Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 11: Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 11: Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

- Nhận biết các bộ phận của lá, các loại gân lá, lá đơn, lá kép.

- Nêu được chức năng của lá.

- Kể tên và nêu đặc điểm được các lá biến dạng

- Lấy vị dụ các biến dạng của lá.

- Có ý thức bảo vệ cây xanh

* Phân biệt các loại gân lá, lấy ví dụ. Quan sát và phân biệt các loại lá biến dạng ngoài tự nhiên. Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh dưỡng của cây để chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong gia đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung.

- Rèn luyện được kĩ năng quan sát thông qua việc xác định và mô tả đặc điểm hình thái các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh.

 

docx 3 trang Hà Thu 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 11: Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2020
Ngày giảng: 03/11/2020.
Tiết 25 - Bài 11. CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY XANH (T3)
I. Mục tiêu
- Nhận biết các bộ phận của lá, các loại gân lá, lá đơn, lá kép.
- Nêu được chức năng của lá.
- Kể tên và nêu đặc điểm được các lá biến dạng
- Lấy vị dụ các biến dạng của lá.
- Có ý thức bảo vệ cây xanh
* Phân biệt các loại gân lá, lấy ví dụ. Quan sát và phân biệt các loại lá biến dạng ngoài tự nhiên. Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh dưỡng của cây để chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong gia đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung.
- Rèn luyện được kĩ năng quan sát thông qua việc xác định và mô tả đặc điểm hình thái các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên
Máy chiếu, máy H
Mẫu vật lá cây, các loại lá biến dạng.
PHT
TT
Tên cây
Bộ phận biến dạng
Tên biến dạng
1
Cây xương rồng
2
Đậu Hà Lan
3
Cành mây
4
Cây bèo đất
5
	củ hành
6
Cây nắp ấm
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước theo nội dung hướng dẫn
- Chuẩn bị mẫu vật lá cây
III.Tổ chức hoạt động
1. Ổn định tổ chức- Kiểm tra sĩ số 
6A
6B
6C
2. Khởi động
H: Có mấy loại rễ cây, nêu đặc điểm mỗi loại?
 Thân gồm những bộ phận nào? Phân biệt thân chính và cành? 
2 HS lên bảng trả lời, lớp nhận xét, đánh giá
GV đánh giá nhận xét, dẫn dắt vào bài mới. 
3. Bài mới
HĐ CỦA GV - HS
Nội dung
- Mục tiêu: Nhận biết các bộ phận của lá, các loại gân lá, lá đơn, lá kép. Nêu được chức năng của lá.
GV hỏi: Chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
HS: (quang hợp)
Cho học sinh hoạt động cá nhân, chú thích vào hình 11.5( 1.cuống lá, 2. gân lá, 3.phiến lá)
GV: Yêu cầu HS quan sát lá trả lời câu hỏi:
+ Phiến lá có mầu gì? Chức năng phiến lá và các loại gân lá?
* Phân biệt đặc điểm các kiểu gân lá? 
HS dựa vào đặc điểm từng loại gân lá nêu ý kiến
Lớp nhận xét, đánh giá. 
GV hướng dẫn học sinh quan sát h11.8 phân loại các mẫu vật đem đến lớp theo mẫu, hoạt động cặp đôi 4’ trả lời câu hỏi: 
Có mấy loại lá? Đó là những loại nào?
Hoàn thiện bài tập so sánh lá đơn và lá kép theo mẫu bảng trang 65
Đại diện cặp đôi báo cáo, chia sẻ
GV chuẩn kiến thức
Dự kiến sản phẩm
- Có 2 loại lá, lá đơn và lá kép
- Lá đơn: 1, 4, 5, 8
- Lá kép: 2, 3, 6, 7
* Quan sát lá cây trong khuôn viên nhà trường, lấy ví dụ lá đơn và lá kép? 
HS lấy ví dụ lá đơn và lá kép, chia sẻ
Lớp nhận xét, đánh giá
Mục tiêu: Kể tên và nêu đặc điểm được các lá biến dạng. Lấy vị dụ các biến dạng của lá.
GV chiếu yêu cầu câu hỏi: Đặc điểm hình thái nào thường được dùng để nhận biết 1 cơ quan/ bộ phận lá cây? 
HS hoạt động cá nhân, nêu đáp án ( GV ghi dự kiến lên bảng)
GV chiếu PHT, hình ảnh 11.9 một số loại lá biến dạng yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 trong 5’ hoàn thiện
HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 trong 5’ hoàn thiện yêu cầu
Đại diện nhóm HS trình bày kết quả, chia sẻ
GV chiếu đáp án chuẩn HS chấm chéo
GV cho HS đối chiếu với dự đoán ban đầu
3. Lá cây
a. Các bộ phận của lá cây
Lá gồm phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân.
- Phiến lá có diệp lục hứng ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.
- Có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song, gân hình cung.
b. Các loại lá cây
- Có 2 loại lá: lá đơn, lá kép.
+ Lá đơn: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc.
+ Lá kép: có cuống phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến(lá chét), chồi nách ở phía trên cuống chính không có ở cuống con, thường lá chét rụng trước cuống chính rụng sau.
4. Các loại biến dạng của lá
* Một số lọai lá biến dạng : lá biến thành gai, lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc, lá vảy, lá dự trữ chất hữu cơ.
TT
Tên cây
Bộ phận biến dạng
Tên biến dạng
1
Cây xương rồng
lá
gai
2
Đậu Hà Lan
Lá
Tua cuốn
3
Cành mây
lá
tay móc
4
Cây bèo đất
Lá
Lá bắt mồi ( có lông và tuyến dính)
5
	củ hành
Lá
Lá chứa chất dự trữ
6
Cây nắp ấm
Lá
Lá bắt mỗi
4. Củng cố
GV: Điều gì xảy ra nếu vặt hết lá cây
HS: Cây chết vì không chế tạo được chất hữu cơ
GV: Em cần có hành động như thế nào để bảo vệ cây trong vườn trường nói riêng và các cây trồng nói chung?
HS: Không vặt bẻ cành lá
5. Hướng dẫn học bài
Ra vườn trường ghi tên cây và phân loại lá cây, đặc điểm gân lá
Tìm hiểu các biến dạng của thân, rễ .
Chuẩn bị bài mới tìm hiểu về biến dạng của thân và rễ cây

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_25_bai_11_co_quan_sinh_duong_cua.docx