Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 45: Tảo - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 45: Tảo - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu rõ môi trường sống, cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.

2. Kỹ năng

- Tập nhận biết 1 vài loại tảo thường gặp, hiểu rõ lợi ích thực tế của tảo.

3. Thái độ

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết -> Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật

II. ĐDDH

- Mẫu tảo xoắn trong cốc thủy tinh

- Tranh tảo xoắn, rong mơ, 1 số tảo khác.

III. HĐDH

Mở bài: Trên mặt nước, ao hồ thường có những váng lục hoặc màu vàng. Váng đó do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn có những cơ thể lớn hơn, sống ở nước ngọt hoặc nước mặn.

 

doc 2 trang haiyen789 2690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 45: Tảo - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày / /
Tiết 45: TẢO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu rõ môi trường sống, cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.
2. Kỹ năng
- Tập nhận biết 1 vài loại tảo thường gặp, hiểu rõ lợi ích thực tế của tảo.
3. Thái độ
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết -> Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. ĐDDH
- Mẫu tảo xoắn trong cốc thủy tinh
- Tranh tảo xoắn, rong mơ, 1 số tảo khác.
III. HĐDH
Mở bài: Trên mặt nước, ao hồ thường có những váng lục hoặc màu vàng. Váng đó do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn có những cơ thể lớn hơn, sống ở nước ngọt hoặc nước mặn.
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* MT: Thấy được tảo xoắn có cấu tạo đơn giản là một sợi gồm nhiều tế bào.
- GV giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi sống
- Hướng dẫn HS quan sát 1 sợi tảo xoắn phóng to trên tranh, trả lời câu hỏi:
1. Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào?
2. Vì sao tảo xoắn có màu lục ?
3. Chúng sinh sản như thế nào ?
- GV cung cấp thêm: Tên gọi tảo xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa chất diệp lục.
- GV giới thiệu môi trường sống của rong mơ
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
4. Rong mơ có cấu tạo như thế nào?
5. So sánh hình dạng ngoài của rong mơ với một cây xanh có hoa?
6. Vì sao rong mơ có màu nâu ?
- GV giới thiệu cách sinh sản của rong mơ.
- Rút ra nhận xét thực vật bậc thấp có đặc điểm gì?
- HS quan sát mẫu tảo xoắn bằng mắt và bằng tay, nhận dạng tảo xoắn ngoài tự nhiên.
- Quan sát kỹ tranh -> Cho 1 vài em nhận xét:
1. Mỗi sợi tảo xoắn chỉ gồm 1 tế bào, cơ thể là 1 thể đa bào do nhiều tế bào xoắn với nhau. 
2. Màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục
3. Có 2 cách sinh sản: sinh sản sinh dưỡng và sinh sản tiếp hợp.
- Gọi 1 vài HS phát biểu và rút ra kết luận.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
4. Là cơ thể đa bào.
5. Giống: có hình dạng giống một cây.
- Khác: Chưa có rễ, thân, lá thật sự.
6. Vì trong tế bào có chứa chất phụ màu nâu.
* GV: Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính.
- HS rút ra kết luận.
1. Cấu tạo của tảo
- Quan sát tảo xoắn (nước ngọt)
- Quan sát rong mơ (nước mặn)
- Kết luận: Cơ thể tảo gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá 
* MT: Làm quen một vài tảo khác thường gặp.
- Sử dụng tranh, giới thiệu một số tảo khác.
- Yêu cầu HS đọc 0 tr 124 SGK
GV nhấn mạnh: Ngoài tảo xoắn, rong mơ còn một vài loài khác như: tảo vòng, rau diếp biển, rau câu, tảo sừng hươu 
- Quan sát tảo đơn bào và tảo đa bào.
- Nhận xét sự đa dạng của tảo về hình dạng, cấu tạo, màu sắc.
- HS thấy được sự đa dạng của các loài tảo sống ở nước ngọt, nước mặn
-> Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
2. Một vài tảo khác thường gặp
 (SGK tr 124)
* MT: Nắm được vai trò chung của tảo trong nước
7. Tảo sống ở nước có lợi ích gì?
8. Với đời sống con người tảo có lợi gì?
9. Tảo gây hại như thế nào?
- HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án để trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK.
7. Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho các động vật ở nước.
8. Một số tảo dùng làm thức ăn cho người và gia súc. Một số tảo dùng làm phân bón, làm thuốc, hồ dán, thuốc nhuộm 
9. Gây bẩn nước, làm chết cá 
3. Vai trò của tảo
- Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho các động vật ở nước.
- Một số tảo dùng làm thức ăn cho người và gia súc.
- Một số tảo dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu trong công nghiệp như giấy, hồ dán, thuốc nhuộm 
- Một số trường hợp tảo gây hại: Làm nước bị nhiễm bẩn, sống trong ruộng lúa làm lúa khó đẻ nhánh .
IV. Kiểm tra – đánh giá
- GV dùng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá HS: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau
1. Cơ thể của tảo có cấu tạo:
Tất cả đều là đơn bào
Tất cả đều là đa bào
Có dạng đơn bào và đa bào.
Là thực vật bậc thấp.
Đáp án: 1 c 
2. Kể tên một vài loại tảo thường gặp, vai trò của tảo trong tự nhiên.
3. Em có nhận xét gì về tảo? Vì sao tảo không phải là TV bậc thấp?
V. Dặn dò
- Trả lời câu hỏi 5 SGK/ tr 125.
- Đọc : “Em có biết?”
- Chuẩn bị mẫu cây rêu, kính lúp cầm tay.
VI. Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_45_tao_nam_hoc_2011_2012_vo_thi.doc