Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 27: Nguyên sinh vật

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 27: Nguyên sinh vật

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên (trùng roi, trùng giày, tảo lục, tảo đơn bào )

- Sự đa dạng của nguyên sinh vật.

- Một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

- Các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra

2. Năng lực

- Năng lực chung: Chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau, làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia, thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật; Nêu được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên và một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra; Trình bày được các biện pháp phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật

+ Quan sát và vẽ được một số đại diện nguyên sinh vật (trùng roi, trùng giày ); Tìm kiếm thông tin về các loại nguyên sinh vật, những lợi ích và tác hại do nguyên sinh vật gây ra; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến về bệnh do nguyên sinh vật.

+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong thực tiễn dựa trên kiến thức đã học.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tôn trọng ý kiến, hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm khi tham gia trò chơi nhận diện nguyên sinh vật

- Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá nguyên sinh vật trong tự nhiên và các bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

 

docx 7 trang Hà Thu 30/05/2022 3300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 27: Nguyên sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 8 : ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
Bài 27: Nguyên sinh vật
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên (trùng roi, trùng giày, tảo lục, tảo đơn bào )
- Sự đa dạng của nguyên sinh vật.
- Một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
- Các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau, làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia, thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật; Nêu được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên và một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra; Trình bày được các biện pháp phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật
+ Quan sát và vẽ được một số đại diện nguyên sinh vật (trùng roi, trùng giày ); Tìm kiếm thông tin về các loại nguyên sinh vật, những lợi ích và tác hại do nguyên sinh vật gây ra; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến về bệnh do nguyên sinh vật.
+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong thực tiễn dựa trên kiến thức đã học.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tôn trọng ý kiến, hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm khi tham gia trò chơi nhận diện nguyên sinh vật
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá nguyên sinh vật trong tự nhiên và các bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
-Giáo án, video về nguyên sinh vật, hình ảnh phóng to H27.2, các thẻ tên (màng tế bào, chất tế bèo, nhân ..), máy chiếu,laptop
-Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
STT
Tên nguyên sinh vật
Hình dạng 
Môi trường sống 
1
Trùng đế giày 
2
Trùng roi 
3
Trùng sốt rét 
4
Trùng biến hình 
5
Tảo silic 
6
Tảo lục 
? Nhận xét về hình dạng của các nguyên sinh vật
 .
?Nhận xét về môi trường sống của nguyên sinh vật
 .
2. Chuẩn bị của học sinh: 
-SGK, vở ghi
-Tìm hiểu trước về môi trường sống của nguyên sinh vật, các bệnh do nguyên sinh vật gây ra và cách phòng chống.
III. Tiến trình dạy học 
- Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
- GV thu báo cáo thực hành bài 26
A.Khởi động
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới
b. Nội dung: Giáo viên chiếu hình ảnh sinh vật đã chụp được khi thực hành ở bài 21, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: chiếu hình ảnh sinh vật mà HS đã chụp được khi thực hành ở bài 21 hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
-Nhận nhiệm vụ 
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
HS tự hoạt động cá nhân trả lời trong 2 phút. Sau khi trả lời xong, GV gọi ngẫu nhiên 1 tới 2 HS, HS có câu trả lời chất lượng tốt sẽ được tặng điểm. Câu hỏi:
+Nhận xét về môi trường sống, kích thước, màu sắc, đặc điểm di chuyển của chúng?
Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
-Báo cáo kết quả:
+ Chọn 1 tới 2 HS trình bày kết quả 
+ Mời HS khác nhận xét 
+ GV nhận xét 
-HS được chọn trình bày kết quả 
-HS khác nhận xét, bổ sung
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài:
Ở bài thực hành 21, các em đã được quan sát rất nhiều sinh vật trong nước ao, hồ. Chúng có kích thước nhỏ, phải quan sát bằng kính hiển vi. Vậy chúng có kích thước nhỏ như vậy thì cấu tạo cơ thể của chúng ra sao và chúng có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở bài ngày hôm nay.
-HS lắng nghe.
B. Hình thành kiến thức mới
Tiết 1- Hoạt động 2 : Tìm hiểu hình dạng và đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật
a, Mục tiêu : 
-Nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên và môi trường sống của chúng. 
-Trình bày được cấu tạo chung của nguyên sinh vật
-Giải thích được tại sao một số nguyên sinh vật có khả năng quang hợp 
b, Nội dung : GV tổ chức hoạt động để làm rõ mục tiêu trên 
c, Sản phẩm : Phiếu học tập số 1 và kết quả của trò chơi
d, Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ : Quan sát video kết hợp quan sát H27.1 trong sgk, hoạt động cặp đôi hoàn thành PHT số 1
Nhận nhiệm vụ 
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ : Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành một cặp, thảo luận và hoàn thành PHT số 1 trong vòng 2 phút. Sau khi thảo luận xong, cặp nào xung phòng trình bày và có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm.
Thảo luận cặp đôi hoàn thành PHT số 1
Hướng dẫn HS chuyển PHT để chấm chéo
Nộp PHT số 1 
Báo cáo kết quả :
-Chọn 1 tới 2 cặp đôi trình bày kết quả
- Mời cặp khác nhận xét 
-GV nhận xét, bổ sung 
-Cặp được chọn trình bày kết quả
-Cặp khác nhận xét, bổ sung 
Tổng kết : Hướng dẫn HS tự rút ra kết luận về hình dạng, môi trường sống của nguyên sinh vật
GV hỏi : 
? Dựa trên hình dạng của các nguyên sinh vật trong hình 27.1, em hãy xác định tên của các sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ ở bài 21
-HS hoạt động cá nhân trả lời
GV tổ chức trò chơi : « Ai nhanh hơn »
-Thông báo luật chơi : Các nhóm nhận được hình ảnh phóng to H27.2 và thẻ tên, dùng thẻ tên dính vào phần đánh số của hình ảnh. Đội nào dính nhanh nhất (tối đa là 3 phút) và trình bày thuyết phục sẽ dành chiến thắng 
Ghi nhớ luật chơi 
Giao nhiệm vụ : Sau khi dính xong thẻ tên, khi lên trình bày cần trả lời thêm câu hỏi :
? Cơ thể nguyên sinh vật là đơn bào hay đa bào, thường gồm những bộ phận nào
? Chúng có đảm nhiệm được các chức năng của một cơ thể sống không ?
Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ : Chia lớp thành 12 nhóm (mỗi bàn là 1 nhóm), các nhóm nhận hình ảnh phóng to A3 H27.2 và các thẻ tên. Khi chơi xong, các nhóm thu lại như cũ và chuyển về phía bàn GV
-HS thực hiện nhiệm vụ 
Báo cáo kết quả :
-Nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày và trả lời câu hỏi
-Mời nhóm khác nhận xét
-GV nhận xét, bổ sung 
-Nhóm nhanh nhất trình bày
- Nhóm khác nhận xét 
Tổng kết :
-Tổng hợp đi đến kết luận về tổ chức cơ thể của nguyên sinh vật
-Kết luận về tổ chức cơ thể của nguyên sinh vật
-Ghi kết luận vào vở
Luyện tập :
? Quan sát cấu tạo của một số nguyên sinh vật trong H27.2, em hãy cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp ? Giải thích
-Mời 1, 2 HS trả lời
-Mời HS khác nhận xét 
-Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
-1, 2 HS trả lời
-HS khác nhận xét
Mở rộng : Mời 1 HS đọc phần mở rộng về Nấm nhầy trong sgk
-Đọc phần mở rộng
Tiết 2- Hoạt động 3 : Tìm hiểu về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên
a, Mục tiêu : 
-Trình bày được nguyên nhân, biểu hiện của một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên 
- Trình bày được một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên 
- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế 
b, Nội dung : GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu kiến thức và vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm, các nhóm sẽ thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình
c, Sản phẩm : Sơ đồ tư duy 
d, Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ : Nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa kết hợp với thông tin tự tìm hiểu để vẽ sơ đồ tư về bệnh sốt rét, bệnh kiết lị và 1 bệnh khác do nguyên sinh vật gây nên gồm các phần: nguyên nhân, biểu hiện, con đường truyền bệnh và cách phòng chống.
-Nhóm 1, 2: Tìm hiểu và vẽ sơ đồ tư duy về bệnh sốt rét
-Nhóm 3, 4: Tìm hiểu và vẽ sơ đồ tư duy về bệnh kiết lị
-Nhóm 5, 6: Tìm hiểu và vẽ sơ đồ tư duy 1 bệnh nữa do nguyên sinh vật gây nên.
Nhận nhiệm vụ từ cuối tiết trước 
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ : 
Mỗi nhóm sẽ có thời gian để thảo luận và thống nhất cách thuyết trình trong vòng 5 phút. Sau khi thảo luận xong, GV sẽ gọi ngẫu nhiên các nhóm treo sơ đồ và trình bày trong vòng 5 phút, trình bày chất lượng tốt sẽ được tặng điểm.
Hoạt động thảo luận nhóm 
Hướng dẫn HS treo sơ đồ tư duy 
Treo sơ đồ tư duy
Báo cáo kết quả :
-GV gọi ngẫu nhiên các nhóm lên thuyết trình
-Các nhóm khác nhận xét, phản biện, bổ sung
 -GV nhận xét, đánh giá cho điểm
-Đại diện nhóm lên thuyết trình
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện 
GV hỏi: Tại sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uông, rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dung?
-HS hoạt động cá nhân trả lời.
Tổng kết : Hướng dẫn HS tự rút ra kết luận về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng chống của các bệnh do nguyên sinh vật gây ra
-HS về nhà tự hoàn thiện vào trong vở 
GV mở rộng: Ngoài những tác hại trong tự nhiên, nguyên sinh vật cũng đóng vai trò là thức ăn của nhiều sinh vật dưới nước, cung cấp thức ăn, thực phẩm chức năng cho con người.
-HS lắng nghe
Hoạt động 4 : Luyện tập
a, Mục tiêu : HS sử dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
b, Nội dung : GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa
c, Sản phẩm : Câu trả lời của HS
d, Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ : Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
Nhận nhiệm vụ 
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ : 
HS hoạt động cá nhân trong vòng 4 phút, trả lời câu hỏi 1,2 trong sách giáo khoa. Câu 3 đã trình bày ở phần hoạt động 3 HS tự về trình bày lại vào vở. Sau đó gọi ngẫu nhiên HS trả lời, nếu chính xác GV sẽ cho điểm.
Hoạt động cá nhận trả lời câu hỏi 
Báo cáo kết quả :
-GV gọi ngẫu nhiên HS lên trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
 -GV nhận xét, đánh giá cho điểm
-HS trả lời
-HS khác nhận xét, bổ sung 
GV hỏi: Tại sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uông, rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dung?
-HS hoạt động cá nhân trả lời.
Tổng kết : GV khen ngợi tinh thần học tập của HS
-HS lắng nghe
Hoạt động 5: Vận dụng
a, Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi thực tế
b, Nội dung : Dùng phiếu học tập để trả lời về hiện tượng “thủy triều đỏ”
c, Sản phẩm : Phiếu trả lời của HS
d, Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ : Trả lời câu hỏi sau đây vào PHT, tiết sau nộp lại cho GV:
+ Hiện tượng thủy triều đỏ là gì?
+ Tác hại của thủy triều đỏ tới môi trường, sinh vật và con người?
Nhận nhiệm vụ 
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ : 
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi tại nhà.
Hoạt động cá nhân thực hiện tại nhà
Báo cáo kết quả :
-Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
Theo dõi đánh giá của GV 
C. Dặn dò
-Hoàn thiện bài tập 1, 2, 3 trong sgk
-Tìm hiểu về nấm túi và nấm đảm
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên 
Kết thúc bài học, GV cho HS đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nhận biết được 1 số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên 
Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra và các biện pháp phòng tránh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_27_ngu.docx