Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47: Quyết – Cây dương xỉ - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47: Quyết – Cây dương xỉ - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mô tả được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ.

- So sánh cây dương xỉ với cây rêu và cây dương xỉ với cây xanh có hoa.

2. Kỹ năng: Biết cách nhận dạng một cây thuộc dương xỉ ở ngoài thiên nhiên.

3. Thái độ:

Tìm hiểu các nhóm thực vật, trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật -> Giáo dục HS ý thưc bảo vệ sự đa dạng thực vật.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, túi bào tử, sự phát triển của cây dương xỉ và sự hình thành than đá.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Vấn đáp – tìm tòi; Trực quan – tìm tòi.

- Động não; Dạy học nhóm

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Mẫu vật: Cây dương xỉ

- Tranh cây dương xỉ, tranh hình 39.2 phóng to

 

doc 3 trang haiyen789 3270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47: Quyết – Cây dương xỉ - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày / /
Tiết 47: QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ.
- So sánh cây dương xỉ với cây rêu và cây dương xỉ với cây xanh có hoa.
2. Kỹ năng: Biết cách nhận dạng một cây thuộc dương xỉ ở ngoài thiên nhiên.
3. Thái độ:
Tìm hiểu các nhóm thực vật, trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật -> Giáo dục HS ý thưc bảo vệ sự đa dạng thực vật.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, túi bào tử, sự phát triển của cây dương xỉ và sự hình thành than đá.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Vấn đáp – tìm tòi; Trực quan – tìm tòi.
- Động não; Dạy học nhóm
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
- Mẫu vật: Cây dương xỉ
- Tranh cây dương xỉ, tranh hình 39.2 phóng to 
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: Quyết là tên gọi chung của 1 nhóm thực vật. Chúng sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản.
2. Kết nối: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* MT: Nêu được các đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá và nắm được đặc điểm của túi bào tử và sự sai khác về sinh sản của dương xỉ so với rêu.
- Yêu cầu HS quan sát kỹ cây dương xỉ -> Ghi lại đặc điểm các bộ phận của cây.
- Tổ chức cho HS thảo luận về các đặc điểm: rễ, thân, lá quan sát được.
- GV lưu ý: HS dễ nhầm lẫn cuống của lá già là thân.
- Cho HS so sánh các đặc điểm trên với cơ quan sinh dưỡng của rêu.
- Yêu cầu HS lật mặt dưới của lá già -> Tìm túi bào tử
- Yêu cầu HS quan sát hình 38.2, đọc kỹ chú thích trả lời câu hỏi:
1. Vòng cơ có tác dụng gì?
2. Cơ quan sinh sản và phát triển của bào tử ntn?
3. Sự sinh sản của cây dương xỉ diễn ra ntn? 
* So sánh cây dương xỉ với cây rêu và so sánh cây dương xỉ với cây xanh có hoa?
- Cho HS làm bài tập điền từ:
Mặt dưới của lá dương xỉ có những đốm chứa . Vách túi bào tử có một vòng cơ màng tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng khi túi bào tử chín, bào tử rơi xuống đất nảy mầm và phát triển thành rồi từ đó mọc ra 
- Đáp án: Túi bào tử, đẩy bào tử bay ra, nguyên tản, cây dương xỉ con.
- HS hoạt động nhóm:
+ Quan sát cây dương xỉ, so sánh với tranh
+ Trao đổi nhóm về các đặc điểm: rễ, thân, lá quan sát được
+ HS quan sát kỹ cuống của lá già và thân.
- HS quan sát kỹ hình 39.2, thảo luận nhóm, ghi câu trả lời:
1. Đẩy bào tử ra xa khi túi bào tử chín.
2. Cơ quan sinh sản là túi bào tử.
3. HS tự nêu, GV nhận xét.
* So sánh cây dương xỉ với cây rêu:
- Giống nhau: 
CQSD: có thân và lá
CQSS: là túi bào tử, sinh sản bằng bào tử.
- Khác nhau: 
Cây rêu
Cây dương xỉ
- CQSSD: chỉ có rễ giả -> hút nước; chưa có mach dẫn.
- CQSS: túi bào tử nằm ở ngọn cây
Sinh sản : không có nguyên tản.
- CQSD: rễ thật mang nhiều lông hút ->đã có mạch dẫn vận chuyển nước và muối khoáng.
- CQSD: Túi bào tử, nằm ở mặt dưới của phiến lá.
Sinh sản: Hình thành nguyên tản sau khi thụ tinh.
CQSD: Dương xỉ có rễ thật và đã có mạch dẫn.
CQSS: bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh. 
* So sánh cây dương xỉ với cây xanh có hoa:
- Giống: Đã có rễ, thân, lá giống với cây xanh có hoa.
- Khác nhau:
Cây dương xỉ
Cây xanh có hoa
CQSS là túi bào tử 
Sinh sản bằng bào tử
CQSS là hoa, qủa và hạt 
Sinh sản bằng hạt.
1. Quan sát cây dương xỉ
a. Cơ quan sinh dưỡng: 
- Thân rễ nằm ngang dưới mặt đất.
- Lá mọc ra từ thân rễ.
+ Lá non: có đầu cuộn tròn.
+ Lá già: có cuống dài duỗi thẳng
- Rễ thật mang nhiều lông hút.
=> Cấu tạo bên trong của cây dương xỉ đã có mạch dẫn, làm chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
b. Cơ quan sinh sản:
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử, trong túi bào tử có nhiều bào tử 
- Sinh sản bằng bào tử. Bào tử được hình thành trước khi thụ tinh.
- Bào tử nảy mầm ngyên tản Thụ tinh dương xỉ con
Sơ đồ sinh sản của cây dương xỉ:
Cây dương xỉ -> Túi bào tử -> Bào tử -> Nguyên tản
 Tinh trùng Túi tinh 
 Hợp tử 
 Noãn cầu Túi noãn
* MT: cách nhận biết một cây dương xỉ
- Quan sát cây rau bợ, cây lông cu li
-> Rút ra : Nhận xét đặc điểm chung
4. Nêu đặc điểm nhận biết một cây thuộc dương xỉ.
* Liên hệ: Dựa vào đặc điểm nhận biết cây dương xỉ, HS biết được sự đa dạng của thực vật nói chung và cây dương xỉ nói riêng -> HS có ý thức bảo vệ thực vật
- Phát biểu nhận xét về :
4 Có các lá non cuộn tròn ở đầu
- Tập nhận biết 1 cây thuộc dương xỉ: Căn cứ vào lá non
2. Một vài loại dương xỉ thường gặp (SGK/tr 129)
- Yêu cầu HS đọc mục 3 s / tr 130, trả lời câu hỏi:
5. Than đá được hình thành như thế nào?
HS nghiên cứu s mục 3/ tr 130 -> nêu lên nguồn gốc của than đá từ dương xỉ cổ:
5. Trước đây quyết cổ đại: sinh trưởng rất mạnh, gồm những cây có thân gỗ lớn, có cây cao tới 40 m.
- Do sự biến đổi của vỏ trái đất, rừng quyết bị vùi sâu dưới lòng đất, hình thành nên mỏ than đá ngày nay
3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá (SGK/tr 130)
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
VII/ VẬN DỤNG: So sánh cây dương xỉ với cây rêu và so sánh cây dương xỉ với cây xanh có hoa?
* Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK; 
- Đọc mục : “Em có biết ?” / tr 131 S
- Ôn tập các nội dung từ tiết 37 -> tiết 47
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_47_quyet_cay_duong_xi_nam_hoc_20.doc