Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được đường đi của nước và muối khoáng vận chuyển trong cây

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hút nước và muối khoáng của cây

 - Biết giải thích 1số hiện tượng thực tế trong thiên nhiên

2. Kỹ năng

 - Quan sát hình vẽ

- Biết cách chỉ trên tranh hoặc vẽ lại con đường hút nước và muối khoáng từ đất -> cây

3. Thái độ

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ một số ĐV trong đất, bảo vệ đất, chống ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất, chống rửa trôi. Qua đó giúp HS hiểu được vai trò của cây xanh đối với chu trình nước trong tự nhiên

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sự hút nước và muối khoáng của rễ cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ , ý tưởng trong thảo luận nhóm.

- Kỹ năng quản lý thời gian trong khi chia sẻ thông tin, trình bày báo cáo.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Thực hành - Thí nghiệm, Vấn đáp – Tìm tòi; Dạy học nhóm.

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Giáo viên: hình vẽ 11.02/ trang 37 SGK

- Học sinh: ôn lại tiết I, nắm được chức năng của rễ

 

doc 2 trang haiyen789 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 20/9/2011
Tiết 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (tt)
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nắm được đường đi của nước và muối khoáng vận chuyển trong cây 	
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hút nước và muối khoáng của cây 	
 - Biết giải thích 1số hiện tượng thực tế trong thiên nhiên 	
2. Kỹ năng
 - Quan sát hình vẽ 
- Biết cách chỉ trên tranh hoặc vẽ lại con đường hút nước và muối khoáng từ đất -> cây
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ một số ĐV trong đất, bảo vệ đất, chống ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất, chống rửa trôi. Qua đó giúp HS hiểu được vai trò của cây xanh đối với chu trình nước trong tự nhiên 
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sự hút nước và muối khoáng của rễ cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ , ý tưởng trong thảo luận nhóm.
- Kỹ năng quản lý thời gian trong khi chia sẻ thông tin, trình bày báo cáo.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Thực hành - Thí nghiệm, Vấn đáp – Tìm tòi; Dạy học nhóm.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Giáo viên: hình vẽ 11.02/ trang 37 SGK
- Học sinh: ôn lại tiết I, nắm được chức năng của rễ
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: 
Cây rất cần nước và muối khoáng, nhưng lượng nước và muối khoáng hòa tan từ trong đất vào trong cây như thế nào ? Ta nghiên cứu bài “Sự hút nước và muối khoáng của rễ” (tt)
2. Kết nối: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ
HĐ1. Rễ cây hút nước và muối khoáng 
- GV cho HS nghiên cứu SGK, làm bài tập s/ tr 37.
- Sau khi HS đã điền và nhận xét -> GV hoàn thiện để HS sửa sai.
- GV chỉ lại trên tranh để HS theo dõi và hỏi HS: 
1. Chỉ trên tranh con đường hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất -> cây.
Ghi sơ đồ con đường hút nước và muối khoáng từ đất -> cây.
2. Bộ phận nào của rễ là chủ yêú ?
làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hoà tan?
3. Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau?
- HS quan sát H 11.2, chú ý đường đi của mũi tên vàng và đọc phần chú thích.
- HS chọn từ điền vào chỗ trống
1. lông hút; 2. vỏ; 3. mạch gỗ; 4. lông hút
- HS đọc mục / tr 37, kết hợp với bài tập trước để trả lời:
1. Gọi 1 HS lên bảng chỉ trên tranh.
* Đường đi của nước và muối khoáng:
Lông hút -> Vỏ -> Mạch gỗ -> các bộ phận của cây
2. Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hoà tan.
3. Vì muối khoáng được hấp thụ vào rễ và vận chuyển trong cây là nhờ hoà tan trong nước. 
1. Rễ cây hút nước và muối khoáng 
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút.
- Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận khác của cây.
HĐ 2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
a. Các loại đất trồng
1. Ở địa phương ta có những loại đất trồng nào? Cho ví dụ?
2. Các loại đất trồng khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất không?
b. Thời tiết, khí hậu 
3. Thời tiết, khí hậu: ảnh hưởng ntn đến năng suất của cây?
Ứng dụng: Một số cây trồng , khi mưa lâu ngày đất sẽ bị ngập úng. Rễ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
- > Em hãy đề ra cách xử lý như thế nào?
* GV bổ sung: Nước, muối khoáng và các vi sinh vật có vai trò quan trọng đối với TV nói riêng và tự nhiên nói chung 
- Sau khi học xong bài, HS trả lời:
4. Theo em nước và muối khoáng có vai trò quan trọng như thế nào đối với thực vật?
5. Em cần phải làm gì để bảo vệ các sinh vật trong đất?
THMT: Giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ một số ĐV trong đất, bảo vệ đất, chống ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất, chống rửa trôi. Qua đó HS hiểu được vai trò của cây xanh đối với chu trình nước trong tự nhiên 
- HS đọc  / tr 38 và trả lời:
1. Đất đá ong, đất thịt, đất cát, đất phù sa.
2. Có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, vì có loại đất tốt, có loại đất xấu.
- HS đọc  / tr 38 tiếp theo để thảo luận mục s/ tr 38:
3. Các loại đất, thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây
- HS tự cho ví dụ.
- Rễ mất khả năng hút nước và muối khoáng 
-> rễ sẽ bị chết.
- Tháo nước hoặc rút nước
- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức
4. HS nhắc lại nội dung bài học.
5. HS tự đưa ra ý kiến riêng của minh.
2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
- Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.
- Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt 
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
Tại sao khi trời nắng, nhiết độ cao không cần tưới nước? 
 Khi mưa nhiều, ngập nước cần chống úng cho cây	
Vì sao cần phải thường xuyên cày, cuốc, xới đất cho cây trồng? 
VII/ VẬN DỤNG: 
Giải đáp ô chữ cái: 28 chữ (tục ngữ kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta) 
 “Nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống”
* Dặn dò:
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK
 - Đọc : “Em có biết?” tr 39 SGK
 - Mang 1 số cây: sắn, trầu không, tầm gửi 
-> Tìm hiểu : “Biến dạng của rễ”.
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
- HS hiểu và vận dụng bài học tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_11_su_hut_nuoc_va_muoi_khoang_cu.doc