Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 35: Đề thi học kì I - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh
Chương II: Rễ
- Các miền của rễ
- Rễ cây hút nước và muối khoáng như thế nào?
Chương III: THÂN
- Các loại thân, mỗi loại cho ví dụ.
- Thân dài ra do đâu?
- Cấu tạo trong của thân non: các bộ phận và chức năng của chúng.
- Biến dạng của thân
Chương III: LÁ
- Thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo khi có ánh sáng
- Khái niệm quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp
- Phần lớn nước vào cây đã đi đâu?
- Hô hấp xảy ra ở thời điểm nào.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 35: Đề thi học kì I - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh Ngày 7/12/2011 Tiết 35: ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH 6 Chương II: Rễ - Các miền của rễ - Rễ cây hút nước và muối khoáng như thế nào? Chương III: THÂN - Các loại thân, mỗi loại cho ví dụ. - Thân dài ra do đâu? - Cấu tạo trong của thân non: các bộ phận và chức năng của chúng. - Biến dạng của thân Chương III: LÁ - Thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo khi có ánh sáng - Khái niệm quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp - Phần lớn nước vào cây đã đi đâu? - Hô hấp xảy ra ở thời điểm nào. Chương IV: SINH SẢN SINH DƯỠNG - Các hình thức SSSD tự nhiên? Cho ví dụ. - Sinh sản sinh dưỡng do người gồm những cách nào ? - Để tiêu diệt cỏ dại ta phải làm thế nào? Người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao người ta không trồng khoai lang bằng củ. MA TRẬN ĐỀ THI SINH 6 -HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2011 – 2012 Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chương II RỄ (5 tiết) Các miền của rễ Câu 1.5 Rễ cây hút nước và muối khoáng Câu 3 Sự hút nước và muối khoáng của rễ Câu 1.7 3 câu = 15 đ 2 = 12,5 đ 1= 2,5 đ Chương III THÂN (8 tiết) Sự dài ra của thân Câu 1.4 Cấu tạo trong của thân non Câu 2 Biến dạng của thân Câu 1.6 3 câu = 15 đ 1 = 2,5 đ 1= 10 đ 1 = 2,5 đ Chương IV LÁ (9 tiết) Hô hấp ở cây Câu 1.1 Khái niệm, sơ đồ quang hợp Câu 1 Phần lớn nước vào cây đã đi đâu? Câu 1. 2 Cây cần chất gì để chế tạo tinh bột Câu 3 4 câu = 45 đ 1= 2,5 đ 1= 20 đ 1= 2,5 đ 1= 20 đ Chương IV SINH SẢN SINH DƯỠNG (2 tiết) Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo Câu 1.8 Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên Câu 2 Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên Câu 1.3 3 câu = 25 đ 1= 2,5 đ 1= 20 đ 1= 2,5 đ TS câu: 13 Điểm: 100 đ TL= 100% 3 câu 7,5 đ 7,5% 1 câu 20 đ 20% 3 câu 25 đ 25% 1 câu 20 đ 20% 1 câu 2,5 đ 2,5% 1 câu 20 đ 20% 2 câu 5 đ 5% Trường THCS Lê Hồng Phong Lớp : . Họ và tên : . ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn : Sinh 6 Ngày / /2011 Điểm Lời phê Trắc nghiệm: ( 4 điểm): Câu 1.Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D trước phương án đúng ( 2 điểm) 1. Ở thực vật hô hấp xảy ra: a. Cả ngày lẫn đêm. b. Buổi chiều. c. Buổi sáng. d. Buổi tối. 2. Phần lớn nước do rễ hút vào được thải ra qua: a. Lá. b. Gân lá. c. Lỗ khí của lá d. Thân, cành, lá. 3. Muốn tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng ta phải làm thế nào? a. Cắt thật sạch cỏ. b. Cắt cỏ và cuốc đất để nhặt bỏ hết thân và rễ. c. Cuốc đất hay cày lật để làm chết cỏ. d. Cắt cỏ rồi phơi khô. 4. Thân dài ra là do: a. Sự lớn lên và phân chia tế bào. b. Chồi ngọn. c. Mô phân chia ngọn. d. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. 5. Trong các miền của rễ, miền nào là quan trọng nhất? a. Miền sinh trưởng b. Miền hút c. Miền trưởng thành d. Miền chóp rễ. 6. Các cây nào sau đây đều là thân rễ: a. Cỏ tranh, củ nghệ, hoàng tinh. b. Củ hoàng tinh, cây cải, củ gừng. c. Cây cải, khoai tây, xương rồng. d. Cà rốt, khoai mì, củ gừng. 7. Sơ đồ nào sau đây diễn tả đúng con đường vận chuyển nước và muối khoáng từ đất vào trong cây : a. Lông hút -> mạch gỗ -> vỏ -> mạch rây b. Lông hút -> vỏ -> mạch gỗ -> mạch rây c. Lông hút -> mạch rây-> mạch gỗ -> vỏ d. Lông hút -> vỏ -> mạch gỗ -> các bộ phận khác của cây 8. Cách làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi cắt đem trồng thành cây mới, đó là hình thức sinh sản: a. Giâm cành. b. Chiết cành c. Ghép cây d.Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Câu 2. Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột A sao cho phù hợp với cột B: (1 điểm) A. Các bộ phận của thân non B. Chức năng các bộ phận Kết quả Biểu bì Thịt vỏ Mạch rây Mạch gỗ a. Chứa chất dinh dưỡng và tham gia quang hợp b. Có lông hút, hút nước và muối khoáng hoà tan c. Vận chuyển nước và muối khoáng. d. Bảo vệ các phần bên trong. e. Vận chuyển chất hữu cơ f. Thoát hơi nước ra ngoài qua lỗ khí 1 + . 2 + 3 + 4 + Câu 3. Dùng các từ và cụm từ điền vào chỗ trống sao cho phù hợp trong câu sau đây: (1 điểm) - Nước và muối khoáng hoà tan trong đất, được... hấp thụ, chuyển qua .. đến - Rễ mang các . có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan trong đất Trường THCS Lê Hồng Phong Lớp : . Họ và tên : . ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn : Sinh 6 Ngày / /2011 Điểm Lời phê II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1. (2 điểm) Trình bày khái niệm quang hợp, viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Câu 2. (2 điểm) Nêu các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa? Cho ví dụ. Tại sao người ta không trồng khoai lang bằng củ mà trồng bằng dây? Câu 3. (2 điểm) Làm thế nào để xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng? Bài làm: . . . . . . . . . ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM 2011 - 2012 Môn Sinh - Lớp 6 I . Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm) Câu 1: 1 2 3 4 5 6 7 8 A C B D B A D B ( 2đ) Câu 2: 1 + d; 2 + a; 3 + e; 4 + c (1đ) Câu 3: ........................lông hút vỏ mạch gỗ lông hút .... . (1đ) II. Tự luận: Câu 1. Khái niệm quang hợp: Là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí oxy. (1đ) Ánh sáng Sơ đồ: Nước + Khí cácbonic Diệp lục tinh bột + Khí oxy. (1đ) (rễ hút từ đất)(lá lấy từ không khí) (trong lá) (lá nhả ra MT ngoài) Câu 2. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa: - Sinh sản bằng thân bò: rau lang, rau má (0,25đ ) - Sinh sản bằng thân rễ: Gừng, nghệ, cỏ gấu (0,25đ ) - Sinh sản bằng rễ củ: củ khoai lang (0,25đ ) - Sinh sản bằng lá: thuốc bỏng, trường sinh (0,25đ ) * Người ta không trồng khoai lang bằng củ mà trồng bằng dây vì: Trồng bằng dây sẽ tiết kiệm hơn và thời gian thu hoạch ngắn hơn (1 đ) Câu 3. Để biết lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng, ta có thể làm thí nghiệm sau: a. Thí nghiệm: Lấy 1 chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày, dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đặt chậu cây đó ngoài ánh sáng (nơi có nắng gắt từ 4 đến 6 giờ) rồi ngắt chiếc lá, bỏ băng giấy đen cho vào cồn 900 đun sôi cách thủy để lấy hết chất diệp lục ở lá rồi rửa sạch trong cốc nước ấm. Bỏ lá vào thuốc thử tinh bột (dung dịch i ốt loãng). (1đ) b. Kết quả: Phần lá không bịt giấy đen chế tạo được tinh bột. (0,5đ) c. Kết luận: Lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng. (0,5đ)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_35_de_thi_hoc_ki_i_nam_hoc_2011.doc