Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 9: Cấu tạo miền hút của rễ - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 9: Cấu tạo miền hút của rễ - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ; phân biệt các thành phần cấu tạo của miền hút dựa vào: Vị trí, chức năng các bộ phận.

- Phân biệt được tế bào thực vật và lông hút.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ

3. Thái độ: Rèn HS có thái độ yêu thích thiên nhiên

II. ĐDDH

- GV: Tranh phóng to H10.1, 10.2, 7.4; bảng cấu tạo chức năng miền hút; các miếng bìa ghi sẵn.

- HS: Ôn lại kiến thức về cấu taọ, chức năng của các miền của rễ.

III. HĐDH

* Mở bài: GV cho HS nhắc lại cấu tạo và chức năng các miền của rễ? Tại sao miền hút quan trọng nhất?

 

doc 2 trang haiyen789 3150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 9: Cấu tạo miền hút của rễ - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 13/9/2011
: 
Tiết 9: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ; phân biệt các thành phần cấu tạo của miền hút dựa vào: Vị trí, chức năng các bộ phận.
- Phân biệt được tế bào thực vật và lông hút.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ 
3. Thái độ: Rèn HS có thái độ yêu thích thiên nhiên
II. ĐDDH
- GV: Tranh phóng to H10.1, 10.2, 7.4; bảng cấu tạo chức năng miền hút; các miếng bìa ghi sẵn. 
- HS: Ôn lại kiến thức về cấu taọ, chức năng của các miền của rễ.
III. HĐDH
* Mở bài: GV cho HS nhắc lại cấu tạo và chức năng các miền của rễ? Tại sao miền hút quan trọng nhất?
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Miền hút có 2 phần chính: Vỏ và trụ giữa
HĐ1. Vỏ
- Treo tranh phóng to hình 10.1 và 10.2 SGK giới thiệu.
- GV kiểm tra bằng cách gọi HS nhắc lại.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh câm và điền chú thích vào tranh.
- Yêu cầu HS quan sát phần trình bày của bạn và nhận xét.
- HS nghiên cứu bảng xanh trang 32 và trả lời câu hỏi:
1. Vì sao mỗi lông hút là 1 tế bào?
2. Lông hút có tồn tại mãi không?
- HS theo dõi tranh vẽ và xem chú thích của hình 10.1.
- HS lên bảng gắn các tấm bìa vào các miền hút của rễ. HS khác bổ sung.
- Ghi nhớ nội dung chi tiết cấu tạo của biểu bì, thịt vỏ.
1. Vì lông hút có vách tế bào, màng tế bào, tế bào chất, nhân.
Tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài
2. Lông hút không tồn tại mãi, khi già sẽ rụng đi
1. Vỏ: gồm biểu bì và thịt vỏ
- Biểu bì: Bbảo vệ cácbộ phận bên trong rễ, trong đó 1 số tế bào tạo thành lông hút, có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.
- Thịt vỏ: có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
HĐ 2. Trụ giữa
- Cho HS tiếp tục quan sát bảng “ Cấu tạo và chức năng của miền hút”, tiếp tục xác định vị trí các bộ phận của trụ giữa
- GV ghi sơ đồ lên bảng -> Yêu cầu HS điền tiếp các bộ phận.
3. Nêu chức năng các bộ phận của bó mạch và ruột.
4. Trên thực tế, bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con. Hãy giải thích?
- Ghi nhớ nội dung chi tiết cấu tạo của mạch rây, mạch gỗ, ruột.
- HS điền tiếp chỗ trống vào sơ đồ của GV
3. HS dựa vào bảng để trình bày. 
4. Để dễ dàng tìm nguồn thức ăn nhờ lông hút.
2. Trụ giữa: gồm bó mạch và ruột
- Bó mạch: gồm các mạch gỗ và mạch rây sắp xếp xen kẻ nhau, trong đó:
+ Mạch rây: Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
+ Mạch gỗ: Chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
- Ruột: Chứa chất dự trữ.
IV. Kiểm tra – đánh giá
- HS trả lời câu hỏi 2 SGK; 3 SGK * 
- Gọi HS lên gắn mãnh bìa vào tranh câm.
V. Dặn dò:
 - Gợi ý câu hỏi 
Câu 2: Đáp án đúng 2.c
Câu 3: Không phải các cây đều có lông hút. Những cây mà rễ ngập trong nước không có lông hút vì nước và muối khoáng hoà tan trong nướcngấm trực tiếp qua các TB biểu bì của rễ.
- Các nhóm làm thí nghiệm: Cân 1 số quả, củ tươi đem phơi rồi cân lại. Nhận xét kết quả.
V. Rút kinh nghiệm
- HS hay nhầm lẫn vị trí và cấu tạo giữa mạch gỗ và mạch rây

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_9_cau_tao_mien_hut_cua_re_nam_ho.doc