Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Ngoan
/ MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau.
- Biết chia các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả: Nhóm quả khô và nhóm quả thịt và các nhóm nhỏ hơn: Hai loại quả khô và hai loại quả thịt.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT - Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học
3. Về phẩm chất Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
Ngày soạn: / 0/2021 Ngày dạy: / 0/2021 Trường THCS Ba Trại Họ tên giáo viên Tổ: KHTN Đoàn Thị Ngoan TUẦN:20 Tiết 39: Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ Môn học: Sinh học 6(A1,A2,A3,A4,A5,A6,A7 ) I/ MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau. - Biết chia các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả: Nhóm quả khô và nhóm quả thịt và các nhóm nhỏ hơn: Hai loại quả khô và hai loại quả thịt. 2. Năng lực Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt - Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo Tạo sự vui vẻ, hứng khởi cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Hát tập thể . c. Sản phẩm: Bài hát về quả. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Cho HS hát tập thể chủ đề về quả Hát Bài quả gì ? (nhạc sĩ Nhật Mai) Vào bài : Có rất nhiều quả khác nhau và dựa vào đặc điểm vỏ quả người ta chia quả thành các nhóm khác nhau, vậy quả được phân chia như thế nào, các em tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt các loại quả? a) Mục tiêu: HS nêu được cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau b) Nội dung:HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV chuyển giao NV cho HS - Yêu cầu HS hoạt động nhóm: quan sát mẫu vật nhóm mang theo và những quả có trong hình 32.1 SGK tr.105 -> chia các loại quả đó thành các nhóm khác nhau - GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung Dự kiến SP: + Nhóm quả nhiều hạt, nhóm quả có một hạt, nhóm quả không có hạt + Nhóm quả ăn được, nhóm quả không ăn được + Nhóm quả có màu sắc sặc sỡ, nhóm qảu có màu nâu xám. + Nhóm quả khô, nhóm quả thịt. - GV hỏi: Nhóm đã dựa vào đặc điểm nào để phân chia các quả trên vào các nhóm? - GV nhắc lại tóm tắt cách phân chia của HS, từ đó hướng dẫn cách chia nhóm các loại quả như sau: + Trước hết quan sát các loại quả, tìm xem giữa chúng có những điểm nào khác nổi bật mà người quan tâm có thể chia chúng thành các nhóm khác nhau. Ví dụ: số lượng hạt, đặc điểm màu sắc của quả, Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm: quan sát mẫu vật nhóm mang theo và những quả có trong hình 32.1 SGK tr.105 -> chia các loại quả đó thành các nhóm khác nhau * Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Nhóm khác nhận xét, bổ sung Trả lời - HS lắng nghe. 1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt các loại quả? - Trước hết quan sát các loại quả, tìm xem giữa chúng có những điểm nào khác nổi bật mà người quan tâm có thể chia chúng thành các nhóm khác nhau. - Định ra tiêu chuẩn về mức độ khác nhau về đặc điểm đó. - Cuối cùng chia các nhóm quả bằng cách: xếp các quả có những đặc điểm giống nhau vào một nhóm. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các loại quả chính a) Mục tiêu: - Phân biệt các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả: Nhóm quả khô và nhóm quả thịt và các nhóm nhỏ hơn: Hai loại quả khô và hai loại quả thịt. b) Nội dung:HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chứcthực hiện:Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan GV chuyển giao NV cho HS - GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục qSGK tr. 106 -> nêu tiêu chuẩn của hai nhóm quả chính: quả khô và quả thịt. - GV yêu cầu HS xếp các quả của nhóm mình thành hai nhóm quả đã biết a. Các loại quả khô: - GV yêu cầu HS quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chia qủa khô thành hai nhóm + Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô + Gọi tên hai nhóm quả khô đó - GV nhận xét, chốt ý - GV yêu câu HS cho ví dụ các loại quả của hai nhóm - GV liên hệ thực tế: Vì sao người ta phải thu hoạch đậu xanh, đậu đen trước khi quả chín khô? Vì nếu đợi đến lúc quả chín khô, quả tự nẻ, hạt sẽ rơi hết xuống ruộng không thể thu hoạch được. b. Các loại quả thịt: - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.106 -> tìm hiểu đặc điểm phân biệt hai nhóm quả thịt? - GV yêu cầu các nhóm nêu ví dụ - GV cho HS tự rút ra kết luận - Liên hệ: Người ta có cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt? DKSP: Rửa sạch, cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh, phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu, . - GDMT: Con người sử dụng các sản phẩm từ cây xanh: thân, rễ, lá, các loại hoa quả à chúng ta cần phải bảo vệ, gìn giữ và phát triển cây xanh ngày một tốt hơn. Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục qSGK tr. 106 để biết tiêu chuẩn của hai nhóm quả chính: quả khô và quả thịt - HS xếp các quả của nhóm mình thành hai nhóm quả đã biết - HS quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chia qủa khô thành hai nhóm: + Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tự tách ra cho hạt rơi ra ngoài: cải, các loại quả đậu, đậu bắp, chi chi, quả bông, . + Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự tách ra: thìa là, chò, . - HS trả lời: - HS đọc thông tin SGK tr.106 + Quả mọng gồm toàn thịt: chanh, cà chua, đu đủ, chuối, + Qủa hạch có hạch cứng bao bọc lấy hạt: táo ta, đào, mơ, dừa, - HS trả lời Nội dung 2: Các loại quả chính. Dựa vào đặc điểm của vỏ có thể chia quả thành 2 nhóm: - Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. - Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. a. Các loại quả khô: + Quả khô nẻ: Khi chín vỏ quả tự nứt ra. + Qủa khô không nẻ: Khi chín vỏ không tự nứt ra. b. Các loại quả thịt: +Quả mọng: gồm toàn thịt. + Qủa hạch: có hạch cứng bao bọc lấy hạt. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ ? A. Nho B. Cà chua C. Chanh D. Xoài Câu 2. Quả nào dưới đây là quả khô không nẻ ? A. Chò B. Lạc C. Bồ kết D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 3. Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra ? A. Quả bông B. Quả me C. Quả đậu đen D. Quả cải Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch. B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng. C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng. D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng. Đáp án 1. D 2. D 3. B 4. C HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. GV chuyển giao NV cho HS -GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Tổ chức cho HS chơi trò chơi (Hãy kể tên các loại quả và phân chia chúng theo nhóm) Hãy kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả thịt ở địa phương em ?Hãy kể tên 3 loại quả mọng, 3 loại quả hạch ở địa phương em? Thực hiện nhiệm vụ HS trả lời và viết nội dung vào vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. *Hướng dẫn về nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi còn lại. - Đọc phần Em có biết ? - Chuẩn bị bài kế tiếp. Hướng dẫn ngâm hạt đậu đen, hạt ngô chuẩn bị cho bài sau. Ngày soạn : /0 /2021 Ngày dạy: 0 /2021 Trường THCS Ba Trại Họ và tên giáo viên: Tổ: KH tự nhiên Đoàn Thị Ngoan TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ HẠT Môn học: Sinh học Thời gian thực hiện: 3 tiết ( từ tiết 40-42) Chủ đề bao gồm nội dung kiến thức thuộc các bài: Bài 33 - Hạt và các bộ phận của hạt Bài 34 - Phát tán của quả và hạt. Bài 35 - Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Dự kiến thời lượng cho các hoạt động Tiết 1 Hoạt động 1: Mở đầu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về các bộ phận của hạt. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. Tiết 2 Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về các cách phát tán của quả và hạt Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về đặc điểm thích nghi với các các cách phát tán của quả và hạt Tiết 3 Hoạt động 2.5. Tìm hiểu thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm Hoạt động 2.6. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt vận dụng như thế nào trong sản xuất Hoạt động 3. Luyện tập Hoạt động 4. Vận dụng I/ MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Mô tả được các bộ phận của hạt: Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm. Phôi có một lá mầm( ở cây một lá mầm) hay hai lá mầm( ở cây hai lá mầm). - Giải thích được vì sao ở một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa. - Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (chất lượng của hạt, độ ẩm, không khí, nhiệt độ thích hợp) 2. Năng lực a. Năng lực chung: Tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích và giải quyết được tình huốnghọc tập; tình huống khi thảo luận Hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết cácnhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm. b. Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày sản phẩm của nhóm - Năng lực khoa học: Tìm hiểu kiến thức về hạt, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thiết kế thí nghiệm điều kiện cần cho hạt nảy mầm 3. Phẩm chất - Trách nhiệm:Có thói quen sống khoa học để bảo vệ cây trồng - Chăm chỉ:Tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập - Trung thực:Báo cáo chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Nghiên cứu SGK, tài liệu theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh - Chia nhóm, chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phiếu học tập số 1, 2, 3 2. Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu trước nội dung bài 33,34,35 - SGK và các dụng cụ học tập cá nhân. - Mô hình các hạt. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu KHỞI ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI QUẢ a.Mục tiêu: Tạo hứng thú, nhu cầu tìm hiểu về các loại quả b.Nội dung: Câu đố về quả. c.Sản phẩm: Đáp án câu đố d. Tổ chức thức hiện: HĐ của thầy HĐ của trò *Chuyển giao NV cho HS Câu đố: - Bạn Nam nói hạt lúa, hạt ngô, củ lạc là quả - Bạn Hải nói hạt lúa, hạt ngô, củ lạc là hạt và củ. Theo em ai nói đúng , quả đó thuộc loại quả nào? - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi - Gọi đại diện một nhóm HS trả lời, GV và lớp chia sẻ. Dự kiến SP: Mỗi hạt lúa, hạt ngô là quả thuộc loại quả dính, lạc là quả thuộc loại quả khô * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên đánh giá hoạt động học tập của học sinh và giới thiệu chủ đề hạt. Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm đôi *Báo cáo kết quả Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về các bộ phận của hạt Mục tiêu: - Kể tên được các bộ phận của hạt b) Nội dung:HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chứcthực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung GV chuyển giao NV cho HS - GV hướng dẫn HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen -> Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm làm vào phiếu học tập 1 - Gọi đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận - Dự kiến SP (phiếu học tập) * Đánh giá kết quả : - GV nhận xét -> chốt lại kiến thức. - GDMT: Tác dụng của cây xanh, cung cấp nguồn hạt giống và lương thực cho động vật và con người. Thực hiện nhiệm vụ - HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen -> Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt -> hoàn thành bảng SGK tr.108 - Thảo luận nhóm * Báo cáo kết quả Đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận 1- Các bộ phận của hạt. Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. - Phôi của hạt gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm - Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. PHIẾU HỌC TẬP CÂU HỎI TRẢ LỜI Hạt đỗ đen Hạt ngô Hạt gồm có những bộ phận nào? Vỏ và phôi Vỏ, phôi, phôi nhủ Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt? Vỏ hạt Vỏ hạt Phôi gồm những bộ phận nào? Chồi mầm, lá mầm thân mầm, rễ mầm Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm Phôi có mấy lá mầm? Hai lá mầm Một lá mầm Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu? Ở hai lá mầm Ở phôi nhũ Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm a) Mục tiêu: - Phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm b) Nội dung:HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chứcthực hiện: Chuyển giao NV cho HS - Căn cứ vào bảng SGK tr.108 đã làm ở mục 1, yêu cầu HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.109 -> trả lời câu hỏi: 1. Hạt hai lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào? - DKSP: Hạt một lá mầm có: phôi nhủ, chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở phôi nhủ Hạt hai lá mầm: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở hai lá mầm 2. Thế nào là cây hai lá mầm và cây một lá mầm? - DKSP:Cây hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm. Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm - Nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ. - HS đọc thông tin mục q SGK tr.109 Trả lời Ghi bài. Nội dung 2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm: - Hạt 1 lá mầm là phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm. - Hạt 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm. hat - Cây hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm. - Cây một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về các cách phát tán của quả và hạt a) Mục tiêu: Hiểu được các cách phát tán của quả và hạt b) Nội dung:HS quan sát hình vẽ sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, hoàn thành phiếu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV trong phiếu học tập . d) Tổ chứcthực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung *Chuyển giao NV cho HS - Cho HS quan sát tranh vẽ trên màn hình hoặc SGK H34 hoàn thành phiếu học tập1 theo bảng SGK - Dự kiến SP : Thực hiện nhiệm vụ Quan sát tranh vẽ trên màn hình hoặc SGK H34 - Hoàn thành phiếu học tập 3. Các cách phát tán quả và hạt TT Tên quả hoặc hạt Cách phát tán của quả và hạt Nhờ gió Nhờ động vật Tự phát tán 1 Quả chò X 2 Quả cải X 3 Quả bồ công anh X 4 Quả ké đầu ngựa X 5 Quả chi chi x 6 Hạt thông X 7 Quả đậu bắp X 8 Quả cây xấu hổ X 9 Quả trâm bầu . x - Gọi HS trình bày kết quả phiếu học tập * Đánh giá kết quả - Nhận xét, bổ sung ->Các cách phát tán của quả và hạt? - Ngoài các cách phát tán trên, quả và hạt còn có cách phát tán nào khác ? - SPDK: Nhờ nước, con người * Báo cáo kết quả Trình bày kết quả đã làm trên phiếu học tập - Nhận xét, bổ sung. Trả lời Trả lời - Phát tán nhờ gió:quả chò, quả bồ công anh, quả trâm bầu, hạt hoa sữa... - Phát tán nhờ động vật: quả ké đầu ngựa, quả cây trinh nữ, hạt thông, - Tự phát tán: quả chi chi, quả đậu bắp, quả cải... Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về đặc điểm thích nghi với các các cách phát tán của quả và hạt a) Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt b) Nội dung:HS quan sát hình vẽ sách giáo khoa, hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập 2. c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm trong phiếu học tập 2 . d) Tổ chứcthực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung *Chuyển giao NV cho HS Cho HS quan sát bảng trên và tranh vẽ trên màn hình - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập 2(5ph) + Cho biết đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt: - Phát tán nhờ gió - Phát tán nhờ động vật - Tự phát tán + Con người có giúp cho sự phát tán quả và hạt không? Bằng cách nào? - Dự kiến SP : +Phát tán nhờ gió: có cánh, có lông, nhẹ để nhờ gió chuyển đi. + Phát tán nhờ động vật: có gai hoặc có móc để bám vào cơ thể động vật, có hương thơm, vị ngọt. - Gọi đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận * Đánh giá kết quả : - GV nhận xét -> chốt lại kiến thức. Thực hiện nhiệm vụ Quan sát bảng trên và tranh vẽ trên màn hình - Thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập 2 * Báo cáo kết quả Đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận. Nhóm có tín hiệu trả lời nhanh nhất thuyết trình, nhận xét - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 4- Đặc điểm thích nghi với các các cách phát tán của quả và hạt - Đặc điểm của quả, hạt phát tán nhờ gió: có cánh, có lông, nhẹ để nhờ gió chuyển đi. - Đặc điểm của quả, hạt phát tán nhờ động vật :có gai hoặc có móc để bám vào cơ thể động vật, có hương thơm, vị ngọt. Hoạt động 2.5. Tìm hiểu thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm a) Mục tiêu: Trình bày được thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt b) Nội dung:HS quan sát thí nghiệm làm ở nhà, hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập 3. c) Sản phẩm: Kết quả làm thí nghiệm của nhóm nhóm trong phiếu học tập 3 . d) Tổ chứcthực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung *Chuyển giao NV cho HS Cho HS quan sát thí nghiệm làm ở nhà, mẫu TN của GV và tranh H35 SGK - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập 3(5ph) - Dự kiến SP: Phiếu học tập 3 Thực hiện nhiệm vụ Quan sát thí nghiệm làm ở nhà, mẫu TN của GV và tranh H35 SGK - Thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập 3 5- Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm Thí nghiệm 1: - Kết quả: +10 hạt đỗ xanh để khô: Không nảy mầm +10 hạt đỗ xanh ngâm ngập trong nước: Không nảy mầm +10 hạt đỗ xanh để trên bông ẩm: Nảy mầm Phiếu học tập 3 STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả thí nghiệm Cốc 1 10 hạt đỗ xanh để khô Không nảy mầm Cốc 2 10 hạt đỗ xanh ngâm ngập trong nước Không nảy mầm Cốc 3 10 hạt đỗ xanh để trên bông ẩm Nảy mầm Hoạt động 2.6. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt vận dụng như thế nào trong sản xuất a) Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm của hạt để giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật trong sản xuất b) Nội dung:HS thảo luận nhóm giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật ,hoàn thành phiếu học tập 4. c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm trong phiếu học tập 4. d) Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung *Chuyển giao NV cho HS - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm Vận dụng những hiểu biết về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm của hạt để giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật, làm vào phiếu học tập 4(3ph) - Dự kiến SP: Phiếu học tập 4 - Gọi đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận * Đánh giá kết quả : - GV nhận xét , bổ sung-> chốt lại kiến thức. Thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập 4 * Báo cáo kết quả Đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận. Nhóm có tín hiệu trả lời nhanh nhất thuyết trình, nhận xét - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 6.Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt vận dụng như thế nào trong sản xuất? Phiếu học tập 4 BIỆN PHÁP KĨ THUẬT CƠ SỞ KHOA HỌC Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo nước ngay Bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt Làm cho đất thoáng, khi hạt gieo xuống có đủ không khí để hô hấp mới nảy mầm tốt Khi trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo Tránh nhiệt độ thấp, bất lợi, tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho hạt nảy mầm Phải gieo hạt đúng thời vụ Giúp hạt gặp những điều kiện thời tiết phù hợp nhất, hạt sẽ nảy mầm tốt hơn Phải bảo quản tốt hạt giống Để bảo đảm cho hạt giống không bị mối, mọt, nấm mốc phá hoại, hạt mới có sức nảy mầm cao HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Làm bài tập trắc nghiệm c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: a, Hạt gồm những bộ phận nào? A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ của hạt. B. Vỏ, lá mầm, chồi mầm. C. Vỏ, phôi nhũ, chồi mầm. D. Vỏ, thân mầm, rễ mầm. b, Phôi của hạt gồm: A. Rễ mầm, thân mầm. B. Chồi mầm. C. Một hoặc hai lá mầm. D. Cả A, B và C. c, Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt nằm ở đâu? A. Trong lá mầm. B. Trong vỏ hạt. C. Trong phôi nhũ. D. Cả A và C. d, Điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt cây một lá mầm và hạt cây hai lá mầm? A. Bộ phận chứa chất dinh dưỡng dự trữ của hạt. B. Số lá mầm của phôi. C. Bộ phận bảo vệ hạt. D. Các bộ phận của hạt e, Các cách phát tán Trả lời Tên các loại quả, hạt A. Phát tán nhờ động vật. B. Tự phát tán, C. Phát tán nhờ gió. A.............................. B.............................. C.............................. 1. Quả chò 2. Quả cải. 3. Quả Bồ công anh 4. Quả ké đầu ngựa 5. Quả chi chi 6. Quả đậu bắp 7. Quả cây xấu hổ 8. Quả Trâm bầu 9. Hạt hoa sữa 10. Quả ổi * Thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập - Báo cáo kết quả: HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung Đáp án: a- A, b- D, c- D, d- B, e: A- 4,7, B- 2,5, 6,10, C- 1, 3, 8, 9 - Đánh giá kết quả : - GV nhận xét , đánh giá đưa ra đáp án đúng HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Trả lời câu hỏi tình huống. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung *Chuyển giao NV cho HS - Vì sao người ta không trồng Cỏ may mà bờ đê nào cũng mọc đầy có may? Thực hiện nhiệm vụ - Trả lời - Vì cỏ may thích nghi với sự phát tán nhờ gió và động vật * Hướng dẫn về nhà Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách. Làm bài tập SGK tr.115 Đọc và tìm hiểu bài 36 tống kết về cây có hoa _____________________________________________________________ Ngày soạn: /0 /2021 Ngày dạy: /0 /2021 Trường THCS Ba Trại Họ tên giáo viên Tổ: KHTN Đoàn Thị Ngoan TUẦN:2 Tiết 43: Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA Môn học: Sinh học 6 (A1,A2,A3,A4,A5,A6,A7 ) I/ MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa. - Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn. 2. Năng lực Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Phẩm chất Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, máy tính, SGK, Tranh vẽ H 36.1 SGK. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs khi vào học. b. Nội dung: Hát tập thể c. Sản phẩm: Bài hát vui nhộn. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung Cho HS hát tập thể chủ đề về quả Hát tập thể Bài những bông hoa, những lời ca ( Hoàng Long) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1. Tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây xanh có hoa a. Mục tiêu: Hệ thống được kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa. b. Nội dung: Tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây xanh có hoa c.Sản phẩm: Kiến thức cây có hoa d. Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung *Chuyển giao NV cho HS Yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng tr 116 –GV vẽ sẵn trên bảng phụ treo trên bảng. Sau đó làm bài tập SGK tr 116 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm lựa chọn mục tương ứng giữa cấu tạo và chức năng ghi vào sơ đồ cây có hoa - Dự kiến SP: Phiếu học tập - Gọi đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận điền trên tranh câm H 36.1 * Đánh giá kết quả : - GV nhận xét , bổ sung-> chốt lại kiến thức. - GV: yêu cầu quan sát tranh hoàn chỉnh cho biết : + Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì? + Các cơ quan sinh sản có cấu tạo và chức năng như thế nào ? + Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ? Thực hiện nhiệm vụ - Đọc bảng cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan. Thảo luận nhóm * Báo cáo kết quả Đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận. Nhóm có tín hiệu trả lời nhanh nhất thuyết trình, nhận xét - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Trả lời câu hỏi 1 Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây xanh có hoa - Cây có hoa có nhều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng: + Cơ quan sinh dưỡng gồm rễ, thân, lá: có chức năng nuôi dưỡng cây + Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả , hạt có chức năng sinh sản, phát triển và duy trì nòi giống.. Phiếu học tập Các chức năng chính của mỗi cơ quan Đặc điểm chính về cấu tạo Trả lời 1. Bảo vệ và góp phần phát tán hạt a. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút 1-C Quả 2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước. b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây 2- e Lá 3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả. c. Gồm vỏ quả và hạt 3-d Hoa 4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây d. Mang hạt phấn chứa các tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái. 4- b Thân 5. Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống. e. Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được 5- g Hạt 6. Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây g. Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ 6- a Rễ Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa a. Mục tiêu: Hệ thống được kiến thức về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa b. Nội dung: Tìm hiểu sự thống nhất chức năng giữa các cơ quan ở cây c.Sản phẩm: Kiến thức mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan ở cây có hoa d. Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung Chuyển giao NV cho HS Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 suy nghĩ trả lời câu hỏi ? Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng? ? Lấy ví dụ chứng minh khi hoạt động của 1 cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác ? ? Giữa các cơ quan của cây xanh có hoa có mối quan hệ như thế nào ? Thực hiện nhiệm vụ Đọc thông tin sgk tr 117 Trả lời 2. Sự thống nhấtvề chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa - Các cơ quan của cây xanh có hoa liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau về chức năng. Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vào sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khác, khi một cơ quan tăng cường hoặc giảm hoạt động đều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và của toàn bộ cây. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Câu hỏi về sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây xanh có hoa c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung *Chuyển giao NV cho HS a, Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ? A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan D. Tất cả các phương án đưa ra b, Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng ? A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn C. Quá trình quang hợp ở lá D. Tất cả các phương án đưa ra *Thực hiện nhiệm vụ Trả lời Trả lời Đáp án D D Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Trả lời câu hỏi tình huống. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung *Chuyển giao NV cho HS Hãy giải thích vì sao trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp? *Thực hiện nhiệm vụ Trả lời Giải thích: Vì rau ít được tưới mước và bón phân nên rễ cây hoạt động ngừng trệ cây hút nước và muối khoáng được ít không đủ chất dinh dưỡng để thân lá phát triển
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2016_2.docx