Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17: Thân dài ra do đâu? - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17: Thân dài ra do đâu? - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ ( sinh mạch) làm thân to ra

 - Tiến hành phân biệt dác và ròng

 - Tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.

 2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.

 - Tìm kiếm và xử lý thông tin, hợp tác lắng nghe, tự tin.

 3. Thái độ

 - GD học sinh ý thức bảo vệ tính toàn ven của cây, hạn chế việc làm vô ý thức: Bẻ cành cây, đu, trèo, làm gẫy hoặc bóc vỏ cây.

 II. PHƯƠNG PHÁP

 Trực quan; Vấn đáp; Hợp tác trong nhóm nhỏ.

 III. CHUẨN BỊ

 - GV: Giáo án bài giảng, nội dung giảng dạy.

 - HS: SGK, vở ghi, đồ dùng HT

 IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

 1. Ổn định tổ chức: (1’)

 Kiểm tra sĩ số HS

 2. Kiểm tra đầu giờ (4’)

 H: Thân dài ra do đâu?

 Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.

 3. Các hoạt động:

 Vào bài ( 1’). Trong quá trình sống, cây không những cao lên mà to ra. Vậy thân to ra là nhờ bộ phận nào? Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo ra sao ?

 

doc 4 trang tuelam477 4010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17: Thân dài ra do đâu? - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
 19/10/2019
Ngày giảng:
 21/10/2019 (6B); 23/10/2019 (6A)
Tiết 17
THÂN TO RA DO ĐÂU ?
	I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức
 	 - Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ ( sinh mạch) làm thân to ra
 	- Tiến hành phân biệt dác và ròng 
 	- Tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.
 	2. Kĩ năng
 	- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
 	- Tìm kiếm và xử lý thông tin, hợp tác lắng nghe, tự tin.
 	3. Thái độ
 	 - GD học sinh ý thức bảo vệ tính toàn ven của cây, hạn chế việc làm vô ý thức: Bẻ cành cây, đu, trèo, làm gẫy hoặc bóc vỏ cây.
	II. PHƯƠNG PHÁP
	Trực quan; Vấn đáp; Hợp tác trong nhóm nhỏ.
	III. CHUẨN BỊ
	- GV: Giáo án bài giảng, nội dung giảng dạy.
	- HS: SGK, vở ghi, đồ dùng HT
	IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
	1. Ổn định tổ chức: (1’)
 	Kiểm tra sĩ số HS
 	2. Kiểm tra đầu giờ (4’)
	H: Thân dài ra do đâu? 
	Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.
 	3. Các hoạt động: 
	Vào bài ( 1’). Trong quá trình sống, cây không những cao lên mà to ra. Vậy thân to ra là nhờ bộ phận nào? Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo ra sao ?
Hoạt động 1: Xác định tầng phát sinh (12’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV chiếu hình ảnh (slide 1) sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét và ghi lại:
H. Cấu tạo trong của thân cây trưởng thành có gì khác so với cấu tạo trong của thân non?
H. Theo em bộ phận nào mà thân cây to ra được (Vỏ? Trụ giữa?; Cả vỏ và trụ giữa?)
- HS quan sát hình trên máy chiếu, nhận xét, trả lời câu hỏi.
- GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm 3' trả lời các câu hỏi:
+ Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
+ Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
+ Thân cây to ra do đâu?
- HS đọc thông tin, thu nhận thông tin, thảo luận trả lời được: 
+ Vỏ cây to ra nhờ tầng sinh vỏ.
+ Trụ giữa to ra nhờ tầng sinh trụ.
+ Thân cây to ra nhờ sự phân chia của các tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- GV yêu cầu 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
-GV: Nhấn mạnh cho HS: Thân to ra là nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.(bổ sung trên tranh).
* MT: ? Những hành động nào của con người làm ảnh hưởng tới cây?
HS trả lời
=> Chính vì vậy cần phải hạn chế những hành động như bẻ cành cây, đu, trèo, làm gẫy hoặc bóc vỏ cây .
GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát (slide 2)
1. Tầng phát sinh:
- Thân cây to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Hoạt động 2: Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây (12’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
-GV: Chiếu (slide 3)Yêu cầu HS quan sát thân cây cắt ngang.
H: Vòng gỗ hằng năm là gì ? Hãy x.đ vòng gỗ trên hình ảnh
-HS: Xác định được vòng gỗ trên hình ảnh
H: Tại sao có vòng gỗ màu sẫm, màu sáng ?
H: Làm thế nào để x.đ được tuổi của cây ?
-GV: Cho HS nhận xét, bổ sung...Liên hệ thực tế, lấy vd... 
2. Vòng gỗ hằng năm:
- Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ để xác định được tuổi của cây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm dác và ròng (8’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
-GV: Chiếu (slide 4 và 5) Yêu cầu HS quan sát trên cứu sgk:
H: Làm thế nào để phân biệt phần dác và phần ròng?
-HS: Trả lời.
- GV nhận xét và mở rộng: người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau 1 thời gian vớt lên có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích vì sao?
- HS lắng nghe và giải thích.
- GV: Cho HS liên hệ thực tế: Khi làm cột nhà, làm cầu, làm bàn, ghế, giường, tủ người ta thường sử dụng phần nào của gỗ?
- HS: Phần ròng.
-GV: Khắc sâu : Trong đồ mộc, thường dùng phần ròng để làm bàn, ghế, giường, tủ...bao giờ cùng chắc và bền hơn.
- GV: trong thực tế người ta làm nhà, làm đồ dùng thường chỉ sử dụng phần ròng mà bỏ đi phần dác như vậy rất lãng phí mà có thể sử dụng cây tre , nứa làm để ít phải chặt phá rừng, sẽ bảo vệ được rừng và giảm được sạt lở đất và tăng cường hấp thụ khí CO2.
3. Dác và ròng:
KL:
Thân cây gỗ già có dác và ròng.
+ Dác là lớp gỗ màu sáng, nằm ở bên ngoài.
+ Ròng là lớp gỗ màu sẫm, cứng chắc nằm ở bên trong.
	4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà
 	a. Tổng kết. (6’)
 	 - Gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí của tầng phát sinh, trả lời câu hỏi: thân cây to ra do đâu?
 	 - Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? Xác định tuổi gỗ của miếng gỗ của nhóm hay nhóm khác.
 	 - 1-> 2 HS đọc kết luận SGK - 52
 	b. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi SGK/tr52.
- Đọc phần “Em có biết?” .
- Tìm hiểu các chất trong thân được vận chuyển như thế nào?
- Nghiên cứu bài 17: Vận chuyển các chất trong than; Nghiên cứu 2 thí nghiệm vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan và vận chuyển chất hữu cơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_17_than_dai_ra_do_dau_nam_hoc_20.doc