Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 63 đến 65

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 63 đến 65

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Biết được một số điều kiện thích hợp cho sự tồn tại của nấm, từ đó liện hệ áp dụng (khi cần thiết)

- Nêu được tác hại và công dụng của nấm.

2/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

3/ Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bảo vệ thực vật.

- Ngăn chặn một số loại nấm có hại, phòng các bệnh và tác hại do nấm gây ra.

 II/ Các kĩ năng sống cơ bản:

- Kĩ năng phân tích để đánh giá mặt lợi và hại của nấm trong đời sống.

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, giao tiếp trong thảo luận.

III/ Phương pháp dạy học:

- Dạy học nhóm.

- Trình bày 1 phút.

- Vấn đáp - tìm tòi.

IV/ Phương tiện dạy học:

* Của thầy: Tranh phóng to H51.5, 51.6. Tư liệu tham khảo về một số nấm trong tự nhiên.

* Của trò: Sưu tầm các loại nấm. Thu thập một số bộ phận cây bị bệnh nấm.

V/ Tiến trình dạy học:

* Bài cũ: Trình bày đặc điểm cấu tạo và sinh sản của nấm.

 So với vi khuẩn, nấm có điểm nào giống và khác nhau?

1/ Khám phá: Chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo và sinh sản của nấm. Bài hôm nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu về tác hại và công dụng của nấm.

 

doc 6 trang haiyen789 3030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 63 đến 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 14
Tiết:63 NẤM (tiếp theo)
	 II/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức: 
- Biết được một số điều kiện thích hợp cho sự tồn tại của nấm, từ đó liện hệ áp dụng (khi cần thiết)
- Nêu được tác hại và công dụng của nấm.
2/ Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
3/ Thái độ: 
- Giáo dục ý thức yêu thích bảo vệ thực vật.
- Ngăn chặn một số loại nấm có hại, phòng các bệnh và tác hại do nấm gây ra.
	II/ Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng phân tích để đánh giá mặt lợi và hại của nấm trong đời sống.
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, giao tiếp trong thảo luận.
III/ Phương pháp dạy học:
- Dạy học nhóm. 
- Trình bày 1 phút. 
- Vấn đáp - tìm tòi. 
IV/ Phương tiện dạy học:
* Của thầy: Tranh phóng to H51.5, 51.6. Tư liệu tham khảo về một số nấm trong tự nhiên.
* Của trò: Sưu tầm các loại nấm. Thu thập một số bộ phận cây bị bệnh nấm.
V/ Tiến trình dạy học:
* Bài cũ: Trình bày đặc điểm cấu tạo và sinh sản của nấm.
	So với vi khuẩn, nấm có điểm nào giống và khác nhau?
1/ Khám phá: Chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo và sinh sản của nấm. Bài hôm nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu về tác hại và công dụng của nấm. 
2/ Kết nối: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Tại sao muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm nguội hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng, vẩy thêm ít nước? 
? Tại sao quần áo, đồ đạc để lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị mốc? 
? Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?
? Nêu các điều kiện cần cho nấm phát triển? Nấm không có diệp lục, vậy nấm dinh dưỡng bằng hình thức nào?
? Kể tên một số nấm hoại sinh, một số nấm kí sinh?
* Hoạt động 2:
*Nấm có ích 
- HS đọc thông tin
? Nêu công dụng của nấm? VD.
- GV cung cấp thêm thông tin: nấm linh chi làm thuốc chữa nhiều bệnh, nấm lớn, trên 1kg 1 “cây nấm”, nấm có giá trị xuất khẩu, chế biến trà.
*Nấm gây hại
- Cho HS quan sát trên mẫu tranh (hoặc một số bộ phận cây trồng bị nấm tàn phá)
? Nấm gây những tác hại gì cho thực vật? con người? Nêu thêm một số loại nấm gây hại cây trồng ở địa phương. Muốn phòng trừ các bệnh do nấm gây ra cần phải làm gì? Muốn đồ đạc, quần áo không bị nấm mốc cần phải làm gì?
Muốn cơ thể không bị bệnh (chết) do nấm độc gây rat a có biện pháp gì?
* Mục tiêu: HS nêu được điều kiện phát triển của nấm. Hiểu được cách dinh dưỡng của nấm.
- Bào tử phát triển ở nơi ẩm, giàu chất hữu cơ.
- Bào tử phát triển ở nơi ẩm.
- Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn (không giống cây xanh).
- Chất hữu cơ có sẵn, nhiệt độ 250C đến 300C.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- HS khái quát lại những điều kiện cần cho nấm phát triển.
- Dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng. Nấm hoại sinh: nấm mốc, nấm rơm, mộc nhĩ ... Nấm kí sinh: nấm kí sinh trên cây bắp, cây cà phê .
* Mục tiêu: Biết được công dụng và tác hại của nấm.
- HS đọc thông tin nắm bắt công dụng và tên một số nấm có ích: nấm linh chi, nấm sò, nấm hương
- HS quan sát tranh thảo luận tìm ra tác hại của nấm.
+ Gây bệnh cho cây trồng làm giảm năng suất cây trồng.
- Nắm thêm một số loại nấm gây hại cho cây trồng.
+ Nấm kí sinh trên da: hắc lào , lang ben, nấm tóc . 
+ HS suy nghĩ nêu các biện pháp phòng trừ 
Nấm không phát triển ở 00C và 1000C, ánh sáng có tác dụng diệt nấm. Vì vậy: chúng ta thường xuyên phơi quần áo, chăn màn, đồ đạc trước khi cất để tránh nấm, mốc phát triển. Vệ sinh cá nhân. Không ăn nấm lạ. Ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại.
1/ Đặc điểm sinh học:
a. Điều kiện phát triển của nấm:
- Chất hữu cơ có sẵn
- Nhiệt độ 250C đến 300C.
- Độ ẩm.
b/ Cách dinh dưỡng: 
- Đa số nấm sống dị dưỡng: hoại sinh hoặc kí sinh.
- Một số nấm sống cộng sinh.
2/ Tầm quan trọng của nấm:
a. Nấm có ích:
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ (Ví dụ: Các nấm hiển vi trong đất)
- Sản xuất rượu, bia, chế biến thực phẩm, làm men nở bột mì (một số nấm men )
- Làm thực phẩm (nấm hương, nấm rơm, ...)
- Làm thuốc (mốc xanh, nấm linh chi, ...)
b. Nấm có hại:
- Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật (nấm von, ...), con người (lang ben, mụn cóc, ...)
- Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng.
- Nấm độc có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đối với sức khoẻ con người (nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm lim,..)
3/ Thực hành/ luyện tập: HS đọc kết luận chung cuối bài. 
	? Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Tại sao?
- Đa số nấm sống dị dưỡng: hoại sinh hoặc kí sinh. Một số nấm sống cộng sinh. Vì tế bào không có chất diệp lục.
	? Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên?
- Phân hủy xác động vật, thực vật thành muối khoáng cho cây để tạo ra chất hữu cơ nuôi sống mọi sinh vật trên Trái Đất.
	? Kể một số nấm có ích và nấm có hại cho con người?
	- Nấm có ích: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi,...
- Nấm có hại: nấm von, nấm than ngô, nấm mốc bông, chè, cà phê, cao su, khoai tây, nấm độc đen, nấm độc đỏ, nấm lim, nấm hắc lào, lang ben, nấm tóc, nước ăn chân, ...
? Hãy tìm trong vườn trường hoặc nhà em những cây có bệnh do nấm và quan sát xem cây bị bệnh ở bộ phận nào?
	- Nấm von làm cho lúa bị nhạt màu, hạt lép. Nấm than ngô làm cho cây ngô chết. Ngoài ra còn có nấm mốc bông, chè, cà phê, cao su, khoai tây.
4/ Vận dụng: Bảo quản đồ dùng, quần áo không bị nấm mốc.
* Dặn dò: Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. Thu thập một số loại địa y sống trên các thân cây to (cây sầu riêng, cà phê ) 
* Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................................
Tiết:64 ĐỊA Y
I/ Mục tiêu: 	
* Nêu được cấu tạo và vai trò của địa y.
* Rèn kĩ năng quan sát
* Có ý thức bảo vệ thực vật.
II/ Đồ dùng dạy học:	
* Của thầy: Tranh ảnh (mẫu ép) một số địa y thường gặp.
* Của trò: Sưu tầm một số loại địa y thường gặp.
III/ Tiến trình giờ dạy:
1/ Bài cũ: 
? Trình bày đặc điểm cấu tạo và sinh sản của nấm.
? Nấm có đặc điểm gì giống và khác với vi khuẩn? 
? Trình bày các hình thức sinh sản và công dụng của nấm? Cho ví dụ.
2/ Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của các nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu vật và đối chiếu hình vẽ.
? Mẫu địa y em lấy ở đâu?
? Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y?
- Tiếp tục treo tranh hình 52.2
 -> yêu cầu HS quan sát -> thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y?
? Chức năng của từng thành phần?
? Thế nào là hình thức sống cộng sinh?
? Tìm ví dụ về hình thức sống cộng sinh khác trong tự nhiên mà các em đã được biết?
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận -> Để các nhóm tự sữa chữa hoàn thiện.
* Hoạt động 2:
- HS đọc thông tin mục 2.
? Địa y có vai trò gì trong tự nhiên?
* Mục tiêu: Biết được thành phần cấu tạo địa y. Chức năng từng thành phần.
- HS đặt mẫu vật và tiến hành quan sát mẫu vật theo nhóm + đối chiếu hình vẽ -> thảo luận nêu được:
+ Nơi sống. Mô tả được hình dạng.
+ Thuộc dạng địa y nào.
+ Quan sát hình 52.2 -> nhận xét cấu tạo của địa y: gồm tảo và nấm.
+ Sợi nấm hút nước, muối khoáng -> tảo, tảo quang hợp -> chất hữu cơ cho nấm.
+ Là hình thức sinh sống cả hai bên cùng có lợi và không bên nào lệ thuộc hoàn toàn vào bên nào
+ Vi khuẩn nốt sần kí sinh cây họ đậu, vi khuẩn sống trong ruột mối .
- Các nhóm báo cáo -> sữa chữa.
* Mục tiêu: Hiểu và cho ví dụ được về vai trò của địa y đối với thiên nhiên, con người, động vật, thực vật.
- Đối với thiên nhiên: Đóng vai trò tiên phong mở đường.
- Đối với con người: chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc.
- Đối với thực vật: Khi chết tạo mùn.
- Đối với động vật: Là thức ăn của hươu Bắc Cực.
1/ Cấu tạo:
- Thành phần cấu tạo: gồm tảo và nấm sống cộng sinh.
- Chức năng từng thành phần: 
 + Sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
 + Tảo nhờ có chất diệp lục, quang hợp tạo chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên.
2/ Vai trò:
- Đối với thiên nhiên: Đóng vai trò tiên phong mở đường.
- Đối với con người: chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc.
- Đối với thực vật: Khi chết tạo mùn.
- Đối với động vật: Là thức ăn của hươu Bắc Cực.
3/ Củng cố: 
- HS đọc kết luận chung cuối bài.
? Trình bày thành phần cấu tạo địa y? Nêu rõ chức năng từng thành phần?
? Địa y có những vai trò gì? Cho ví dụ.
 4/ Dặn dò: 
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Sưu tầm thêm một số loại địa y -> tập ép thành tập.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết bài tập tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TUẦN: 15 
Tiết:65 BÀI TẬP
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức:
- Củng cố toàn bộ kiến thức đã học, giúp các em giải được thành thạo một số bài tập trong SGK.
2/ Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng giải bài tập, hoạt động nhóm. 
3/ Thái độ:
- Yêu thích bộ môn.
II/ Chuẩn bị:
 * Của thầy: Tranh phóng to H7.4, 9.1, 10.1, 15.1 
 * Của trò: 	 Ôn bài cũ
 III/ Tiến trình giờ dạy:
1/ Ổn định lớp: 
2/ Hoạt động dạy: GV giúp HS giải bài tập từng chương, trong mỗi chương GV chốt lại những vấn đề trọng tâm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- GV chia nhóm HS, phân chia câu hỏi cho mỗi nhóm. 
- HS tiến hành thảo luận nhóm, đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Sau đó GV chốt kiến thức.
* Bài tập 1: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của bộ phận đó?
* Bài tập 2: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ đen và đỗ xanh trước khi quả chín khô?
* Bài tập 3: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
* Bài tập 4: Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Hãy cho biết điều đó đúng hay sai? Vì sao?
* Bài tập 5: Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng xuất thu hoạch sẽ thấp?
* Bài tập 6: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt? So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào phức tạp hơn?
* Bài tập 7: Kể tên 5 cây Hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau.
* Bài tập 8: Có thể nhận biết cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?
* Bài tập 9: Hãy kể tên một số cây ăn quả đã được cải tạo cho phẩm chất tốt.
 * Bài tập 10: Thay thế các từ động vật, thực vật bằng tên con vật hoặc cây cụ thể để hoàn thành chuỗi liên tục sau:
Thực vật Động vật Con người
* Bài tập 11: Tại sao người ta nói: Rừng cây như một lá phổi xanh của con người? Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
* Bài tập 12: Tại sao ở vùng bờ biển, người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê?
* Bài tập 13: Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi ôi thiu phải làm thế nào?
* Bài tập 14: Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn? Kể một số nấm có ích và nấm có hại cho con người.
Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính
* Bài tập 1:
Quả do bầu, hạt do noãn của hoa biến đổi thành.
Cây cà chua, cây hồng, cây thị, giữ lại đài hoa
Cây chuối, ngô, giữ lại đầu nhụy và vòi.
Chương VII: Quả và hạt
* Bài tập 2:
Vì nếu đợi đến lúc chín khô quả tự nẻ, hạt sẽ rơi xuống đất, năng xuất thu hoạch thấp.
* Bài tập 3:
Vì đó là những điều kiện để hạt nảy mầm tốt và tạo ra cây non khỏe.
* Bài tập 4:
Những hạt có khối lượng nhỏ thường rơi chậm và do đó dễ bị gió thổi đi xa hơn những hạt có khối lượng lớn. Điều đó đúng.
* Bài tập 5:
Rau là một loại cây cần nhiều nước, nếu trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ thường hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. Thiếu nước và muối khoáng, quang hợp của lá giảm, chế tạo được ít chất hữu cơ lá không thể tươi tốt. Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ nên chậm lớn, cây còi cọc, năng xuất thu hoạch thấp.
Chương VIII: Các nhóm thực vật.
* Bài tập 6:
Rêu có rễ giả, chưa có mạch dẫn nên khả năng hút nước còn hạn chế. Để có đủ nước và chất khoáng cho rễ, thân và lá tham gia lấy nước thấm qua bề mặt, sự thụ tinh cần có nước mới thực hiện được. Do đó, rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt.
* Bài tập 7:
HS tự cho VD.
* Bài tập 8: 
Kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, số lá mầm có trong phôi của hạt, dạng thân.
* Bài tập 9:
HS tự cho VD.
Chương IX: Vai trò của thực vật.
* Bài tập 10:
HS tự cho VD
* Bài tập 11: 
+ Rừng có tác dụng ổn định hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí.
+ Tán lá rừng góp phần làm giảm nhiệt độ không khí.
+ Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt môt số vi khuẩn gây bệnh.)
* Bài tập 12
- Rễ cây có vai trò giữ đất, hạn chế xói mòn đất ở bờ sông, bờ biển. Ở bờ sông, bờ biển, nếu không có cây giữ đất thì mưa bão và có sóng mạnh dễ bị sạt lỡ. Lá cây rụng tạo thành thảm thực vật có tác dụng giữ cho đất ở bờ sông, bờ biển không bị sạt lỡ
Chương X: Vi khuẩn – Nấm – Địa y.
* Bài tập 13: Do vi khuẩn hoại sinh.
Giữ lạnh thức ăn, phơi khô, ướp muối.
* Bài tập 14:
Tế bào không có chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ. Vì vậy sống dị dưỡng: hoại sinh hoặc kí sinh. HS tự cho VD.
3/ Củng cố: GV cho HS tự nêu thêm một số bài tập, câu hỏi mà HS còn thắc mắc để cùng giải đáp.
4/ Dặn dò: Ôn lại nội dung kiến thức các bài đã học ở HKII. Ghi đề cương chuẩn bị cho tiết ôn tập.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII – SINH 6
1. Vì sao nói: Cây có hoa là một thể thống nhất?
2. Các bộ phận của hạt. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt nằm ở đâu? Cho VD hạt 1 lá mầm, hạt 2 lá mầm.
3. Đặc điểm chung của các ngành thực vật đã học. Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có đặc điểm gì phân biệt?
4. Trật tự các bậc phân loại thực vật.
5. So sánh cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ và rêu. Đặc điểm chính để phân biệt cây Hạt trần với cây hạt kín.
6. Vì sao nấm không được coi là thực vật? Nấm phát triển tốt cần những điều kiện nào?
7. Vi khuẩn dinh dưỡng theo kiểu nào?
8. Trình bày vai trò và cấu tạo của địa y.
9. Tại sao nói: Rừng cây như một lá phổi xanh của con người
10. Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam? Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam?
* Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_63_den_65.doc