Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 40: Hạt và các bộ phận của hạt - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 40: Hạt và các bộ phận của hạt - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả được các bộ phận của hạt: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

- Đặc điểm của mỗi bộ phận của hạt. Phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm.

2. Kỹ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, chăm chỉ.

3. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng hợp tác trong nhóm để tìm hiểu và phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cấu tạo của hạt.

- Kỹ năng hợp tác, ứng xử /giao tiếp trong thảo luận.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

 Dạy học nhóm; Trực quan; Vấn đáp – tìm tòi.

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Mẫu vật: Hạt đậu đen ngâm nước 1 ngày; hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3-4 ngày.

- Tranh câm về các bộ phận hạt đậu đen và hạt ngô.

- Kim mũi mác, lúp cầm tay.

 

doc 2 trang haiyen789 3580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 40: Hạt và các bộ phận của hạt - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 2/01/2012
Tiết 40: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Mô tả được các bộ phận của hạt: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Đặc điểm của mỗi bộ phận của hạt. Phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm.
2. Kỹ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, chăm chỉ.
3. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm để tìm hiểu và phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cấu tạo của hạt.
- Kỹ năng hợp tác, ứng xử /giao tiếp trong thảo luận.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 Dạy học nhóm; Trực quan; Vấn đáp – tìm tòi.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Mẫu vật: Hạt đậu đen ngâm nước 1 ngày; hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3-4 ngày.
- Tranh câm về các bộ phận hạt đậu đen và hạt ngô.
- Kim mũi mác, lúp cầm tay.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Khám phá: Cây xanh có hoa đều do hạt phát triển thành. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào? Các loại hạt có giống nhau không?
Kết nối: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* MT: Nắm được hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- GV hướng dẫn HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen.
- Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với H 33.1 và H 33.2 -> Tìm đủ các bộ phận của hạt.
- Sau khi quan sát các nhóm ghi kết quả vào bảng SGK tr 108
1. Hạt gồm những bộ phận nào?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức về các bộ phận của hạt.
Mỗi HS tự bóc tách 2 loại hạt
- Tìm đủ các bộ phận của mỗi hạt như hình vẽ SGK.
- HS hoàn thành bảng.
- HS trả lời :
1. Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- HS phát biểu, nhóm khác bổ sung.
1. Các bộ phận của hạt
Hạt gồm có3 phần: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
* MT: Đặc điểm các bộ phận của hạt
Nắm được đặc điểm phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
- Căn cứ vào bảng tr 108 đã làm ở mục 1 -> Yêu cầu HS tìm những điểm giống nhau và khác nhau của hạt ngô và hạt đậu.
- Yêu cầu HS đọc 0 tr 108 mục 2 -> Tìm ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm để trả lời câu hỏi: 
2. Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở điểm nào?
Liên hệ: Các chất dinh dưỡng trong quả và hạt nằm trong lá mầm hoặc phôi nhũ cung cấp nguồn dinh dưỡng rất lớn cho đời sống con người và các sinh vật khác. Vì vậy ta cần ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh.
- Mỗi HS so sánh, phát hiện điểm giống và khác nhau giữa 2 loại hạt.
2. Điểm khác nhau chủ yếu:
+ Số lá mầm: 1 hoặc 2 lá mầm
+ Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ
- Cho HS báo cáo kết quả, lớp tham gia ý kiến bổ sung.
2. Đặc điểm các bộ phận của hạt
a. Vỏ hạt:
- Vị trí: nằm bên ngoài hạt. 
- Chức năng: bảo vệ các phần bên trong của hạt
b. Phôi.
- Các bộ phận của phôi: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
- Số lá mầm của phôi: phôi của hạt có 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm
 + Cây 2 lá mầm: Phôi của hạt có 2 lá mầm (đậu, cam, bưởi ...)
+ Cây 1 lá mầm: Phôi của hạt có 1 lá mầm (ngô, lúa, cam ...)
- Chức năng của phôi: Phôi nảy mầm sẽ phát triển thành các bộ phận: Rễ, thân và lá của cây xanh.
c. Chất dinh dưỡng dự trữ:
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ.
Bảng xanh tr 108
Câu hỏi
Hạt đậu đen
Hạt ngô
Hạt gồm có những bộ phận nào ?
Vỏ và phôi
Vỏ, phôi và phôi nhũ.
Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?
Vỏ hạt
Vỏ hạt
Phôi gồm những bộ phận nào?
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm
Phôi có mấy lá mầm?
2 lá mầm
1 lá mầm
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt ở đâu?
Ở 2 lá mầm
Ở phôi nhũ
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- Sử dụng câu hỏi 1, 2 để trả lời.
* So sánh hạt của cây 2 lá mầm và hạt của cây 1 lá mầm:
a. Giống nhau:
 - Đều có vỏ bao bọc và bảo vệ hạt và phôi
- Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm.
b. Khác nhau:
Đặc điểm
Cây hai lá mầm
Cây một lá mầm
Phôi của hạt
Có 2 lá mầm
Có 1 lá mầm
Chất dinh dưỡng dự trữ
Nằm trong 2 lá mầm
Nằm trong phôi nhũ
II/ VẬN DỤNG: 
Câu 3: Theo em câu nói của bạn cũng đúng nhưng chưa chính xác vì hạt lạc không có phần chất dinh dưỡng dự trữ riêng mà chất này được chứa trong lá mầm của phôi.
* Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK /tr 109.
- Làm bài tập tr 109.
- Chuẩn bị bài sau:
+ Các loại quả: Quả chò, quả ké, quả trinh nữ 
+ Hạt: xà cừ. 
- Soạn bài : “ Phát tán của quả và hạt”
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................a

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_40_hat_va_cac_bo_phan_cua_hat_na.doc