Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua (Tiếp theo)

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua (Tiếp theo)

I. Mục tiêu

1.Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong quá trình thực hành;

- Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng; sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi hợp tác để thực hiện các nhiệm vụ thực hành;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:Trình bày được các bước làm tiêu bản vi khuẩn lactic;

- Tìm hiểu tự nhiên: Làm được tiêu bản vi khuẩn, quan sát hình ảnh vi khuẩn;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng làm được sữa chua.

3. Phẩm chất

-Thông qua hiểu biết về vi khuẩn, biết chủ động phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra;

-Trung thực trong quá trình thực hành, báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.

 

docx 7 trang Hà Thu 4870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 26: THỰC HÀNH QUAN SÁT VI KHUẨN.
TÌM HIỂU CÁC BƯỚC LÀM SỮA CHUA 
 (Thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. Mục tiêu
1.Năng lực chung
 Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong quá trình thực hành;
 Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng; sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi hợp tác để thực hiện các nhiệm vụ thực hành;
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
 Nhận thức khoa học tự nhiên:Trình bày được các bước làm tiêu bản vi khuẩn lactic; 
Tìm hiểu tự nhiên: Làm được tiêu bản vi khuẩn, quan sát hình ảnh vi khuẩn;
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng làm được sữa chua.
3. Phẩm chất
-Thông qua hiểu biết về vi khuẩn, biết chủ động phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra;
-Trung thực trong quá trình thực hành, báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, SGK, tiêu bản mẫu, tranh ảnh.
- Máy chiếu, laptop.
- Mẫu vật: Nước dưa, cà muối.
-Tiêu bản mẫu.
- Nguyên liệu:
+Sữa chua: 4x1 hộp (100 g)
+ Sữa đặc có đường:4x1 hộp (380g)
+Nước đun sôi: 4x500 ml	
+ Nước đun sôi để nguội:4x 500 ml 
-Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy lọc, cốc thuỷ tinh, nổi ủ hoặc thùng xốp, đũa, chậu thuỷ tinh, nhiệt kế 
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày đặc điểm hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn? Nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người?
3. Bài mới : 
A. Khởi động 
Hoạt động 1: 
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo ra cho học sinh sự hứng thú và tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- GV kiểm tra:
+ Phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công.
+ Các bước sử dụng kính hiển vi (bằng cách gọi 1,2 HS trình bày).
- GV yêu cầu:
+ Làm được tiêu bản vi khuẩn lactic và làm được sữa chua.
+ Vẽ lại hình khi quan sát được.
+ Các nhóm không nói to, không được đi lại lộn xộn.
- GV phát dụng cụ, nguyên liệu và mẫu vật
Giáo viên chia lớp ra 4 nhóm: (8 – 10 HS ) mỗi nhóm một bộ gồm kính hiển vi, một khay đựng dụng cụ như kim mũi mác, kim mũi nhọn, dao, lọ nước ống nhỏ nước, giấy thấm, lam kính 
-HS lắng nghe và thực hiện
-HS trình bày nhanh các bước sử dụng kính hiển vi (kiến thức cũ).
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Quan sát vi khuẩn
a.Mục tiêu: Quan sát và vẽ được hình ảnh vi khuẩn. Nhận biết được một số loại vi khuẩn khác từ tiêu bản mẫu.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để làm rõ mục tiêu trên.
c. Sản phẩm: Làm được tiêu bản vi khuẩn lactic trong nước dưa, nước cà muối và vẽ được hình ảnh của một số vi khuẩn khác có trong tiêu bản mẫu.
d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác, phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu các nhóm làm tiêu bản vi khuẩn lactic trong nước dưa chua và quan sát một số vi khuẩn khác trong tiêu bản mẫu.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV định hướng để HS tự làm được tiêu bản vi khuẩn lactic trong nước dưa chua theo các bước trong SGK:
Bước 1: Mở nắp lọ dưa, cà muối
Bước 2: Dùng pipette lấy 1 giọt nước dưa, nước cà muối cho lên lam kính.
Bước 3: Đậy lamen lên giọt nước dưa, nước cà muối.
Bước 4: Nhỏ 1 giọt xanh methylene vào cạnh góc lamen sao cho hòa lẫn với giọt nước dưa, nước cà muối.
Bước 5: Dùng giấy thấm nước thừa tràn ra ngoài lam kính.
Bước 6: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính có bội số bội giác 10x, 40x.
+ GV đặt câu hỏi: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?
+ Quan sát các tiêu bản mẫu.
- Thực hiện theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-Bước 1:
-Bước 2: 
-Bước 3 + bước 4:
-Bước 5:
-Bước 6:
+ HS trả lời: Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm để dễ quan sát.
- Báo cáo kết quả: GV cho HS báo cáo kết quả quan sát được của nhóm mình và đối chiếu với một số hình ảnh GV đã chuẩn bị trước.
- Các nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: GV tổng kết kiến thức 
HS vẽ hình : vi khuẩn lactic và một số hình ảnh vi khuẩn khác đã quan sát được ở tiêu bản mẫu.
Hoạt động 3: Làm sữa chua
a. Mục tiêu: Làm được sữa chua.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để làm sữa chua.
c. Sản phẩm: Sữa chua.
d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác , phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện các bước làm sữa chua trong SGK.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS xem video về cách làm sữa chua, đồng thời nghiên cứu cách thức làm sữa chua theo hướng dẫn trong SGK.
Mỗi nhóm thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở hộp sữa đặc và đổ vào chậu thuỷ tinh.
Bước 2: Thêm vào chậu thuỷ tinh 1 lít nước theo tỉ lệ: 1/2 nước vừa đun sôi: 1/2 nước sôi để nguội và khuấy đều sao cho nhiệt độ hỗn hợp khoảng 40 °c - 50 °c.
Bước 3: Cho vào hỗn hợp trên một hộp sữa chua để bổ sung vi khuẩn lactic, khuấy nhẹ, đều tay.
Bước 4: Múc hỗn hợp sữa chua vào các cốc thuỷ tinh nhỏ có nắp đậy.
Bước5: Xếp các cốc vào nổi ủ hoặc thùng xốp và ủ khoảng 8-12 giờ.
Bước 6: Bảo quản sữa chua đã ủ trong ngăn mát tủ lạnh.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: GV cho HS báo cáo kết quả nhóm mình đã làm.
*. Lưu ý: Sữa chua sau khi ủ phải sánh, mịn, có màu trắng sữa và vị chua nhẹ.
Các nhóm đưa sản phẩm của nhóm mình làm lên trình bày.
- Đánh giá, tổng kết: 
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
Hoạt động 4: Luyện tập (Báo cáo kết quả thực hành)
a. Mục tiêu: Hoàn thành xong báo cáo thực hành.
b. Nội dung: HS làm báo cáo thực hành.
c. Sản phẩm: Bảng báo cáo kết quả thực hành.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Hoàn thành báo cáo kết quả thực hành
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại lớp (nếu không kịp có thể về nhà hoàn thành tiếp), GV đưa ra hướng dẫn cần thiết (có mẫu kèm theo)
- Thực hiện nhiệm vụ ở lớp (nếu không kịp thì có thể thực hiện ở nhà)
- Báo cáo kết quả: 
+ Nếu xong thì nộp luôn( nếu không hoàn thành xong thì tiết học tiếp theo nộp báo cáo cho GV)
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH QUAN SÁT VI KHUẨN TRONG NƯỚC DƯA, NƯỚC CÀ MUỐI
 Tiết: Thứ ngày tháng năm 
Nhóm: Lớp: 
Mục tiêu
Nội dung
Kết quả
Vẽ và mô tả được hình dạng vi khuẩn lactic có trong tiêu bản
Quan sát vi khuẩn lactic trong nước dưa, nước cà muối
(HS vẽ hình vi khuẩn lactic)
-Mô tả hình dạng: 
Vẽ và nhận được một số vi khuẩn có trong tiêu bản mẫu
Quan sát vi khuẩn có trong tiêu bản mẫu
(HS vẽ hình vi khuẩn có trong tiêu bản mẫu)
-Mô tả hình dạng: 
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi và bài tập GV đưa ra
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi-đáp, dạy học khám phá, kĩ thuật hỏi đáp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây : 
Câu 1:Trong các bước làm sữa chua, nếu không có sữa chua mồi thì quá trình làm sữa chua có thành công không? Vì sao?
Câu 2: Có bạn nói thời gian ủ sữa chua chỉ cẩn 1 - 2 giờ. Theo em, bạn nói có đúng không?Tại sao?
Câu 3: Hãy nêu các bước muối dưa cải thường sử dụng trong gia đình?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại lớp, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ GV nghe HS trả lời
Câu 3: 
Lưu ý: Có thể cho thêm nước đường và nước dưa cũ để dưa nhanh chín vàng vì trong nước dưa muối cũ có chứa nhiểu vi khuẩn lactic, chúng sê chuyển hoá đường trong rau củ thành axit lactic làm dưa nhanh có vị chua
- HS trả lời
Câu 1: Nếu không có sữa chua mồi thì quy trình làm sữa chua không thành công. Vi trong sữa chua mồi có chứa nguổn vi khuẩn giúp quá trình lên men xảy ra, cho vào ủ cùng với sữa sẽ kích thích quá trình lên men tạo ra sữa chua có vị chua, sánh mịn,...
Câu 2: Bạn nói không đúng vì thời gian lí tưởng là 8 - 12 giờ để vi khuẩn hoạt động làm cho sữa có độ chua nhất định. Nếu ủ ít hơn mức thời gian trên sữa sẽ chưa đủ độ chua, còn nếu để quá lâu thì sữa sẽ chua quá và bị biến đổi gâỵ hư hỏng
Câu 3: Các bước muối dưa cải:
Bước 1. Rau cải phơi se mặt, rửa sạch, cắt nhỏ 3-4 cm.
Bước 2. Đổ rau vào bình.
Bước 3. Pha nước muối ấm 6% rồi đổ ngập rau.
B Bước 4. Nén chặt, đậy kín, để nơi ấm.
- Đánh giá, tổng kết:
GV nhận xét và chốt kiến thức 
HS lắng nghe và hoàn thành bài tập vào vở.
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh:
Các tiêu chí
Có
Không
Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ đạt yêu cầu của bài thực hành
Nêu được yêu cầu của bài thực hành
Nắm rõ được quy trình các bước thực hành
Thực hiện thành thạo các bước 
Ghi chép quá trình thực hành đầy đủ
Vẽ được hình ảnh quan sát được và tạo ra sản phẩm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_26_thu.docx