Giáo án Thể dục Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương trình cả năm (Bản hay)

Giáo án Thể dục Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương trình cả năm (Bản hay)

I. MỤC TIÊU

- Trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng thực hành bài tập thể dục liên hoàn.

- Rèn luyện tư thế, phát triển năng lực liên kết vận động, năng lực định hướng trong không gian và nhịp điệu.

II - YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nhận biết được mục đích, tác dụng luyện tập bài tập thể dục.

- Nhận biết và ghi nhớ được hình thái biểu hiện, tên gọi các động tác.

- Biết cách đếm nhịp, cách thực hiện các động tác.

- Nhận biết được một số sai sót đơn giản trong luyện tập, cách sửa chữa.

- Nhận biết yêu cầu và cách hoạt động nhóm, biết hợp tác với bạn để luyện tập.

- Biết cách vận dụng bài tập để tự rèn luyện thân thể.

2. Kĩ năng

- Thực hiện cơ bản đúng các động tác theo nhịp.

- Phát hiện và tự sửa chữa được một số sai sót đơn giản trong luyện tập.

- Thực hành được bài tập theo nhịp tự hô để rèn luyện thân thể.

3. Thế lực

- Có sự phát triển về năng lực liên kết động tác, năng lực định hướng và nhịp điệu.

4. Thái độ

- Tích cực, chủ động trong phối hợp nhóm, tổ để luyện tập.

- Bước đầu có thói quen và nhu cầu tự luyện tập.

 

docx 97 trang Hà Thu 31/05/2022 12864
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương trình cả năm (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ 4: BÀI TẬP THỂ DỤC
A. NỘI DUNG VÀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Bài
Tên bài
Nội dung
Số tiết
1
Bài thể dục liên hoàn
- Từ nhịp 1 đến nhịp 11
- Trò chơi phát triển khéo léo
2
2
Bài thể dục liên hoàn
- Từ nhịp 12 đến nhịp 23
- Trò chơi phát triển khéo léo
2
3
Bài thể dục liên hoàn
- Từ nhịp 24 đến nhịp 30
- Trò chơi phát triển khéo léo
3
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TT
Tên bài
Kế hoạch dạy học
Tiết 1-2
Tiết 3- 4
Tiết 5-7
1
Bài thể dục liên hoàn
Từ nhịp 1 đến nhịp 11
x
2
Bài thể dục liên hoàn
Từ nhịp 12 đến nhịp 23
x
3
Bài thể dục liên hoàn
Từ nhịp 24 đến nhịp 30
x
B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
- Trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng thực hành bài tập thể dục liên hoàn.
- Rèn luyện tư thế, phát triển năng lực liên kết vận động, năng lực định hướng trong không gian và nhịp điệu.
II - YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết được mục đích, tác dụng luyện tập bài tập thể dục.
- Nhận biết và ghi nhớ được hình thái biểu hiện, tên gọi các động tác.
- Biết cách đếm nhịp, cách thực hiện các động tác.
- Nhận biết được một số sai sót đơn giản trong luyện tập, cách sửa chữa.
- Nhận biết yêu cầu và cách hoạt động nhóm, biết hợp tác với bạn để luyện tập.
- Biết cách vận dụng bài tập để tự rèn luyện thân thể.
2. Kĩ năng
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác theo nhịp.
- Phát hiện và tự sửa chữa được một số sai sót đơn giản trong luyện tập.
- Thực hành được bài tập theo nhịp tự hô để rèn luyện thân thể.
3. Thế lực
- Có sự phát triển về năng lực liên kết động tác, năng lực định hướng và nhịp điệu.
4. Thái độ
- Tích cực, chủ động trong phối hợp nhóm, tổ để luyện tập.
- Bước đầu có thói quen và nhu cầu tự luyện tập.
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
BÀI 1: BÀI THỂ DỤC LIÊN HOÀN
(Từ nhịp 1 đến nhip 11)
(Thời lượng 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Luyện tập từ nhịp 1 đến nhịp 11 bài tập thể dục liên hoàn
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng: 
Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV Sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về hoạt động luyện tập hoặc trình diễn các loại hình bài tập thể dục, yêu câu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Bài tập thể dục 8 động tác.
+ Bài tập thể dục nhịp điệu, bài tập thể dục dưỡng sinh.
+ Đồng diễn thể dục, bài tập thẻ dục liên hoàn,...
- Sử dụng phương tiện trực quan, động tác mẫu để HS nhận biết về hình ảnh của các động tác nhịp 1 — 11. Đặt câu hỏi về bài tập thể dục đã học ở Tiểu học để thu hút sự chú ý của HS đối với nội dung học tập:
+ Kể tên các động tác của bài tập thể dục đã học ở Tiểu học.
+ Nêu cách thực hiện các động tác của bài tập thể dục đã học ở Tiểu học.
+ Mỗi bài tập thể dục đã học ở Tiểu học gồm mấy nhịp?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản (chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động).
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, bài thể dục liên hoàn là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 1: Bài thể dục liên hoàn (từ nhịp 1 đến nhịp 11)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các động tác từ nhịp 1 đến nhịp 11
a. Mục tiêu: HS biết động tác từ nhịp 1 đến nhịp 11 và luyện tập
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác từ nhịp 1 đến nhịp 11.
- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV. 
- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập:
+ Nhằm lẫn giữa bên phải, bên trái.
+ Chưa chính xác về hướng của động tác.
+ Thực hiện động tác không đúng nhịp hô, thiếu tính nhịp điệu.
+ Thiếu đồng bộ giữa chuyển động của tay, chân, thân người.
+ Thực hiện động tác thiếu lực.
+ Nhịn thở khi thực hiện động tác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ. 
+ Tập từng nhịp, từng tư thế
+ Tập theo nhịp hô chậm kết hợp dừng và tư thế từ 3 – 5 giây.
+ HS ghi nhớ cảm nhận về tư thế.
- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.
- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm.
- Nhịp 1: Hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, tay thẳng, lòng bản tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 3: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay sắp. đầu thẳng. mắt nhìn phía trước.
- Nhịp 4: Khuyu gối, hai tay hạ chéo trước bụng (tay trái bên ngoài, tay phải bên trong),
đầu cúi, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 5: Duỗi thẳng khớp gối, hai tay đưa sang ngang. lên cao chếch hình chữ V, lòng
bàn tay hướng vào nhau, đầu ngửa, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 6: Hai cánh tay hạ ngang vai, các đầu ngón tay chạm mỏm vai, đầu thẳng, mắt
nhìn phía trước.
- Nhịp 7: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, đầu thẳng. mắt nhìn phía trước.
- Nhịp 8: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, cẳng tay gập trước ngực, lòng
bàn tay sắp.
- Nhịp 9: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, xoay người sang trái.
- Nhịp 10: Trở về nhịp 8.
- Nhịp 11: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, xoay người snag phải.
(Hình ảnh miêu tả từ nhịp 1 đến nhịp 11 bên dưới)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
a) Luyện tập cá nhân
- Tập đếm nhịp †o, rõ ràng.
- Tập từng nhịp, phối hợp 3 — 4 nhịp trong mỗi lần thực hiện.
- Phối hợp 11 nhịp (từ nhịp 1 đến 11) từ chậm đến nhanh.
b) Luyện tập theo cặp đôi
- Luân phiên đếm nhịp cho bạn luyện tập theo thứ tự: Từ từng nhịp đến phối hợp nhiều nhịp, từ chậm đên nhanh.
- Tự đánh giá và đánh giá kết quả luyện tập của bạn.
c) Luyện tập nhóm
- Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập liên hoàn 11 nhịp từ chậm đến nhanh.
- Quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn trong nhóm.
d. Trò chơi bỏ trợ khéo léo.
Đi qua dây
- Chuẩn bị: HS tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội, mỗ đội đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát.
- Thực hiện: Làn lượt từng HS của mỗi đội ngả người ra sau đi qua các sợi dây để đến đích, đi không chạm dây (chạm dây xuất phát lại). HS tiếp theo chỉ xuất phát khi HS phía trước đã vượt qua vạch đích. đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS thực hiện theo yêu cầu
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Nêu tác dụng của luyện tập bài tập thể dục liên hoàn. 
+ Có thẻ sử dụng bài tập thẻ dục liên hoàn vì mục đích gi? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS trả lời:
+ Rèn luyện thể lực chung, rèn luyện tư thế và khả năng liên kết vận động).
+Rèn luyện thẻ lực chung và tư thế, thể dục buổi sáng; thể dục giữa giờ; khởi động cơ thể trước khi luyện tập TDTT,... .
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
 ..
BÀI 2: BÀI THỂ DỤC LIÊN HOÀN
(Từ nhịp 12 đến nhịp 23)
(Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Luyện tập từ nhịp 12 đến nhịp 23 bài thể dục liên hoàn.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng: 
Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV Sử dụng hình ảnh trực quan giới thiệu màn đồng diễn bài thẻ dục liên hoàn có sử dụng đạo cụ (hoa, cờ, dải lụa... ).
- GV Sử dụng phương tiện trực quan, động tác mẫu giới thiệu khái quát hình ảnh của các động tác nhịp 12 - 23.
- Đặt câu hỏi để thu hút sự chú ý của HS đối với nội dung học tập:
+ So sánh cách đếm nhịp của bài tập thể dục liên hoàn với bài tập thể dục 8 động tác.
+ Vì sao bài tập có tên là bài tập thể dục liên hoàn?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản (chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động).
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, bài thể dục liên hoàn là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 2: Bài thể dục liên hoàn (từ nhịp 12 đến nhip 23)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài thể dục liên hoàn (từ nhịp 12 đến nhịp 23)
a. Mục tiêu: HS biết tập động tác từ nhịp 12 đến nhịp 23
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác từ nhịp 12 đến nhịp 23.
- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV. 
- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập:
+ Nhằm lẫn giữa bên phải, bên trái.
+ Chưa chính xác về hướng của động tác.
+ Thực hiện động tác không đúng nhịp hô, thiếu tính nhịp điệu.
+ Thiếu đồng bộ giữa chuyển động của tay, chân, thân người.
+ Thực hiện động tác thiếu lực.
+ Nhịn thở khi thực hiện động tác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
— Cho HS đồng loạt thực hiện động tác theo nhịp đếm và động tác mẫu của GV:
+ Tập từng nhịp, từng tư thế.
+ Tập theo nhịp hô chậm kết hợp dừng và duy trì tư thế 3 — 5 giây.
+_ Nhắc nhở HS ghi nhận cảm giác về tư thế (hướng thực hiện, cảm giác cơ thẻ).
- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.
- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- TTCB: Như nhịp 11.
- Nhịp 12: Giữ tư thế hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, xoay người ra trước.
- Nhịp 13: Tay trái chống hông, lòng bàn tay sắp; tay phải đưa thẳng lên cao áp sát tai; nghiêng người sang trái, chân trái kiếng gót.
- Nhịp 14: Trở về nhịp 12.
- Nhịp 15: Như nhịp 13, nhưng đổi bên.
- Nhịp 16: Trở về nhịp 14.
- Nhịp 17: Chân trái fhu về sát chân phải, hai tay đưa lên cao, tay thẳng. lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 18: Chân giữ nguyên tư thế, gập thân trên, đầu các ngón tay chạm mũi bàn chân, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 19: Ngồi trên hai gót chân, hai tay duỗi thẳng chống đất bằng cả bàn tay, mắt nhìn tay.
- Nhịp 20: Bật hai chân, đưa nhanh chân trái sang ngang, chân và bàn chân duỗi thẳng gót chân chạm đắt, đầu quay sang trái, mắt nhìn theo chân.
- Nhịp 21: Bật hai chân, thu chân trái trở về nhịp 19.
- Nhịp 22: Bật hai chân, đưa nhanh chân phải sang ngang, chân và bàn chân duỗi thẳng gót chân chạm đắt, đầu quay sang phải, mắt nhìn theo chân.
- Nhịp 23: Bật hai chân, thu chân phải trở về nhịp 21.
(Hình ảnh miêu tả từ nhịp 12 đến nhịp 23 bên dưới)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
a) Luyện tập cá nhân
- Tập từng nhịp.
- Phối hợp đếm nhịp to, rõ và thực hiện liên tục 5 — 6 nhịp.
- Thực hiện liên tục 12 nhịp (từ nhịp 12 đến 23) từ chậm đến nhanh.
b) Luyện tập theo cặp đôi
- Luân phiên đếm nhịp cho bạn luyện tập theo thứ tự: Từ từng nhịp đến phối hợp nhiều nhịp, từ chậm đến nhanh.
- Tự đánh giá và đánh giá kết quả luyện tập của bạn.
c) Luyện tập theo nhóm
- Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập:
- Liên hoàn 12 nhịp từ chậm đến nhanh.
- Liên hoàn 23 nhịp (từ nhịp 1 đến 23) từ chậm đến nhanh.
d. Trò chơi bổ trợ khéo léo
Chuyển vòng
- Chuẩn bị: HS tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội, mỗi đội đứng thành một vòng tròn nắm tay nhau, mặt hướng vào trong.
- Thực hiện: Vòng được treo giữa hai tay của hai HS. Chuyền vòng qua từng HS trong đội cho đến HS cuối cùng, khi chuyền vòng không được rời tay nhau. Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS thực hiện theo yêu cầu
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Thay đổi yêu cầu và đội hình tập luyện theo hướng: Tăng tốc độ thực hiện bài tập, tăng độ chính xác về tư thé, hạn chế khả năng quan sát lẫn nhau của HS, thay đổi hướng của đội hình luyện tập, hạn chế các vật chuẩn.
- Đặt câu hỏi để HS liên hệ và vận dụng:
+ Kể tên các loại bài tập thể dục đã biết.
+ Phân biệt sự khác nhau giữa bài tập thể dục liên hoàn với bài tập thể dục 8 động tác đã học ở Tiểu học.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
 ..
BÀI 3: BÀI THỂ DỤC LIÊN HOÀN
(Từ nhịp 24 đến nhịp 30)
(Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Luyện tập từ nhịp 24 đến nhịp 30 bài thể dục liên hoàn.
- Ôn luyện bài thể dục liên hoàn từ nhịp 1- 30.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng: 
Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV sử dụng phương tiện trực quan, động tác mẫu giới thiệu khái quát về các động tác nhịp 24 - 30, yêu câu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Hãy nêu cách ghi nhớ thứ tự các nhịp của bài tập thể dục liên hoàn mà bản thân
đã sử dụng đề tự luyện tập.
+ Hãy nêu cách thức để thực hiện đúng các tư thế của tay khi luyện tập bài thể dục
liên hoàn.
- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản (chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động).
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, bài thể dục liên hoàn là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 3: Bài thể dục liên hoàn (từ nhịp 24 đến nhịp 30)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài thể dục liên hoàn từ nhịp 24 đến nhịp 30
a. Mục tiêu: 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác từ nhịp 24 đến nhịp 30 bài thể dục liên hoàn.
- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV. 
- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập:
+ Nhầm lẫn giữa bên phải, bên trái.
+ Chưa chính xác về hướng của động tác.
+ Thực hiện động tác không đúng nhịp hô, thiếu tính nhịp điệu.
+ Thiếu đồng bộ giữa chuyển động của tay, chân, thân người.
+ Thực hiện động tác thiếu lực.
+ Nhịn thở khi thực hiện động tác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ. 
- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.
- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- TTCB: Như nhịp 23.
- Nhịp 24: Hai chân bật ra sau, thân người duỗi thẳng, hai chân khép, nửa trước bàn chân chống đất, đàu ngửa, mắt nhìn phía trước.
- Nhịp 25: Hai chân bật thu về như nhịp 23.
- Nhịp 26: Đứng thẳng, hai chân khép, hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 27: Hai gối khuyu, hai tay đưa thẳng ra trước, xuống dưới, ra sau, lòng bàn tay hướng vào nhau. Thân trên ngả ra trước, đầu ngửa, mắt nhìn phía trước.
- Nhịp 28: Hai tay đưa nhanh ra trước, lên cao thành hình chữ V. lòng bàn tay hướng vào nhau, kết hợp hai chân bật mạnh đưa cơ thẻ rời đắt, toàn thân ưỡn căng. mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 29: Hai chân chạm đắt bằng nửa trước bàn chân, gối khuyu. Hai tay đưa nhanh ra trước, lòng bàn tay sắp, đầu thẳng, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 30: Trở về TTCB.
Hoạt động 2: Ôn luyện từ nhịp 1 đến nhịp 30 bài thể dục liên hoàn
a. Mục tiêu: HS ôn luyện từ nhịp 1 đến nhịp 30 bài thể dục liên hoàn.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác từ nhịp 1 đến nhịp 30 bài thể dục liên hoàn.
- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV. 
- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ. 
- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.
- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Ôn luyện từ nhịp 1 đến nhịp 30.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
a) Luyện tập cá nhân
- Tập đếm nhịp †o, rõ ràng.
- Tập từng nhịp, phối hợp 3 — 4 nhịp trong mỗi lần thực hiện.
- Phối hợp từ nhịp 23 đến 30 từ chậm đến nhanh.
b) Luyện tập theo cặp đôi
- Luân phiên đếm nhịp cho bạn luyện tập theo thứ tự: Từ từng nhịp đến phối hợp nhiều nhịp, từ chậm đến nhanh.
- Tự đánh giá và đánh giá kết quả luyện tập của bạn.
b) Luyện tập nhóm
- Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập:
+ Liên hoàn 7 — 8 nhịp từ chậm đến nhanh.
+ Liên hoàn từ nhịp 1 đến 30 từ chậm đến nhanh.
- Quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn trong nhóm.
c. Trò chơi bổ trợ khéo léo
- Chuẩn bị: HS tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội, mỗi đội đứng thành một hàng dọc, khoảng cách giữa các HS trong hàng là 0,7 — 0,8 m; HS đứng đầu hàng của mỗi đội cầm trên tay hai quả bóng (bóng đá hoặc bóng rỏ).
- Thực hiện: Lần lượt từng HS của mỗi đội xoay người ra phía sau trao bóng cho bạn. Bóng rơi hoặc chạm vào thân người phải thực hiện lại từ đầu. Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS thực hiện theo yêu cầu
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
- Thay đổi yêu cầu và đội hình tập luyện theo hướng: Tăng tốc độ thực hiện bài tập, tăng độ chính xác về tư thé, hạn chế khả năng quan sát lẫn nhau của HS, thay đổi hướng của đội hình luyện tập, hạn chế các vật chuẩn.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Nêu các hoạt động cơ bản của bài tập thể dục liên hoàn? 
+ Có thể liên kết thực hiện các động tác của bài tập thể dục 8 động tác thành bài tập thể dục liên hoàn được hay không? 
+ Tăng tốc độ thực hiện bài tập thẻ dục liên hoàn có tác dụng gì? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS trả lời
+ Gồm hoạt động của tay, chân và phối hợp toàn thân.
+ Có thể liên kết thực hiện các động tác của bài tập thể dục 8 động tác thành bài tập thể dục liên hoàn được.
+ Tăng mức độ hoạt động thể lực; tăng mức độ đòi hỏi khả năng ghi nhớ động tác,...
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
 ..
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
PHẦN BA: THỂ THAO TỰ CHỌN
CHỦ ĐỀ 1: CẦU LÔNG
A. NỘI DUNG VÀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Bài
Tên bài
Nội dung
Số tiết
1
Bài tập bổ trợ và di chuyển đơn bước.
- Bài tập bổ trợ
- Di chuyển đơn bước
- TCVĐ
7
2
Kĩ thuật đánh cầu, thấp tay bên phải, bên trái
- Kĩ thuật đánh cầu thấp tay bên phải
- Kĩ thuật đánh cầu thấp tay bên trái
- Một số điều luật cơ bản trong thi đấu cầu lông
- TCVĐ
10
3
Kĩ thuật phát cầu trái tay
- Kĩ thuât phát cầu tay trái
- Một số điều luật trong thi đấu cầu lông
- TCVĐ
7
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TT
Tên bài
Kế hoạch dạy học
Tiết 1-7
Tiết 8- 17
Tiết 18 -24
1
Bài tập bổ trợ và di chuyển đơn bước.
x
2
Kĩ thuật đánh cầu, thấp tay bên phải, bên trái
x
3
Kĩ thuật phát cầu trái tay
x
B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
- Trang bị cho HS một số kiến thức, kĩ năng ban đầu về cầu lông...
- Rèn luyện và phát triển thể lực, kĩ năng phối hợp vận động.
- Hình thành và phát triển nhu cầu, thói quen thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
II - YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết được mục đích, tác dụng của luyện tập cầu lông.
- Nhận biết, ghi nhớ được tên gọi, câu trúc của một số kĩ thuật cầu lông.
- Biết cách thực hiện và vận dụng các bài tập vận động của chủ đề.
- Biết cách phối hợp nhóm đẻ luyện tập.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được các bài tập vận động theo yêu cầu về cấu trúc, trình tự và nhịp điệu.
- Bước đầu thể hiện khả năng phối hợp đồng đội trong luyện tập.
- Phát hiện và tự sửa chữa được một số sai sót đơn giản trong luyện tập.
3. Thế lực
- Bước đầu có cảm giác đúng về phương hướng, tốc độ và khả năng dùng sức khi thực hiện các bài tập vận động.
- Có sự phát triển về sức bền chung, năng lực liên kết vận động, năng lực nhịp điệu.
4. Thái độ
- Tích cực, tự giác trong luyện tập.
- Có nhu cầu thường xuyên vận động cơ thể.
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
BÀI 1: BÀI TẬP BỔ TRỢ VÀ DI CHUYỂN ĐƠN BƯỚC.
(Thời lượng: 7 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Làm quen với vợt, cầu và luyện tập di chuyển đơn bước.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng: 
Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV sử dụng phương tiện trực quan giúp HS có nhận biết ban đầu về môn cầu lông: Hình dáng sân, cột, lưới tập luyện và thi đấu cầu lông; hình dáng vợt, câu... , yêu câu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Mục đích tác dụng của luyện tập và thi đấu cầu lông?
+ Môn Cầu lông gồm những hoạt động nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: 
+ Tác dụng của thi đấu cầu lông: giúp tăng cường tốc độ, phản xạ; tăng sức mạnh cơ bắp, cơ thể,...
+ Gồm: cầm vợt, cầm cầu, xoay và lắc cổ tay với vợt, di chuyển,...
- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản (chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động).
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, bài tập bổ trợ và di chuyển đơn bước khi chơi cầu lông là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 1: Bài tập bổ trợ và di chuyển đơn bước.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài tập bổ trợ
a. Mục tiêu: biết bài tập bổ trợ: cách cầm vợt, cầm cầu, xoay lắc cổ tay với vợt, tâng cầu.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác cầm vợt, cầm cầu, TTCB, xoay và lắc cổ tay với vợt, tâng cầu.
- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV. 
- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ. 
- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.
- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Bài tập bổ trợ
- Cách cầm vợt:
+ Cách cằm vợt đánh cầu phải: Hướng đầu vợt ra trước, lên trên, ngón tay trỏ và ngón tay cái nắm hai bên cán vợt (trên hai mặt phẳng của cán vợt), ba ngón còn lại nắm tự nhiên vào phía cuối cán vợt. 
+ Cách cầm vợt đánh cầu trái: Hướng đầu vợt sang trái, lên trên, ngón tay cái đặt trên mặt phẳng phía trong của cán vợt, ngón tay trỏ nắm vòng qua mặt phẳng phía ngoài của cán vợt, ba ngón tay còn lại nắm tự nhiên vào phía cuối cán vợt.
- Cách cầm cầu:
+ Cầm ở đầu cánh cầu:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_the_duc_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_song.docx