu được cấu tạo vi khuẩn.
- Nhận diện được 4 hình dạng của vi khuẩn.
- Chú thích được các bộ phận của vi khuẩn.
- Kể ra được các vi khuẩn có lợi, có hại thường gặp .
- Thực hiện được các thao tác thực hành.
NL giao tiếp và hợp tác
- Phối hợp hiệu quả trong làm việc nhóm.
Phẩm chất, trung thực, trách nhiệm chăm chỉ
- Thực hiện phiếu học tập của nhóm
Luyện tập ( 10 phút )
Phân biệt virus và vi khuẩn
Trả lời: Phân biệt vi khuẩn và virus
Vi khuẩn là cơ thể sống được cấu tạo nên từ tế bào, có thể tự tồn tại mà không cần đến tế bào vật chủ
Virus không phải là cơ thể sống, nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần, tồn tại được nhờ phải kí sinh nội bào vật chủ nếu không sẽ trở thành vật không sống
Trong các bệnh: bệnh lị, bệnh thủy đậu, bệnh viêm da, bệnh dại, bệnh than, bệnh viêm gan B, bệnh lao phỏi, bệnh zona thần kinh, bệnh quai bị, bệnh sốt xuất huyết, bệnh Covid - 19 ở người, bệnh nào do virus, bệnh nào do vi khuẩn gây nên?
Trả lời:
Bệnh do vi khuẩn: bệnh lị, bệnh viêm da, bệnh than, bệnh lao phổi, 
Bệnh do virus: bệnh thủy đậu, bệnh dại, bệnh viêm gan B, bệnh zona thần kinh, bệnh quai bị, bệnh sốt xuất huyết, bệnh Covid-19
Chuyển giao nhiệm vụ học tập ( 7 phút )
Giáo viên: Hướng dẫn HS chuẩn bị
Chia nhóm, Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6-8 học sinh.
+ Học sinh: Chuẩn bị và xây dựng báo cáo thời gian chuẩn bị ( trước khi lên lớp, thực hiện ngoài lớp học)
+ Poster
+ Bài thuyết trình (4-5 phút)
Nhóm 1-2 : Tìm hiểu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và trong thực tiễn.
+ Quan sát hình 25.3, em hãy nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên
+ Nêu vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm ở hình 25.4. Kể tên một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn
Nhóm 3-4: Tìm hiểu các bệnh do vi khuẩn gây ra và cách phòng bệnh. Đề xuất phương án bảo quản đồ ăn trong gia đình tránh nhiếm vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
+ Hãy đề xuất một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình
+ Quan sát hình 25.5, 25.6 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
+ Theo em bệnh do vi khuẩn gây ra có thể lây truyền theo con đường nào? Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra
+ Từ các con đường lây truyền bệnh, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy
+Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu trong đất không có vi khuẩn?
Bài 25 . Vi khuẩn ( Tiết 2 )
 A. Khởi động ( 6 phút )
Hoạt động 1: Chơi trò chơi Thử tài họa sĩ
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về vi khuẩn, giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ.
 Gia tăng tinh thần đoàn kết, trí tuệ tập thể khi làm việc nhóm. 
 b. Nội dung: Cấu tạo vi khuẩn.
 c. Sản phẩm: Hình vẽ cấu tạo vi khuẩn
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: 
Học sinh lên bảng dùng phấn vẽ cấu tạo của vi khuẩn. Mỗi bạn lên bảng chỉ được vẽ 1 nét duy nhất.
- Giao nhiệm vụ: 
Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm khoảng 6 đến 8 học sinh.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Sau khi bạn trong nhóm vẽ được 1 nét sẽ về truyền phấn cho bạn còn lại lên tiếp tục hoàn thành 1 nét của mình rồi lại đến bạn tiếp theo.
Sau 2 phút thảo luận, 3 phút hoạt động vẽ. Đội vẽ chính xác và nhanh nhất sẽ được cộng điểm vào phiếu đánh giá
B. Hình hành kiến thức mới
 Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của vi khuẩn ( 25 phút )
Mục tiêu: 
- Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus và vi khuẩn trong thực tiễn.
 - Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu; biết cách làm sữa chua, ...)
 -Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
 - Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.
Tổ chức thực hiện.
Bước 1. Kiểm tra sự thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Nhiệm vụ
Nội dung cần thực hiện
Sản phẩm
Nhóm 1-2 : tìm hiểu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và trong thực tiễn.
Các nhóm tìm hiểu nhiệm vụ được giao tìm tài liệu , xây dựng sản phẩm.
Các nhóm thuyết trình báo cáo, theo các nội dung:
Vi khuẩn có lợi ( vi khuẩn trong cơ thể người, trong đất, vi khuẩn lên men tạo 1 số thực phẩm, dược liệu )
Vi khuẩn có hại trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn, xoắn khuẩn giang mai, phẩy tả khuẩn.
Các nhóm nhận xét , bổ sung
Bài thuyết trình PP hoặc poster
Nhóm 3-4: Tìm hiểu các bệnh do vi khuẩn gây ra và cách phòng bệnh.
Đề xuất phương án bảo quản đồ ăn trong gia đình tránh nhiếm vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Các nhóm tìm hiểu nhiệm vụ được giao xây dựng sản phẩm.
Các nhóm báo cáo theo các nội dung 
Các bệnh thường gặp dovi khuẩn gây ra
Nêu được cách phòng bệnh.
Đề xuất phương án bảo quản đồ ăn trong gia đình tránh nhiếm vi khuẩn có hại 
Các nhóm nhận xét, bổ sung
Bài thuyết trình,báo cáo PP hoặc poster.
Bước 2. Trình bày – đánh giá kết quả
GV đưa ra các tiêu chí đánh giá trong rubric cho các nhóm.
Các nhóm sẽ thực hiện báo cáo theo kế hoạch đã thực hiện, được công bố dưới dạng bài trình diễn PowerPoint Các sản phẩm vật chất kèm theo là những video, tập san, tiểu phẩm 
Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện : 
Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp .
HS nhận xét phản hồi
Rubric đánh giá sản phẩm của các nhóm 
nhóm
Tiêu chí đánh giá
Mức độ đánh giá
Điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Liệt kê các vai trò của vi khuẩn (4 điểm)
Nêu được 1 loại vai trò: có lợi/ có hại.
Nêu được 2 loại vai trò có lợi và có hại
Nêu được 3 loại trở lên vai trò có lợi và có hại
Dựa vào hình thức sản phẩm(3 điểm)
Nộp bài không đúng hạn, Trình bày sơsài, không minh chứng cụ thể
Nộp bài đúng hại
Bài báo cáo có hình ảnh , có dẫn chứng cụ thể
Nộp bài đúng hại
Bài báo cáo đầy đủ , chi tiết, rõ ràng , trình bày lôi cuốn
Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm(3 điểm)
Chưa tích cực, mất trật tự
Tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp
Tham gia tốt các hoạt động của lớp Có những ý kiến hay, độc đáo
Tổng điểm:
Nhận xét:
Nhóm 1,2 đánh giá nhóm 3,4 và ngược lại
Hoạt động 3 . Vận dụng ( 5 phút )
Mục tiêu hoạt động:
Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
 b.Tổ chức hoạt động 
- Chuẩn bị:
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
-GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
+Bước 1: Giới thiệu các bước làm sữa chua
Xem video clip giới thiệu về thị trường và tác dụng của sữa chua .
 GV giới thiệu các nguyên liệu và cách thức thực hiện.
+Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện 
Giáo viên hướng dẫn học sinh nội dung hoạt động , thiết kế tiến trình làm việc trong nhóm theo định hướng nhiệm vụ.
 3. Dự kiến sản phẩm học tập
Sản phẩm học tập dự kiến của HS là sữa chua sau khi ủ phải có độ sánh, mịn, có màu trắng sữa và có vị chua nhẹ.
4. Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập
Đánh giá qua quan sát sản phẩm sữa chua (50%)
Đánh giá chéo của học sinh ( 50%)
C. Dặn dò ( 1 phút ): HS thực hiện nhiệm vụ học tập làm sữa chua tại nhà dưới sự giám sát của phụ huynh.
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập vào đầu giờ học sau.
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên ( 8 phút )
25.1. Vi khuẩn là
A. nhóm Sinh vât có cấu tao nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. nhóm Sinh vât có cấu tao nhân thực, kích thước hiển vi. 
C. nhóm Sinh vât chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. nhóm Sinh vât chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
25.2. Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?
 A. Bệnh kiết li.	 B. Bệnh tiêu chảy.
	C. Bệnh vàng da.	D. Bệnh thủy đậu.
25.3. Nguyên tắc Sử dụng thuốc kháng Sinh cho người nhiễm vi khuẩn:
Chi sử dụng kháng Sinh khi thật sự bi bệnh nhiễm khuẩn.
Cần phải chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.
Dùng kháng Sinh đúng liều, đúng cách.
Dùng kháng Sinh đủ thời gian.
Dùng kháng Sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn. 
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Đáp án: D
25.4. Quan sát các hình sau.
	(1)
 (2)	(3)	 (4)	(5)
a) Hình (1), (2), (3), (4), (5) là mot số biểu hiện bệnh do vi khuẩn. Hãy kể tên các biểu hiện trên.
 b) Biểu hiện ở người bị bệnh lao phổi gồm:
Đáp án: a) Ho, sốt cao, đau bụng, tức ngực, mệt mỏi.
 b) Đáp án A
25.5. Con đường lây truyền nào sau đây không phåi là con đường lây truyền bệnh lao phổi?
A. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh. 
B. Thông qua đường tiêu hoá.
 C. Thông qua đường hô hấp.	
 D. Thông qua đường máu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_25_vi.docx