Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 16: Thân dài ra do đâu? - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 16: Thân dài ra do đâu? - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Qua thí nghiệm HS tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn.

 - Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.

 2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng tiến hành thí nghịêm, quan sát, so sánh.

 - Tỡm kiếm và xử lý thông tin, tự tin, giải quyết vấn đề, hợp tác.

 3. Thái độ

 - GD học sinh ý thức bảo vệ tính toàn ven của cây, hạn chế việc làm vô ý thức: Bẻ cành cây, đu, trèo, làm gẫy hoặc bóc vỏ cây.

 II. CHUẨN BỊ

- GV: Chuẩn bị hình 14.1.

- HS: làm thí nghiệm trước ở nhà,báo cáo kết quả vào phiếu.

 III. PHƯƠNG PHÁP

 Vấn đáp, thực hành

 IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC

 1. Ổn địnhtổ chức ( 1)

 2. Kiểm tra đầu giờ ( 4’)

 H: Trình bày cấu tạo trong của thân?

 3. Các hoạt động:

 Vào bài (1’). Trong thực tế khi trồng rau, người ta thường cắt ngang thân, điều đó có tác dụng gì?

 

doc 3 trang tuelam477 3270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 16: Thân dài ra do đâu? - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2019
Ngày giảng: 16/10/2019 (6B); 18/10/2019 (6A)
Tiết 16
THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
 - Qua thí nghiệm HS tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn.
 	- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
	2. Kĩ năng
 	 - Rèn kĩ năng tiến hành thí nghịêm, quan sát, so sánh.
 	- Tỡm kiếm và xử lý thông tin, tự tin, giải quyết vấn đề, hợp tác.
	3. Thái độ
 - GD học sinh ý thức bảo vệ tính toàn ven của cây, hạn chế việc làm vô ý thức: Bẻ cành cây, đu, trèo, làm gẫy hoặc bóc vỏ cây.
	II. CHUẨN BỊ
- GV: Chuẩn bị hình 14.1.
- HS: làm thí nghiệm trước ở nhà,báo cáo kết quả vào phiếu.
	III. PHƯƠNG PHÁP
	Vấn đáp, thực hành
	IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC 
	1. Ổn địnhtổ chức ( 1) 
 	2. Kiểm tra đầu giờ ( 4’)
	 H: Trình bày cấu tạo trong của thân? 
 	3. Các hoạt động: 
	Vào bài (1’). Trong thực tế khi trồng rau, người ta thường cắt ngang thân, điều đó có tác dụng gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân (20’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại TN.
-HS: Đọc lại yêu cầu của TN.
-GV: Tóm tắt TN, Yêu cầu HS báo cáo kết quả theo nhóm (8 nhóm).
-HS: báo cáo kết quả (5').
-GV: Ghi nhanh k.q lên bảng. Thu phiếu học tập. Cho HS thảo luận:
H: Hãy n.x chiều cao của cây ngắt ngọn và cây không ngắt ngọn?
H: Vậy thân dài ra là do đâu ?
Do phần ngọn.
-HS: Đại diện nhóm trả lời. 
-GV: Nhận xét, b.s qua tranh 14.1.
-GV: Yêu cầu HS nhớ k.t cũ (bài 8):
H: Giải thích vì sao thân dài ra được ?
Nhờ phân chia chất t.b ở mô phân sinh ngọn.
-GV: Bổ sung liên hệ thực tế: 
H: Sự dài ra của các loại thân khác nhau, thì có giống nhau không? 
-HS: Trả lời ...
-GV: Nhận xét, bổ sung:
Sự dài ra của các loại cây khác nhau thì không giống nhau. 
VD: Thân cỏ, dài ra rất nhanh...
*: ? Những hành động nào của con người làm ảnh hưởng tới cây?
HS trả lời
GV: Chính vì vậy cần phải hạn chế những hành động như bẻ cành cây, đu, trèo, làm gẫy hoặc bóc vỏ cây .
1. Sự dài ra của thân.
a. Thí nghiệm: (SGK).
b. Kết luận: 
-Thân dài ra do sự phân chia các tế bào ơ mô phân sinh ngọn.
-Sự dài ra của thân ở các loại cây khác nhau thì không giống nhau.
Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế (13’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/47 gThảo luận nhóm 4' trả lời các câu hỏi sau:
 H. Tại sao những cây như: bông, đậu, cà phê trước khi ra hoa người ta thường ngắt ngọn ?
 H. Tại sao những cây lấy gỗ, lấy sợi người ta phải tỉa cành ?
- GV giải thích thêm: 
 + Khi bấm ngọn cây không cao lên được nữa, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển.
 + Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài.
- Vận dụng trả lời những hiện tượng trong thực tế:
 H. Tại sao người ta thường cắt thân cây rau ngót ?
 H. Theo em người ta thường bấm ngọn và tỉa cành để làm gì ?
†Trong thực tế những cây nào thường bấm ngọn, tỉa cành ?
2. Giải thích hiện tượng thực tế.
-Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt, thân.
-Tỉa cành đối với những cây lấy gỗ, sợi.
-Tùy từng loại cây mà người ta bấm ngọn, tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
	4. Tổng kết hướng dẫn học ở nhà
	a. Tổng kết (5’)
 	HS: Đọc phần ghi nhớ sgk
	GV: Cho HS làm bài tập sau:
 	- Những cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn là:
	a/ rau muống 	b/ Đu đủ 
	c/ rau cải 	d/ ổi 
	e/ hoa hồng 	f/ mướp 
	- Những cây không sử dụng biện pháp ngắt ngọn là:
	a/ mây 	b/ xà cừ
	c/ mồng tơi 	d/ bằng lăng
	e/ bí ngô	f/ mía
	- GV cho HS giải ô chữ: mồng tơi.
	b. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
 	- Học bài
	- Trả lời các câu hỏi SGK/tr47.
	- Đọc phần “em có biết”.
	- Nghiên cứu bài 16: Thân to ra do đâu?
	+ Thân to ra do đâu? Phân biệt dác và ròng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_16_than_dai_ra_do_dau_nam_hoc_20.doc