Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 31: Động vật

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 31: Động vật

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống trong tựnhiên: Ruột khoang, Giun, Thân mém, Chân khớp. Gọi được tên một số đại diện điển hình.

- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú (Động vật có vú). Gọi được tên một số đại diện điển hình của các nhóm.

- Nêu được một sỗ tác hại của động vật ừong đời sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng động vật và vai trò của các nhóm động vật;

+ Giao tiếp và hợp tácTập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của các nhóm động vật và vai trò của chúng;Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sựđa dạng các nhóm động vật tổn tại trong tựnhiên; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm;

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm động vật trong tự nhiên; Giải thích được vai trò của động vật trong tự nhiên và trong đời sống.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống; Lấy được ví dụ minh hoạ cho 2 nhóm này; Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống và các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên; Gọi được tên một số đại diện điển hình của mỗi nhóm;

+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và nhận dạng được các đại diện thuộc các nhóm động vật không xương sống và các đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống; Nêu được tác hại của một số động vật trong đời sống;

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Gọi được tên một số sinh vật điển hình của các nhóm.

3. Phẩm chất

- Có niềm tin yêu khoa học;

- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;

- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học;

- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;

- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.

 

docx 11 trang Hà Thu 5240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 31: Động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 31: ĐỘNG VẬT
(Thời gian thực hiện: 06 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống trong tựnhiên: Ruột khoang, Giun, Thân mém, Chân khớp. Gọi được tên một số đại diện điển hình.
- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú (Động vật có vú). Gọi được tên một số đại diện điển hình của các nhóm.
- Nêu được một sỗ tác hại của động vật ừong đời sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng động vật và vai trò của các nhóm động vật;
+ Giao tiếp và hợp tácTập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của các nhóm động vật và vai trò của chúng;Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sựđa dạng các nhóm động vật tổn tại trong tựnhiên; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm động vật trong tự nhiên; Giải thích được vai trò của động vật trong tự nhiên và trong đời sống.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống; Lấy được ví dụ minh hoạ cho 2 nhóm này; Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống và các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên; Gọi được tên một số đại diện điển hình của mỗi nhóm;
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và nhận dạng được các đại diện thuộc các nhóm động vật không xương sống và các đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống; Nêu được tác hại của một số động vật trong đời sống;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Gọi được tên một số sinh vật điển hình của các nhóm.
3. Phẩm chất
- Có niềm tin yêu khoa học;
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học;
- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;
- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Máy tương tác, hình vẽ, tranh ảnh về trò chơi khởi động.
- Laptop, bút tương tác.
- Hình ảnh các loài động có xương sống và không xương sống.
- Tranh ảnh về tác hại của động vật trong tự nhiên.
- Tranh ảnh về lợi ích của động vật trong tự nhiên.
- Phiếu học tập, Bản phụ, Sách (tài liệu)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: 
Động vật không xương sống
Động vật có xương sống
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: ..
STT
Môi trường sống
Nhóm 
Tên ĐVKXS
Đặc điểm cơ thể
1
2
3
4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM: ..
STT
Môi trường sống
Nhóm 
Tên ĐVCXS
Đặc điểm cơ thể
1
2
3
4
5
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Tiết 1- Hoạt động 1: chơi trò chơi “Nhà tiên tri về thế giới động vật”
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống và có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng ( Ruột khoang, Giun, thân mềm, chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh quan sát hình trong bài 31, hình trên màng hình và hoàn thành nội dung phiếu học tập.
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát hình trong bài 31, hình trên màng hình để trả lời câu hỏi. Kết thúc clip sẽ kết thúc trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm.
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình trong bài 31, hình trên màng hình sau đó chọn hình các nhóm ĐV rồi ghép vào nhóm ĐVKXS và ĐVCXS
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 2 phút sau khi kết thúc clip.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1
- Thu phiếu học tập của các nhóm
- Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Giáo viên nhận xét kết quả của trò chơi dẫn vào phần hoạt động 2 Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Tiết 1- Hoạt động 2: Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống
a. Mục tiêu: 
- HS nhận biết và phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống.
- Lấy được ví dụ minh họa.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 31.1 và chỉ ra điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống. 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ 
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn đại diện lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về cách phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống.
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về cách phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống.
à Căn cứ vào xương cột sống, động vật chia thành hai nhóm:
- Nhóm động vật chưa có xương cột sống được gọi là động vật không xương sống bao gồm: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.
- Nhóm động vật đã có xương cột sống được gọi là động vật có xương sống bao gồm: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú (Động vật có vú).
- Kết luận về cách phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống.
- Ghi kết luận vào vở 
- Luyện tập: Em hãỵ kể tên một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống.
à Đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống: giun, châu chấu, sâu,...
Đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống: cá, lươn, ếch, chim bồ câu,...
- GV Gợi ý thêm: Qua tìm hiểu thông tin, HS chỉ ra đặc điểm chung của động vật: Động vật có cơthể đa bào phân hoá thành mô, cơ quan, hệ cơ quan để đảm nhận các chức năng sống khác nhau; có lối sống dị dưỡng; di chuyển tích cực; thần kinh và giác quan phát triển.
- Kể tên một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống.
Tiết 2- Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên 
a. Mục tiêu: học sinh nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật không xương sống.
b. Nội dung: Sử dụng phương pháp trực quan, GV yêu cầu HS hoạt động thảo luận theo cặp, cùng suy nghĩ để nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật không xương sống. GV chuẩn bị bộ ảnh về các đại diện động vật không xương sống, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm ra tiêu chí phân biệt các nhóm động vật không xương sống: kiểu đối xứng của cơthể (toả tròn, hai bên), hình dạng cơ thể, vỏ bọc cơ thể (vỏ đá vôi, vỏ chitin), môi trường sống, cơ quan di chuyển (chân, cánh),...
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 2 
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình 31.2 a, b, c, d thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 5 phút. Sau khi thực hiện xong các nhóm đổi chéo để chấm điểm
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời nhóm khác nhận xét
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, em có thể dựa vào đặc điểm nào?
à Dựa vào đặc điểm hình dạng cơ thể, động vật không xương sống được chia thành một số nhóm như: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.
+ Kiểu đối xứng của cơ thể (toả tròn, hai bên), 
+ Hình dạng cơ thể, vỏ bọc cơ thể (vỏ đá vôi, vỏ chitin)
+ Môi trường sống, cơ quan di chuyển (chân, cánh),...
- Kết luận về đặc điểm để phân biệt các nhóm ĐVKXS.
- Ghi kết luận vào vở
- Luyện tập: Nhận xét về sự đa dạng của các nhóm động vật không xương sống.
à Nhóm động vật không xương sống rất đa dạng:
+ Số lượng loài lớn (chiếm khoảng 80 - 90% số loài động vật)
+ Số lượng cá thể trong loài lớn
+ Môi trường sống đa dạng: môi trường nước, cạn, trong lòng đất, không khí, trên và trong cơ thể sinh vật khác,...
- Nhận xét về sự đa dạng của các nhóm ĐVKXS.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: ..
STT
Môi trường sống
Nhóm 
Tên ĐVKXS
Đặc điểm cơ thể
1
Môi trường nước
Ruột khoang
Thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ,...
Động vật đa bào bậc thấp; cơ thể hình trụ, có nhiểu tua miệng, đối xứng toả tròn.
2
Môi trường nước, trong đất hoặc trong cơ thể sinh vật
Giun
Sán lá gan, giun đũa, giun chỉ, giun đất,...
Hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ổng, phân đốt), cơ thể đối xứng hai bên, đã phân biệt phấn đầu - phấn đuôi, mặt lưng - mặt bụng.
3
Môi trường nước, đất ẩm
Thân mểm
Ốc sên, mực, bạch tuộc, hàu,.....
Cơthể mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi (hai mảnh vỏ hoặc vỏ xoắn ốc), có điểm mắt
4
Môi trường nước, đất, cạn, không khí, trên cơ thể sinh vật
Chân khớp
Tôm, cua, châu chấu, nhện, rết, bộ cánh cứng,.....
Cấu tạo cơ thể chia 3 phấn (đầu, ngực, bụng); có cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên; có bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đô và bảo vệ cơthể; các đôi chân có khớp động.
Tiết 3- Hoạt động 4: Tìm hiểu các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên 
a. Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật có xương sống.
b. Nội dung: Sử dụng phương pháp trực quan, GV yêu cẩu HS hoạt động thảo luận theo cặp, cùng suy nghĩ để nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật có xương sống. GV chuẩn bị bộ ảnh về các đại diện động vật có xương sống, hướng dẫn HS thảo luận nhóm để tìm ra tiêu chí phân biệt các nhóm động vật có xương sống: cơ quan hô hấp (mang, phổi), môi trường sống (ở nước, ở cạn), cách di chuyển (bơi, bò, bay, chạy, đi), lớp áo bảo vệ cơ thể (da, vảy sừng, lông vũ, lông mao),...
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 3 
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình 31.3 a, b, c, d, e thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 5 phút. Sau khi thực hiện xong các nhóm đổi chéo để chấm điểm
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời nhóm khác nhận xét
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: Để phân biệt các nhóm động vật có xương sống, em có thể dựa vào đặc điểm nào?
à Dựa vào đặc điểm cấu tạo cơ thể, động vật có xương sống được chia thành một số nhóm như: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Động vật có vú (Thú).
+ Cơ quan hô hấp (mang, phổi);
+ Môi trường sống (ở nước, ở cạn);
+ Cách di chuyển (bơi, bò, baỵ, chạy, đi);
+ Lớp áo bảo vệ cơ thể (da, vảy sừng, lông vũ, lông mao),...
- Kết luận về đặc điểm để phân biệt các nhóm ĐVCXS.
- Ghi kết luận vào vở
- Luyện tập: Chứng minh sự đa dạng của nhóm động vật có xương sống.
à Nhóm động vật có xương sống rất đa dạng:
+ Số lượng loài lớn (chiếm khoảng 10 - 20% số loài động vật);
+ Số lượng cá thể trong loài lớn;
+ Môi trường sống đa dạng: môi trường nước, cạn, trong lòng đất, không khí, trên và trong cơ thể sinh vật khác,...
- GV hướng dẫn HS đọc thêm trong SGK để nhận biết về sự đa dạng của động vật.
- Đố em: Hãy kể tên các loài động vật tham gia vào “bản giao hưởng” đêm hè trên những cánh đồng làng quê ở nước ta.
- Nhận xét về sự đa dạng của các nhóm ĐVCXS.
- Học sinh lắng nghe 
- Giải đố: Các loài động vật tham gia vào "bản giao hưởng" đêm hè trên những cánh đồng làng quê ở nước ta: ếch nhái, dế, ve sẩu, chim cuốc.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM: ..
STT
Môi trường sống
Nhóm 
Tên ĐVCXS
Đặc điểm cơ thể
1
Môi trường nước
Cá
Cá chép, lươn, cá đuối, cá mập,...
Thích nghi với đời sổng hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây.
2
Môi trường nước, trong đất ẩm
Lưỡng cư
ếch giun, cóc, ếch cây,....
Là nhóm động vật ở cạn đẩu tiên; da trần và luôn ẩm ướt; chân có màng bơi; có đuôi hoặc không có đuôi; một sổ lưỡng cư thiếu chân.
3
Môi trường nước, môi trường cạn (khô hạn)
Bò sát
Thằn lằn, cá sấu, rắn, rùa,....
Thích nghi với đời sống ở cạn (trừ một số loài như cá sấu, rắn nước, rùa); da khô và có vảy sừng bao bọc cơ thể.
4
Môi trường nước, đất, cạn, không khí
Chim
Chim bồ câu, chim đà điểu, chim cánh cụt,....
Là nhóm động vật mình có lông vũ bao phủ; chi trước biến đổi thành cánh; có mỏ sừng; đặc điểm cơ thể thích nghi với các điểu kiện môi trường khác nhau; có khả năng bay, chạy hoặc bơi.
5
Môi trường nước, đất, cạn, không khí
Thú
Cá voi, chuột túi, thú mỏ vịt, hươu sao, voi,....
Tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất; có lông mao bao phủ; răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Phẩn lớn thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Tác hại của động vật trong đời sống
Tiết 4 - Hoạt động 5: Tìm hiểu một số tác hại của động vật trong đời sống
a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số tác hại của động vật với đời sống: gâỵ bệnh, truyền bệnh,...
b. Nội dung: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật động não nói, kĩ thuật KWL, GV tổ chức cho HS thảo luận về tác hại của động vật trong đời sống con người dựa trên những nhiệm vụ trong SGK.
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 4 
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS thảo luận về tác hại của động vật trong đời sống con người dựa trên những nhiệm vụ trong SGK:
+ Quan sát hình 31.4, nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người.
+ Quan sát hình 31.4, em hãy nêu con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời đại diện trình bày kết quả. 
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.
à Các động vật và tác hại:
 Một số động vật gây bệnh cho con người: bọ chét, giun, sán kí sinh;
 Một số động vật là trung gian truyền bệnh: bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch, muỗi anophen là trung gian truyền bệnh sốt rét,...
 Một số động vật ảnh hưởng đến công trình giao thông biển như: con hà, con sum; phá hoại đê điều như: mối, mọt,...
 Một số động vật chuyên phá hoại mùa màng: ốc bươu vàng, chuột, cào cào, sâu hại,...
 Một số động vật chuyên kí sính trên vật nuôi làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất đàn nuôi như: sán lá gan, rận cá,...
à Con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người:
- Chuột bị bệnh -* Bọ chét -♦ Người
- Thông tin thêm: Bệnh dịch hạch là bệnh có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm do tỉ lệ tử vong cao, từ 30-60%. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, nhưng chủ yếu ở người dưới 20 tuổi; dễ xảy ra tại nơi đông đúc, chật chội, nơi có điều kiện vệ sinh kém (chuột dễ sinh sống) hoặc vùng có nền đất cát (bọ chét sinh sống); thường xảy ra vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của vật trung gian truyền bệnh là chuột và bọ chét. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dịch hạch có thể bao gồm: đột ngột sốt và ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi hoặc khó chịu.
- Một số động vật là trung gian truyền bệnh: bọ chét, chuột, rận,...
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: Em hãy nêu một số tác hại của động vật trong đời sống.
à Trong đời sống, động vật là tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh cho con người, thực vật và động vật khác; gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế địa phương, phá hoại mùa màng, công trình xây dựng,...
- Kết luận một số tác hại của động vật trong đời sống.
- Ghi kết luận vào vở
- Luyện tập: Địa phương em đã sử dụng những biện pháp nào để phòng trừ động vật gây hại?
à Các biện pháp nào phòng trừ động vật gây hại mà các địa phương có thể áp dụng:
+ Tuyên truyền về diệt muỗi và bọ gậy;
+ Vệ sinh môi trường định kì;
+ Vệ sinh cá nhân hằng ngày;
+ Tiêm phòng (đặc biệt cho trẻ em và người già);
+ Chọn các loại giống kháng sâu bệnh;
+ Gieo trồng đúng thời vụ để tránh sâu bệnh;
+ Sử dụng bẫy và hàng rào chắn côn trùng;
+ Khuyến khích nuôi động vật ăn mổi, sử dụng thiên địch. Đây được xem là phương pháp an toàn nhất để kiểm soát dịch hại.
- Học sinh liên hệ thực tế địa phương nêu một số biện pháp phòng trừ động vật gây hại.
- GV hướng dẫn HS đọc thêm trong SGK để thấy được ngoài những tác hại, động vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và thực tiễn: là thức ăn cho nhiều loài động vật, cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein, hỗ trợ sức kéo, làm cảnh, hỗ trợ công tác an ninh,...
- Học sinh lắng nghe 
Tiết 5 - Hoạt động 6: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK
b. Nội dung: Gvcho HS hoạt động cặp đôi, cùng suy nghĩ để tìm ra câu trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Mỗi bài có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành bài tập 1 đến bài tập 4 SGK.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Làm bài tập
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả cho từng bài tập (Mỗi cặp đôi trình bày 1 bài).
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá: 
+ Đánh giá được nhóm nào trả lời được bài tập SGK. Khen ngợi học sinh.
- Học sinh lắng nghe
Tiết 5,6 - Hoạt động 7: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học tìm hiểu thực tế
b. Nội dung: Giao nhiệm vụ cho nhóm, hoạt động hợp tác ở nhà để hoàn thành bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Bài powpol (hoặc làm bảng nhóm)
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Đóng vai là nhà khoa học, em hãy điều tra về một số động vật có tẩm quan trọng đối với nền kinh tế địa phương theo hướng dẫn.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp sản phẩm cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_31_don.docx