Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 30: Thực hành phân loại thực vật (Bản hay)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân loại được các mẫu vật và phân chia chúng vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu các nhóm thực vật xung quanh;
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung về mô tả đặc điểm đại diện các nhóm thực vật; Vẽ được sơ đồ khoá lưỡng phân biểu diễn kết quả; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm để nhận thấy thực vật đa dạng xung quanh ta;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận dạng đặc điểm các đại diện thực vật và xây dựng tiêu chí phân loại nhóm; Viết báo cáo, trình bày và thảo luận về khoá lưỡng phân.
b. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được các nhóm thực vật trong vườn trường hoặc ở địa phương;
-Tim hiểu tự nhiên: Sưu tầm được các mẫu vật thực vật trong vườn trường, địa phương, trong thành phố,.
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã họ : Thực hành phân loại được các mẫu vật và phân chia chúng vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại.
3. Phẩm chất:
- Khách quan, trung thực, có trách nhiệm trong buổi thực hành;
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
- Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới thực vật;
- Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh trong vườn trường và khu dân cư.
BÀI 30: THỰC HÀNH PHÂN LOẠI THỰC VẬT Môn: KHTN 6 Thơi gian thực hiện 2 tiết. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phân loại được các mẫu vật và phân chia chúng vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu các nhóm thực vật xung quanh; Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung về mô tả đặc điểm đại diện các nhóm thực vật; Vẽ được sơ đồ khoá lưỡng phân biểu diễn kết quả; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm để nhận thấy thực vật đa dạng xung quanh ta; Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận dạng đặc điểm các đại diện thực vật và xây dựng tiêu chí phân loại nhóm; Viết báo cáo, trình bày và thảo luận về khoá lưỡng phân. b. Năng lực khoa học tự nhiên: - Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được các nhóm thực vật trong vườn trường hoặc ở địa phương; -Tim hiểu tự nhiên: Sưu tầm được các mẫu vật thực vật trong vườn trường, địa phương, trong thành phố,... -Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành phân loại được các mẫu vật và phân chia chúng vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại. 3. Phẩm chất: Khách quan, trung thực, có trách nhiệm trong buổi thực hành; Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng; Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới thực vật; Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh trong vườn trường và khu dân cư. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Gv: Dụng cụ: kính lúp, kéo, bút chì, nhãn dán, bảng phụ .Máy chiếu + Phiếu học tập 1: TT Nhóm thực vật Đại diện Đặc điểm Nơi sống + Phiếu học tập 2: .. .. .. .. Hs: Ôn lại đặc điểm của các nhóm thực vật: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín; + Sưu tầm tranh/ ảnh đại diện các nhóm thưc vật + Mẫu vật: Thực vật có ở địa phương, đủ các đại diện thuộc các nhóm: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Khởi động: Hoạt động 1: Tập làm nhà phân loại thực vật a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với cách phân loại thực vật. b. Nội dung: HS hoạt động nhóm: quan sát một số mẫu thực vật chia chúng thành các nhóm khác nhau. c. Sản phẩm học tập: Mẫu vật được các nhóm phân chia, câu trả lời của Hs d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chia lớp thành 4 nhóm (5 - 6 HS) - Quan sát mẫu thực vật của nhóm đã chuẩn bị. Căn cứ vào đặc điểm của loại mẫu vật phân chia chúng thành các nhóm khác nhau. - HS nhận nhiệm vụ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện việc phân chia mẫu thực vật thành các nhóm khác nhau - HS thực hiện phân chia mẫu thực vật thành các nhóm khác nhau Báo cáo kết quả phân chia thực vật GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết phân loại - Đại diện nhóm báo cáo nhanh kết quả Tổng kết: - GV ghi nhận kết quả phân loại thực vật của các nhóm ( GV không đánh giá hay nhận xét kết quả phân loại của các nhóm là đúng hay sai) - CH1? Nhóm em đã căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia thực vật vào các nhóm? GV Việc phân chia thực vật của các nhóm đã thực hiện đúng hay chưa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em thực hiện việc đó. HS độc lập trả lời HS theo dõi B. Hình Thành kiến thức Tiết 1: Hoạt động 2: Thực hành phân loại các nhóm thực vật a. Mục tiêu: Phân loại được các mẫu vật và phân chia chúng vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học b. Nội dung: HS hoạt động nhóm: sưu tầm và phân loại một số tranh/ ảnh hoặc mẫu thực vật hoàn thành phiếu học tập 1, 2. c. Sản phẩm: phiếu học tập 1, 2 d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Chia lớp thành 4 nhóm ( mỗi nhóm từ 5 – 6 HS) - GV yêu cầu HS quan sát H 30.1, mẫu vật. Xác định đặc điểm đặc trưng của mẫu vật theo các bước: + Bước 1: Quan sát và xác định đặc điểm đặc trưng của mẫu vật: rễ, thân, lá, hoa, quả. + Bước 2: Phân loại mẫu vật, tranh/ ảnh theo nhóm + Bước 3: Xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân - HS nhận nhiệm vụ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: - Các nhóm HS tiến hành quan sát các mẫu vật, tranh/ ảnh của nhóm đã chuẩn bị, dựa vào đặc điểm đặc trưng phân chia mẫu theo nhóm = > Hoàn thành phiếu học tập 1 - GV quan sát, hỗ trợ nhóm yếu khi cần thiết - HS thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học tập Báo cáo kết quả - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày nội thảo luận của nhóm mình - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS có thể đặt câu hỏi đối với nội dung của nhóm đã trình bày. - Đại diện nhóm nhóm trình bày, các nhóm khác nx, bs - Các nhóm được đặt câu hỏi có ý kiến phản hồi ( nếu có) Tổng kết: - GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm = > Chốt lại kiến thức: phiếu học tập 1 - GV kẻ bảng sơ đồ khoa lưỡng phân chưa có tên các loài TV lên bảng và yêu cầu 4 HS lên điền tên cây vào sơ đồ khóa lưỡng phân - HS lắng nghe - 4 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ. TT Nhóm thực vật Đại diện ( Dán tranh) Đặc điểm Nơi sống Ghi chú 1 Nhóm rêu Cây rêu cây chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử ( tíu bào tử nằm ở ngọn cây rêu) Nơi ẩm ướt: tường, thân cây mục, 2 Nhóm Dương xỉ Cây dương xỉ Có rễ, thân, lá đẩy đủ, có hệ mạch dẫn, không có hạt. Sinh sản bằng bào tử (các túi bào tử nằm mặt sau lá). trên cạn, dưới tán cây, dưới nước. 3 Nhóm Hạt trần Cây thông ba lá, Cây vạn tuế cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn, có hạt nằm lộ trên noãn (gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả; cơ quan sinh sản là nón. Trên cạn, vùng lạnh 4 Nhóm Hạt kín - Hoa ti gôn, Lúa, Hành, Dâu tằm, Dưa leo, Hoa quỳnh, Dây tơ hồng, cây bắt ruồi Các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng; thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện; cơ quan sinh sản là hoa; hạt được bảo vệ trong quả. sống ở nhiều nơi khác nhau Dây tơ hồng – sống kí sinh Cây bắt ruồi – có lá biến dạng thành kẹp để bắt mồi. Sơ đồ khóa lưỡng phân các nhóm thực vật Cây thông ba lá Cây rêu Dương xỉ Cây lúa, hoa ti gô, , bèo tấm . - GV quay trở lại vấn đề được đặt ra ở phần “khởi động” - GV yêu cầu các nhóm kiểm tra và báo cáo lại cho GV số mẫu vật đã phân loại ban đầu của nhóm mình đã đúng chưa? - GV nếu chưa đúng thì yêu cầu nhóm phân loại lại. - GV quan sát các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu. - HS kiểm tra và báo cáo kết quả phân loại mẫu thực vật ban đầu. Tiết 2: Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hành a. Mục tiêu: Báo cáo kết quả thực hành b. Nội dung: HS làm bộ sư tập tranh về các nhóm thực vật và hoàn thành sơ đồ khóa lưỡng phân phân loại các nhóm thực vật đã quan sát trong bài thực hành. c. Sản phẩm: Bộ sưu tập tranh các nhóm thực vật và sơ đồ phân loại các nhóm thực vật trên giấy A0 d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu các nhóm HS hoàn thiện bài báo cáo trên giấy A0 ( thực hiện ở nhà) + Làm bộ sưu tập tranh về các nhóm thực vật + Xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân phân loại các nhóm thực vật đã được quan sát và phân loại trong bài thực hành. - HS nhận nhiệm vụ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Chia lớp thành 4 nhóm ( mỗi nhóm từ 5 – 6 HS) - HS dán các tranh/ ảnh sưu tầm đã được phân loại theo nhóm thực vật lên giấy A0 --- > làm bộ sưu tập - Viết sơ đồ khóa lưỡng phân ghi tên thực vật đã được phân loại theo nhóm thực vật lên giấy A0 - HS thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học tập Báo cáo kết quả: - GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình bảng trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS có thể đặt câu hỏi đối với nội dung của nhóm đã trình bày. - GV theo dõi và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn - Đại diện nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác nx, bs - Các nhóm được đặt câu hỏi có ý kiến phản hồi ( nếu có) Tổng kết: - GV nhận xét đánh giá kết quả báo cáo của nhóm. - GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu SGK/139 và nộp lại cho GV vào tiết sau. - HS lắng nghe -HS hoàn thiện báo cáo thực hành tiết sau nộp. 4. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố về cách phân loại được thực vật vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. b. Nội dung: Cá nhân HS trả lời một câu hỏi. Nhóm thảo luận trả lời một câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi sau: - CH 2? Trong các nhóm sinh vật trên, nhóm nào đa dạng nhất? - GV chia lớp thành 4 nhóm ( mỗi nhóm từ 5 – 6 HS) yêu cầu thảo luận làm bài tập sau vào bảng phụ: - CH 3? Hãy xây dựng khoá lưỡng phân cho các thực vật sau: cây hoa phượng, cây hoa mười giờ, cây hoa hồng gai, cây thông. - HS nhận nhiệm vụ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS độc lập suy nghĩ, trả lời CH1 - Chia lớp thành 4 nhóm ( mỗi nhóm từ 5 – 6 HS), thảo luận trả lời CH3 . - GV? Tìm ra các đặc điểm đối lập ở các thực vật trên? (Có gai, có hoa, thân gỗ) - HS độc lập suy nghĩ tìm câu trả lời - HS thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung vào bảng phụ Báo cáo kết quả: - GV yêu cầu cá nhân HS trả lời CH 1. - GV yêu cầu các nhóm treo kết quả CH 2. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung. - 3 - 4 HS trả lời - Đại diện nhóm treo kết quả, các nhóm khác nx, bs Tổng kết: Chốt lại kiến thức: - CH 2? Trong các nhóm thực vật trên, thực vật hạt kín đa dạng nhất, chiếm ưu thế khắp các dạng môi trường sống và trở thành nhóm chiếm ưu thế nhất trong giới thực vật. - CH 3? Thân cây có gai: cây hoa hồng gai + Có hoa: phượng, mười giờ; không có hoa: thông + Thân gỗ: phượng; không thân gỗ: hoa mười giờ - HS lắng nghe 5. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về thực vật b. Nội dung: Cá nhân HS tìm hiểu qua internet, sách, báo trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu cá nhân HS làm bài tập sau: Hãy tìm xung quanh em một số thực vật có rễ, thân, lá biến dạng? - HS nhận nhiệm vụ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS độc lập suy nghĩ, làm bài tập ( thực hiện nhiệm vụ ở nhà) - HS độc lập suy nghĩ làm bài tập được giao về nhà Báo cáo kết quả: - GV yêu cầu HS tiết sau nộp bài - Tiết sau HS nộp bài Tổng kết: Chốt lại kiến thức: Bài tập Hãy tìm xung quanh em một số thực vật có rễ, thân, lá biến dạng? + Củ sắn, cà rốt, khoai lang (có rễ củ); Cây trẩu không, cây vạn niên thanh (có rễ móc); Vẹt, sú (có rễ thở); Cày tẩm gửi, dây tơ hóng (có rễ biến thành giác mút đâm vào ây khác để hút thức + Cây hành, tỏi (có lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng); cây xương rống (có lá biến thành gai); Cây dong ta (có lá biến thành vảy) Cây su hào, cây khoai tây (có thân củ); Cây dong ta, cây gừng (có thân rễ); Cây xương róng (có thân mọng nước) C. Dặn dò: - Cá nhân HS hoàn thiện báo cáo thực hành làm hồ sơ học tập. - Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. D. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên Phiếu đánh giá năng lực thực hành Họ và tên .. Lớp 6: Các tiêu chí Có Không 1. Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ đạt yêu cầu của bài thực hành 2. Nêu được câu hỏi liên quan đến nội dung bài thực hành 3. Làm được bộ sưu tập tranh về phân loại các nhóm thực vật 4. Xây dựng được sơ đồ khóa lưỡng phân phân loại các nhóm thực vật 5. Thực hiên, ghi chép đầy đủ các bước trong quá trình thực hành 6. Giải thích được câu hỏi liên quan đến nội dung thực hành 7. Có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp trong quá trình thực hành 8. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong hoạt động của nhóm Tiêu chí: 2,3,4,6 (1,5 điểm); Tiêu chí: 1,5,7,8 (1,0 điểm) Do có sự thay đổi về số tiết từ 1 lên 2 mà sách KHTN chỉ thiết kế nội dung cho 1 tiết. Vì vậy người soạn thiết kế bổ sung thêm một hoạt động cho tiết 1 dự phòng trong trường hợp cấu trúc tiết soạn ở trên chuyển thành Tiết 2 Tiết 1: Hoạt động 1: Hệ thống đặc điểm của các nhóm thực vật a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của các nhóm thực vật b. Nội dung: HS nhớ lại kiến thức đã được học về các nhóm thực vật để hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 1 TT Nhóm thực vật Đặc điểm Nơi sống 1 Rêu 2 Dương xỉ 3 Hạt trần 4 Hạt kín c. Sản phẩm: HS hoàn thành nội dung phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về đặc điểm của các nhóm thực vật đã được học - HS nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Chia lớp thành 4 nhóm ( mỗi nhóm từ 5 – 6 HS) + Nhóm 1,2: thảo luận nhóm, hệ thống đặc điểm, nơi sống của nhóm Rêu, Dương xỉ; + Nhóm 3,4: Thảo luận nhóm hệ thống đặc điểm, nơi sống của nhóm Hạt trần, Hạt kín. = > Hoàn thành phiếu học tập 1 - HS thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học tập - Báo cáo kết quả: + GV yêu cầu đại diện nhóm 1, 3 trình bày nội thảo luận của nhóm mình + GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung + HS có thể đặt câu hỏi đói với nội dung của nhóm đã trình bày - Đại diện nhóm 1, 3 trình bày - Các nhóm được đặt câu hỏi có ý kiến phản hồi ( nếu có) - Tổng kết: + GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm = > Chốt lại kiến thức: phiếu học tập 1 1. Nhóm rêu: Nơi ẩm ướt: tường, thân cây mục, ,... cây chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử ( tíu bào tử nằm ở ngọn cây rêu) 2. Nhóm Dương xỉ: trên cạn, dưới tán cây. Có rễ, thân, lá đẩy đủ, có hệ mạch dẫn, không có hạt. Sinh sản bằng bào tử (các túi bào tử nằm mặt sau lá). 3. Nhóm Hạt trần: Vùng lạnh, nơi khô đồi rốc. cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn, có hạt nằm lộ trên noãn (gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả; cơ quan sinh sản là nón. 4. Nhóm Hạt kín: sống ở nhiều nơi khác nhau. Các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng; thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện; cơ quan sinh sản là hoa; hạt được bảo vệ trong quả. GV kẻ bảng sơ đồ khoa lưỡng phân chưa có tên các nhóm TV lên bảng và yêu cầu 3 HS lên điền tên nhóm thực vật vào sơ đồ - HS lắng nghe - 4 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_30_thu.docx