Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 31: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 31: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh phát biểu được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

- Tìm được một số VD về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

- Biết được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức cho HS tránh tác động vào giai đoạn sinh sản của sinh vật vì đây là giai đoạn nhạy cảm

II. Chuẩn bị

 GV: Chuẩn bị tranh H: 26.1 đến 26.4

III. Phư¬ơng pháp

 - Trực quan, so sánh.

IV. Tổ chức giờ học

1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số HS

 2. Kiểm tra đầu giờ : Không

 3. Các hoạt động:

 Vào bài: (1') Ở 1 số cây có hoa rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có khả năng tạo thành cây mới. Vậy cây mới đó được hình thành như thế nào?

 

doc 3 trang tuelam477 4010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 31: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/12/2019
Ngày giảng: 05/12/2019 (6B); 06/12/2019 (6A)
Tiết 31 
SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
 I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phát biểu được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Tìm được một số VD về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Biết được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức cho HS tránh tác động vào giai đoạn sinh sản của sinh vật vì đây là giai đoạn nhạy cảm
II. Chuẩn bị
	GV: Chuẩn bị tranh H: 26.1 đến 26.4
III. Phương pháp
 	- Trực quan, so sánh.
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số HS
 	2. Kiểm tra đầu giờ : Không
 	3. Các hoạt động: 
	Vào bài: (1') Ở 1 số cây có hoa rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có khả năng tạo thành cây mới. Vậy cây mới đó được hình thành như thế nào?
Hoạt động 1: (19’)
Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa 
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
- GV: Cho HS quan sát tranh và mẫu vật sưu tầm. Yêu cầu trả lời:
H: Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có những hiện tượng gì ?
Hiện tượng: Có rễ ở mỗi mấu thân.
H: Mỗi mấu thân khi tách ra, có thể thành cây mới được không? Vì sao ?
Được, vì có rễ.
H: Củ gừng, củ khoai lang, lá thuốc bỏng, để nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không ? Vì sao ?
Có thể tạo cây mới vì có rễ, mép lá thuốc bỏng có rễ.
- HS: Lần lượt trả lời ....
- GV: Nhận xét, bổ sung... Yêu cầu HS hoàn thành bảng phụ (theo nhóm).
- HS: Thảo luận, thống nhất ( phải hoàn thành được bảng bài tập):
1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
STT 
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây
Phần đó thuộc cơ quan nào?
Trong điều kiện nào?
1
Rau má
Thân bò 	
Cơ quan sinh dưỡng
Có đất ẩm
2
Gừng
Thân rễ
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
3
Khoai Lang
Rễ củ
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
4
Lá thuốc bỏng
Lá
Cơ quan sinh dưỡng
Đủ độ ẩm
-GV: Sau khi HS hoàn thành bảng, cho HS nhận xét, rút ra kết luận:
H: Vậy sự tạo thành cây mới là nhờ bộ phận nào của cây? Cần đ.k gì để tạo thành cây mới?
- HS: Dựa vào nội dung để trả lời ...
- GV: Nhận xét, yêu cầu HS kẻ bảng vào vở 
Hoạt động 2: (18’)
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây 
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
- GV: Cho HS nghiên cứu thông tin sgk, làm bài tập sgk.T 88.
- HS: Làm bài tập. Lần lượt trả lời ...
- GV: Ghi nhanh kết quả lên bảng, cho HS nhận xét, bổ sung... 
- GV: Đưa đáp án đúng:
1. Sinh dưỡng; 2. Rễ củ, thân bò, lá, thân rễ; 
3. Độ ẩm.
- GV: Cho HS liên hệ thực tế:
H: Trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ?
- HS: Trả lời ....
- GV: Liên hệ thực tế: cây cỏ gấu sinh sản sinh dưỡng tự nhiên rất nhanh... Giáo dục HS phòng trừ cá cho cây trồng...
*MT: Cần tránh tác động vào giai đoạn sinh sản của sinh vật đây là giai đoạn nhạy cảm. Giữ tốt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của TV và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
- GV Kết luận lại
2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
*KL:
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (Rễ, thân, lá).
- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa: Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá ...
4. Tổng kết hướng dẫn học ở nhà
 	a. Tổng kết (5’)
 	- GV: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
 	- HS: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng.
 	- GV: nhóm cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:
 	a. Xà cừ, cao su, bạch đàn
 	b. Khoai lang, thuốc bỏng, rau má
 	c . Gừng, nghệ, mít.
 	d. Xoài, ổi, lúa.
 - HS: b
b. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
 	- Học bài.	
 	- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.tr88.
 	- Nghiên cứu bài 27, trả lời các câu hỏi sau:
 	+ Thế nào là giâm cành? Giâm cành khác víi chiết cành như thế nào?
 	+ Ghép cây là gì? Cho ví dụ về 1 số cây được nhân dân ta ghép trong trồng trọt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_31_sinh_san_sinh_duong_tu_nhien.doc