Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

- Quan sát và phân biệt được một số nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.

- Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống và động vật không xương sống).

- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiện.

- Sử dụng được khóa lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

- Trình bày được báo cáo đơn giản vể kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên;

+ Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành bộ SƯU tập ảnh, vẽ sơ đổ khoá lưỡng phân; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm sau khi hoàn thành báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên;

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng thiết kế bộ sưu tập ảnh phù hợp, khoa học; Viết báo cáo, trình bày và thảo luận về khoá lưỡng phân.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên; Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (ví dụ, cho bóng mát, điều hoà khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật,.);

+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên; Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống);

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật; Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

3. Phẩm chất

- Khách quan, trung thực, có trách nhiệm trong buổi thực hành;

- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;

- Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới sinh vật ngoài thiên nhiên;

- Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới sinh vật và khu dân cư.

 

docx 8 trang Hà Thu 30/05/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 34: TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN
(Thời gian thực hiện: 3 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Quan sát và phân biệt được một số nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống và động vật không xương sống).
- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiện.
- Sử dụng được khóa lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.
- Trình bày được báo cáo đơn giản vể kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên;
+ Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành bộ SƯU tập ảnh, vẽ sơ đổ khoá lưỡng phân; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm sau khi hoàn thành báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng thiết kế bộ sưu tập ảnh phù hợp, khoa học; Viết báo cáo, trình bày và thảo luận về khoá lưỡng phân.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên; Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (ví dụ, cho bóng mát, điều hoà khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật,...);
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên; Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống);
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật; Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
3. Phẩm chất
- Khách quan, trung thực, có trách nhiệm trong buổi thực hành;
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
- Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới sinh vật ngoài thiên nhiên;
- Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới sinh vật và khu dân cư.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, thước dây, bút,dụng cụ thu mẫu thực vật (kéo, cặp ép, giấy báo, )
- Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật.
- Phiếu học tập
PHT số 1
Bảng nhận dạng các nhóm thực vật
STT
Rêu
Dương xỉ
Hạt trần
Hạt kín
1
2
Bảng nhận dạng các nhóm động vật không xương sống
STT
Ruột khoang
Giun
Thân mềm
Chân khớp
1
2
Bảng nhận dạng các nhóm động vật có xương sống
STT
Cá
Lưỡng cư
Bò sát
Chim
Thú
1
2
PHT số 2
Bảng liệt kê các nhóm Thực vật quan sát được
STT
Tên loài
Rêu
Dương xỉ
Hạt trần
Hạt kín
Vai trò 
Ghi chú
1
2
Bảng liệt kê các nhóm động vật không xương sống quan sát được
STT
Tên loài
Ruột khoang
Giun
Thân mềm
Chân khớp
Vai trò 
Ghi chú
1
2
Bảng liệt kê các nhóm động vật có xương sống quan sát được
STT
Tên loài
Cá
Bò sát
Lưỡng cư
Chim
Thú
Vai trò 
Ghi chú
1
2
PHT số 3
Báo cáo:
Kết quả tìm hiểu đa dạng sinh vật ngoài thiên nhiên
 Thứ ngày tháng năm .
Nhóm . Lớp
1. Giới thiệu bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
2.Vẽ sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.
3. Xây dựng khoá lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
4. Em hãy đưa ra một thông điệp để tuyên truyền bảo vệ các loài động vật, thực vật và bảo vệ mỏi trường sống của chúng.
III. Tiến trình dạy học
A. Chuẩn bị
(GV hướng dẫn HS thực hiện ở phần hướng dẫn về nhà của tiết trước)
1. Địa điểm: 
- Nhiệm vụ: GV lựa chọn địa điểm tham quan; chuẩn bị các dụng cụ quan sát; hướng dẫn HS quan sát, ghi chép thông tin để nghiên cứu các sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Lựa chọn địa điểm thuận lợi và phù hợp ví trí và điều kiện của trường ( thảo cầm viên, vườn quốc gia, vườn trường, ) nơi có độ đa dạng cao về sinh vật, đảm bảo an toàn.
- Tuỳ vào địa điểm đến tham quan, GV có thể gợi ý để HS trả lời theo các tiêu chí: khí hậu, nằm cách khu dân cư bao nhiên mét/ kilomet, diện tích, thực vật thường gặp (Vườn trường: khí hậu, diện tích, các loại cây chính trong vườn trường).
2. Dụng cụ: Xác định một số dụng cụ cẩn thiết để quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên. Dụng cụ cần thiết:
- Kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, thước dây, bút, ống nhòm, dụng cụ thu mẫu thực vật ( kéo, cặp ép, giấy báo, lọ đựng mẫu, vợt bắt bướm ), nhãn dán mấu.
- Tư trang đảm bảo an toàn cho cá nhân (bao tay, mũ nón, )
- Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật: HS hoàn thành PHT số 1
B. Khởi động 
a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú sẵn sàng tham gia khám phá sự đa dạng trong thế giới sinh vật ngoài thiên nhiên.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem 1 số hình ảnh về hoạt động ngoài thiên nhiên .
c. Sản phẩm: Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: (1s)
Quan sát hình ảnh về hoạt động ngoài thiên nhiên để trả lời câu hỏi.
 H. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên nhằm mục đích gì?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu hình ảnh để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- HS trả lời câu hỏi
- Đại diện HS trả lời
- GV Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Hoạt động trải nghiệm “Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên” sẽ giúp các em củng cố lại những kiến thức đã học về thực vật và động vật, mở rộng kiến thức về sự đa dạng sinh học. Thông qua việc tìm hiểu đặc điểm thích nghi kì diệu của các sinh vật, mối quan hệ khăng khít và vai trò quan trọng của chúng với nhau và với con người, chúng ta càng thêm yêu quý và say mê nghiên cứu thế giới sinh vật, nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học. 
- Chuẩn bị sách vở học bài
C.Tổ chức dạy học
Tiết 1 - Hoạt động 2
Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên
a. Mục tiêu: Học sinh quan sát bằng mắt thường, kính lúp, sử dụng máy ảnh, điện thoại để quan sát một số động vật, thực vật. Ghi chép các thông tin quan sát được vào phiếu quan sát.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp học tập qua trải nghiệm tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên.
c. Sản phẩm: Hình ảnh và phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi để quan sát
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Quan sát một số động vật, thực vật lớn bằng mắt thường như: Dương xỉ, hạt trần (thông, tùng ), hạt kín (cây có hoa), đông vật trên cạn, động vật dưới nước, 
+ Quan sát thực vật nhỏ (cây rêu), động vật nhỏ bằng kính lúp, hoặc sử dụng ống nhòm để quan sát động vật trên cây.
+ Sử dụng máy ảnh hoặc điện thoại để chụp ảnh thực vật, động vật quan sát được.
+ Ghi chép các thông tin quan sát được vào phiếu quan sát (PHT số 2)
- Nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ , hoàn thành phiếu học tập số 2.
Tiết 2
( GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 2,3,4)
Hoạt động 2: Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS sử dụng hình ảnh sinh vật đã chụp được trong quá trình tham quan thiên nhiên để làm bộ sưu tập ảnh động vật và thực vật.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để hoàn thành bộ sưu tập ảnh.
c. Sản phẩm: Bộ sưu tập ảnh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Bước 1: Phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật.
Bước 2: Xác định tên các đại diện nhóm sinh vật.
Bước 3: Làm bộ sưu tập ảnh thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên
a. Mục tiêu: HS thảo luận về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.
b. Nội dung: HS thảo luận theo nhóm và tìm hiểu thêm trên mạng internet về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.
c. Sản phẩm: Sơ đồ về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Bước 1: Lập sơ đồ về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.
GV gợi ý:
Bước 2: Đưa ảnh các sinh vật vào đúng sơ đồ trên.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động 4: Phân loại một số nhóm sinh vật theo khoá lưỡng phân
a. Mục tiêu: HS sử dụng khoá lưỡng phân để phân loại các nhóm sinh vật trên bộ ảnh đã chụp được.
b. Nội dung: HS làm việc nhóm để phân loại các nhóm sinh vật theo khoá lưỡng phân.
c. Sản phẩm: Sơ đồ khóa lưỡng phân
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Bước 1: Lập sơ đồ khóa lưỡng phân cho các nhóm thực vật, các nhóm động vật không xương sống, các nhóm động vật có xương sống.
GV gợi ý: 
Bước 2: Đưa ảnh các sinh vật vào đúng sơ đồ trên.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
Tiết 3 - Hoạt động 5
Báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
a. Mục tiêu: HS tổng hợp các kết quả thực hiện được khi tham quan thiên nhiên và thể hiện trên slide hoặc trên giấy dạng áp phích.
b. Nội dung: HS làm việc nhóm ở nhà để thực hiện nhiệm vụ. 
c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả.
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
Báo cáo: 
Kết quả tìm hiểu đa dạng sinh vật ngoài thiên nhiên
 Thứ ngày tháng năm .
Nhóm . Lớp
1. Giới thiệu bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
2.Vẽ sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.
3. Xây dựng khoá lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
4. Em hãy đưa ra một thông điệp để tuyên truyền bảo vệ các loài động vật, thực vật và bảo vệ mỏi trường sống của chúng.
(Có thể đưa thông điệp bằng áp phích hoặc câu khẩu hiệu hoặc một đoạn video ngắn).
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời các nhóm lên bảng trình bày kết quả. 
- Mời nhóm khác nhận xét
- GV phân tích, nhận xét, đánh giá cho điểm.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
D. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Nhóm 
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
1. Giới thiệu bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
2.Vẽ sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.
3. Xây dựng khoá lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
4. Em hãy đưa ra một thông điệp để tuyên truyền bảo vệ các loài động vật, thực vật và bảo vệ mỏi trường sống của chúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_34_tim.docx