Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể - Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể - Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

2. Năng lực

- Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể;

+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể;

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan đến mối quan hệ từ tế bào đến cơ thể trong thực tiễn.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nhận thức khoa học tựnhiên:Trình bày được mối quan hệtừtế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. Từ đó nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh hoạ;

+ Tim hiểu tự nhiên: Quan sát, nhận ra được mối quan hệ từ tế bào đến cơ thể;

+Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ, nhận biết được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

- Phẩm chất

+ Thông qua hiểu biết về cơ thể, từ đó có ý thức bảo vệ sức khoẻ, yêu thương bản thân và gia đình;

+ Trung thực trong báo cáo các kết quả học tập của cá nhân và nhóm.

 

docx 9 trang Hà Thu 5720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể - Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
CHỦ ĐỀ 7 : TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
BÀI 20: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC TRONG CƠ THỂ ĐA BÀO 
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
TIẾT 1: Mối quan hệ giữa tế bào và mô, giữa mô và cơ quan
TIẾT 2: Mối quan hệ giữa cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.
2. Năng lực
- Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể;
+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan đến mối quan hệ từ tế bào đến cơ thể trong thực tiễn.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tựnhiên:Trình bày được mối quan hệtừtế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. Từ đó nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh hoạ;
+ Tim hiểu tự nhiên: Quan sát, nhận ra được mối quan hệ từ tế bào đến cơ thể;
+Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ, nhận biết được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
- Phẩm chất
+ Thông qua hiểu biết về cơ thể, từ đó có ý thức bảo vệ sức khoẻ, yêu thương bản thân và gia đình;
+ Trung thực trong báo cáo các kết quả học tập của cá nhân và nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk. Bảng phụ. Tranh phóng to H 20.1,2,3,4,5 SGK. Phiếu học tập. Máy chiếu, laptop(nếu có), xốp, bút màu, kéo, băng dán hai mặt; 
Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú .
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem clip về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
c. Sản phẩm: Là các câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Thông báo : Quan sát clip để trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm
- Theo dõi nội dung clip
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình ảnh trong clip. 
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi kết thúc clip
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ 
- Nội dung hoàn thành của các nhóm
- Các nhóm thực hiện
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài:
Ở cơ thể đơn bào, mỗi tế bào là một cơ thể. Vậy với cơ thể đa bào, các tế bào có sự phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tạo thành cơ thể sống?
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới.
TIẾT 1
 Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tế bào và mô.
a. Mục tiêu: Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, khái niệm mô và ví dụ.
b. Nội dung: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp phương pháp trò chơi (sử dụng trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo để ghép đúng tế bào tương ứng với mô), yêu cầu HS tham gia trò chơi theo nhóm dưới hình thức tiếp sức để mỗi thành viên đều được tham gia, cùng nhau suy nghĩ để tìm ra mối liên hệ giữa tế bào và mô tương ứng.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh GV giới thiệu tranh hình 20.1, 20.2 trong SGK. 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành câu hỏi : 
1. Hãy cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô.
2. Nhận xét về hình dạng và cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô.
3. Hãy dự đoán chức năng của các tế bào trong một mô.
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được cọng điểm
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành câu hỏi.
1.Tế bào là đơn vị cấu tạo nên mô.
2. Các tế bào cấu tạo nên một loại mô có hình dạng và cấu tạo giống nhau.
3. Các tế bào trong một mô cùng thực hiện một chức năng nhất định.
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
? Từ đó, em hãy cho biết mô là gì? Lấy ví dụ.
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về mô.
à Mô là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định.
- Mô thực vật: mô phân sinh, mô biểu bì, mô dẫn, mô cơ bản.
- Mô động vật: mô cơ, mô thẩn kinh, mô liên kết, mô biểu bì.
- Kết luận về mô.
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa mô và cơ quan
a. Mục tiêu: học sinh nêu được mối quan hệ giữa mô và cơ quan trong cơ thể và xác định được một số cơ quan chính trong cơ thể thực vật, động vật.
b. Nội dung: HS thảo luận các câu hỏi trong bài, hoàn thành bảng sgk (sử dụng các từ gợi ý.). 
c. Sản phẩm: Nội dung báo cáo.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
HS hoạt động nhóm: cắt, dán, lắp ghép và tô màu một số loại mô. 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
HS quan sát sản phẩm các nhóm. Trong phẩn hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi trong bài, GV có thể cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn? (mỗi nhóm viết ra bảng phụ các cơ quan trong cơ thể, các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau để viết ra được càng nhiều cơ quan càng tốt).
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. 
4.Quan sát hình 20.3a và cho biết lá cây được cấu tạo từ những loại mô nào?
5. Quan sát hình 20.3b và cho biết dạ dày được cấu tạo từ những loại mô nào?
6. Mô và cơ quan có mối liên hệ với nhau như thế nào?
- Mời nhóm khác nhận xét
- GV phân tích, thống nhất phương án đúng.
- Tiếp tục cho học sinh mỗi nhóm hoàn thành: 
Sử dụng các từ gợi ý để hoàn thành bảng : biểu bì, rễ, thân, tim, dạ dày, thận, phổi, cơ bản, dẫn, liên kết, lá, hoa, quả, thần kinh, hạt, cơ, phân sinh.
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét. Gv phân tích, thống nhất.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
4. Lá cây được cấu tạo từ: mô biểu bì, mô dẫn và mô cơ bản.
5. Dạ dày động vật được cấu tạo từ: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh.
6. Mô cấu tạo nên cơ quan.
Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
- Nhóm khác nhận xét
Các nhóm tiếp tục hoàn thành bảng sgk
- Đánh giá
+ Mỗi hình ảnh ghép được với vai trò phù hợp sẽ được 2,5 điểm
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: 
7/ Lá là cơ quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật, dạ dày là cơ quan thực hiện chức năng tiêu hoá ở động vật. Vậy cơ quan là gì? Lấy ví dụ về một số cơ quan trong cơ thể người.
Yêu cầu học sinh kết luận 
à Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
Cơ quan ở thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
Cơ quan ở động vật: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng,...
Trả lời câu hỏi.
 - Ghi kết luận vào vở
TIẾT 2
 Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể.
a. Mục tiêu: HS nhận biết được mối quan hệ giữa cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể.
b. Nội dung: Sử dụng phương pháp trực quan thông qua tranh hình 20.4 và tranh ảnh GV chuẩn bị,yêu cẩu HS thảo luận nhóm,xác định các cơquan nào trong cơ thể cùng đảm nhận một chức năng. Phẩn hướng dẫn HSthảo luận các nội dung trong SGK, GV có thể tổ chức lồng ghép một số kĩ thuật dạy học và trò chơi nhanh để tăng cường hứng thú cho HS như trò chơi Ghép chữ, Đuổi hình bát chữ.
c. Sản phẩm: bảng nhóm
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành nội dung câu hỏi sgk. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 2
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả.
7.Cho biết các hệ cơ quan cấu tạo nên cây cà chua. 
8. Gọi tên các cơ quan cấu tạo nên hệ chồi tương ứng với các số (1) đến (4) trong hình và nêu chức năng của mỗi cơ quan này.
9. Nêu chức năng của hệ rễ.
10. Hãy kể tên một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hoá ở người và gọi tên các số từ (5) đến (9).
11. Ở người có những hệ cơ quan nào? Nêu chức năng của hệ tiêu hoá.
12. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan nào đó ngừng hoạt động?
Tiếp tục các nhóm hoàn thành nội dung sau:
* Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cà chua bị mất đi hệ rễ?
* Hãy chỉ rõ các cơ quan trong bảng sau thuộc hệ cơ quan nào trong cơ thể. 
Cơ quan	Hệ cơ quan
Phổi	 ?
Tim	 ?
Dạ dày	 ?
Não	 ?
Thận	 ?
Cơ	 ?
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
7. Hệ rễ, hệ chồi.
8.(1)Lá: thực hiện chức năng quang hợp tạo chất dinh dưỡng; (2) Hoa và (3) Quả: thực hiện chức năng sinh sản; (4) Thân: vận chuyển các chất dinh dưỡng trong câỵ.
9. Rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng trong đất.
10. (5) Miệng, (6) Thực quản, (7) Dạ dày, (8) Ruột già, (9) Ruột non.
11.Các hệ cơ quan ở người: hệ vận động, hệ thẩn kinh, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ sinh dục.
- Hệ tiêu hoá có chức năng nghiền, co bóp, chuyển hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
12. Nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan ngừng hoạt động thì cả cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và các hệ cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận. à * Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định.
- Ở cơ thể thực vật, các hệ cơ quan được chia thành hệ chồi và hệ rễ.
- Ở cơ thể động vật gồm một số hệ cơ quan như: hệ vận động (xương, cơ); hệ tuần hoàn (tim, mạch máu, máu); hệ hô hấp (mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi);... *Cơ thể là tập hợp các cơ quan và hệ cơ quan, hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống.
- Kết luận.
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: Ôn tập lại các kiến thức vừa được học
b. Nội dung: hệ thống câu hỏi ôn tập .
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động : Vấn đáp học sinh hoặc hoạt động nhóm
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Hoàn thành các câu hỏi theo nhóm vào bảng phụ.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- HS thực hiện
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm đại diện lên bảng. GV đánh giá 1 số nhóm.
* Cơ thể người được cấu tạo từ những loại mô nào? Cho ví dụ.
* Hãy kể tên một số cơ quan trong cơ thể người và cho biết tim được cấu tạo từ những loại mô nào?
* Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cà chua bị mất đi hệ rễ?
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì,...
- Các cơ quan ở người: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng,...
.Tim được cấu tạo từ: mô cơ tim, mô liên kết, mô thần kinh,...
- Rễ là hệ cơ quan thực hiện chức năng hút nước và khoáng chất cho cây, nếu hệ rễ bị mất đi thì hệ chổi cũng không hoạt động được và cây cà chua sẽ chết.
- Tổng kết: 
+ Đánh giá được nhóm nào nêu được nhiều hoạt động. Khen ngợi học sinh
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời các câu hỏi 
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập, tiết sau nộp lại cho GV
BÀI TẬP
1. Cấp độ nào sau đây được xem là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của sự sống?
A. Mô.	 B. Tế bào. 	
C. Cơ quan.	 D. Hệ cơ quan.
2. Tập hợp gổm các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện chức năng nhất định được gọi là
A. mô. B. tế bào.	 
C. cơ quan.	 D.	 Hệ cơ quan.
3. Vẽ minh hoạ và chú thích các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người.
4. Khi em tập thể dục, những cơ quan và hệ cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động? 
5. Nêu tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào tương ứng với các số từ (1) đến (5) trong hình sau(sgk)
- Nhận nhiệm vụ
1. Đáp án B.
2. Đáp án A.
3. Các cơ quan thuộc hệ hô hấp: mũi, hầu, phổi, cơ hoành. Các cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường.
 4.Khi em tập thể dục, những hệ cơ quan cùng phối hợp hoạt động là: hệ vận động, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn.
5.- (1) Tế bào, (2) Mô, (3) Cơ quan, (4) Hệ cơ quan, (5) Cơ thể.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT.
-Vẽ bảng sau vào vở và hoàn thành theo mẫu sau:
Hệ cơ quan
Cơ quan cấu tạo nên hệ cơ quan
Chức năng hệ cơ quan
Hệ tiêu hoá
Thực quản, dạ dày, ruột,...
Tiêu hoá thức ăn thành các chất cần thiết cho cơ thể.
Hệ tuần hoàn
Tim, mạch máu,...
Vận chuyển các chất trong cơ thể.
Hệ thần kinh
Não, dây thán kinh, tuỷ sống,...
Điểu khiển các hoạt động sống của cơ thể.
Hệ hô hấp
Mũi, hầu, phổi, cơ hoành,...
Giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài (thở).
Hệ bài tiết
Da,bàng quang,thận,...
Cân bằng, bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_7_t.docx