Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 7: Sự lớn lên và phân chia tế bào - Năm học 2019-2020
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia của tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Chuẩn bị tranh phóng to hình 8.1, 8.2(sgk).
III. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan, vấn đáp, thảo luận.
IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức ( 1’ ) Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H: Tế bào TV gồm những thành phần chủ yếu nào?
H: Mô là gì? Kể tên các loại Mô thực vật?
3. Các hoạt động:
Vào bài: Cơ thể thực vật lớn lên và to ra là nhờ đâu? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay. (1')
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 7: Sự lớn lên và phân chia tế bào - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/9/2019 Ngày giảng: 17/9/2019(6B); 20/9/2019(6A) Tiết 7 SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA TẾ BÀO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia của tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục thích môn học. II. CHUẨN BỊ - GV: Chuẩn bị tranh phóng to hình 8.1, 8.2(sgk). III. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan, vấn đáp, thảo luận. IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Ổn định tổ chức ( 1’ ) Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’) H: Tế bào TV gồm những thành phần chủ yếu nào? H: Mô là gì? Kể tên các loại Mô thực vật? 3. Các hoạt động: Vào bài: Cơ thể thực vật lớn lên và to ra là nhờ đâu? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay. (1') Hoạt động 1(15’): Sự lớn lên của tế bào. Hoạt động của thầy trò Nội dung -GV: Cho HS đọc thông tin sgk-quan sát hình 8.1(GV giới thiệu tranh). Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6': H: Tế bào lớn lên như thế nào? Từ 1 t.b non mới hình thành có đủ cấu tạo to dần đến 1 kích thước nhất địnhthành tế bào trưởng thành. H: Nhờ đâu tế bào lớn lên được? HS: Nhờ quá trình trao đổi chất tế bào lớn dần lên. GV: Cho HS n.xét ,bổ sung Mở rộng: +Tế bào non: Không bào( hình màu vàng) nhỏ, nhiều. +Tế bào trưởng thành: không bào lớn chứa nhiều dịch tế bào. GV kết luận 1. Sự lớn lên của tế bào -Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành, nhờ quá trình trao đổi chất. Hoạt động 2: (17’) Sự phân chia của tế bào. Hoạt động của thầy trò Nội dung -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu t.tin sgk –quan sát hình 8.2 trả lời: H: Tế bào phân chia như thế nào? HS trình bày sự phân chia của tế bào. H: Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia? Tế bào ở các mô phân sinh có khả năng phân chia. H: Các cơ quan của TV như: Rễ, Thân, Lá lớn lên bằng cách nào? -HS: Trả lời: Các cơ quan:Rễ,Thân, Lá Lớn lên nhờ mô phân sinh ở rễ,thân,lá -GV: +Cho HS nhận xét, bổ sung +Chốt lại nội dung -GV: Mở rộng k.thức cho HS : H: Sự lớn lên & phân chia t.b có ý nghĩa gì đối với TV? Giúp TV cao lớn 2. Sự phân chia của tế bào - Quá trình phân chia: Từ một nhân hình thành hai nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào mới. 4. Tổng kết hướng dẫn học ở nhà(6’) a.Tổng kết ( 5) - GV: Các tế bào nào có khả năng phân chia trong các mô sau? a/ Mô che chở b/ Mô nâng đỡ c/ Mô phân sinh. - HS: c - GV: Trong các tế bào sau đây tế bào nào có khả năng phân chia? a. Tế bào non b. Tế bào già. c. Tế bào trưởng thành HS : b b. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Học bài về nhà; Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”; Trả lời câu hỏi SGK và nghiên cứu bài 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ - Chuẩn bị: mỗi nhóm chuẩn bị 1 số cây có rễ như: cây cải, cây cam, cây nhãn, cây hành, cây cỏ.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_7_su_lon_len_va_phan_chia_te_bao.doc