Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 3: Thông tin trong máy tính - Năm học 2021-2022
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:
- Thông tin
- Dữ liệu
- Vật mang tin
- Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
- Tầm quan trọng của thông tin.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực C (NLc):
– Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
– Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
– Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
3. Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
Ngày soạn: 03/9/2021 Ngày giảng: 06/9/2021 BÀI 1: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH Môn Tin học – Lớp 6 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: - Thông tin - Dữ liệu - Vật mang tin - Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu - Tầm quan trọng của thông tin. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau: Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin. 2.2. Năng lực Tin học Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau: Năng lực C (NLc): – Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu. – Phân biệt được thông tin với vật mang tin. – Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. – Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin 3. Về phẩm chất: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau: Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phòng máy, máy tính, máy chiếu để học sinh quan sát, tranh ảnh, hình vẽ và các tình huống liên quan đến thông tin. 2. Chuẩn bị của HS: Sách, vở, học và chuẩn bị bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7p) a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó. c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản. d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS đọc thông tin ở hoạt động 1 và yêu cầu thảo luận, tìm ra lời giải. Hãy đọc đoạn văn bản trong sách và cho biết: Bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - HS đọc và trả lời câu hỏi + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. Thấy gì? Biết gì? - Đường phố đông người, nhiều xe. - Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh. - Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại - Có nguy cơ mất an toàn giao thông -> Phải chú ý quan sát. - Có thể qua đường an toàn -> Quyết định qua đường nhanh chóng. 2. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các khái niệm, mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu(10p) Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk HS nắm được khái niệm và mối quan hệ của thông tin và dữ liệu. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu một HS đọc thông tin trong sgk. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Từ hoạt động 1, em hãy đưa ra khái niệm về dữ liệu, thông tin và vật mang tin theo cách em hiểu? + Theo em, thông tin và dữ liệu có những điểm tương đồng và khác biệt nào? + Theo em, tiếng trống trường ba hồi chín tiếng là dữ liệu hay thông tin? Hãy giải thích rõ? - GV yêu câu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trang 6 sgk? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - HS đọc thông tin - HS suy nghĩ trả lời + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi 1. Thông tin và dữ liệu a. Các khái niệm - Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. - Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh. - Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin, ví dụ như giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ... b. Sự tương đồng và khác biệt giữa thông tin và dữ liệu: + Thông tin và dữ liệu cùng đem lại hiểu biết cho con người nên đôi khi được dùng thay thế cho nhau. + Dữ liệu gồm những văn bản, con số, hình ảnh, âm thanh... là nguồn gốc của thông tin. - Phân tích tiếng trống trường + TH1: Tiếng trồng trường 3 hồi 9 tiếng là thông tin nếu đặt trong bối cảnh ngày khai trường. + TH2: Tiếng trống trường 3 hồi 9 tiếng được ghi lại trong một tệp âm thanh thì thẻ nhớ chưa tệp âm thành đó là vật mang tin và âm thanh là dữ liệu. Trả lời: Câu 1: 1 – b, 2 – a, 3 – c Câu 2: 16:00 0123456789 Dữ liệu Hãy gọi cho tôi lúc 16:00 theo số điện thoại 0123456789 Thông tin HOẠT ĐỘNG 3: Tầm quan trọng của thông tin(15p) Mục tiêu: Hiểu được sự quan trọng của thông tin trong cuộc sống. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu một HS đọc thông tin trong sgk. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Theo em, thông tin mang lại những gì cho con người? Nêu ví dụ? + Thông tin giúp con người điều gì? Nêu ví dụ? + Chia lớp thành 4 tổ để thực hiện hoạt động 2: Hỏi để có thông tin. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - HS đọc thông tin - HS suy nghĩ trả lời + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi 2. Tầm quan trọng của thông tin - Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin. Ví dụ: Trong bài Con Rồng Cháu Tiên chúng ta biết được nguồn gốc của người Việt. - Thông tin đúng giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả. Ví dụ: Đài khí tượng thủy văn báo Hà Nội hôm nay trời rất nắng -> Bạn An đi học mang theo áo dài và mũ. Hoạt động 2: Hs tiến hành thảo luận đưa ra một sơ đồ tư duy mô tả kế hoạch đi dã ngoại theo địa điểm tùy chọn của từng nhóm. 4. HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5p) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thự hiện BT luyện tập trang 7 sgk Bảng 1.1 cho biết lượng mưa trung bình hàng tháng (theo đơn vị mm) của hai năm 2017, 2018 ở một số địa phương (Theo tổng cục thống kê). Em hãy xem bảng 1.1 và trả lời các câu hỏi sau: Các con số trong bảng là thông tin hay dữ liệu Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin hay dữ liệu? Trả lời câu hỏi: “Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?”. Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu? Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Các con số trong bảng đã cho là dữ liệu Phát biểu đó là thông tin Câu trả lời này là thông tin Câu trả lời trong câu c có ảnh hưởng đến lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch. Nếu người đi du lịch muốn đến tham quan Huế thì tháng Ba là một lựa chọn tốt về thời gian vì họ sẽ tránh được những cơn mưa. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức 5. HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5p) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trang 7 sách kết nối tri thức. Câu 1. Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em: Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em. - HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi: Câu 1. Lấy ví dụ về vai trò của thông tin a) Thông tin thời tiết giúp em lựa chọn tốt trong trang phục. Trước một buổi tham quan, hoặc chỉ đơn giản là trước khi đi học, thông tin thời tiết giúp HS chuẩn bị trang phục phù hợp. Chẳng hạn, vào những ngày nhiệt độ chênh lệch lớn, trời lạnh vào buổi sáng, nắng nóng vào buổi trưa thì khi đi học em cần mặc áo sơ mi bên trong áo khoác để khi nóng, bỏ bớt áo khoác ngoài, em vẫn có trang phục phù hợp. b) Hiểu biết về luật giao thông đường bộ, để ý quan sát các đèn tín hiệu, biển báo giao thông, vạch kẻ đường sẽ giúp em đi trên đường phố tự tin hơn, an toàn hơn, nhất là tại những nút giao thông. Câu 2. Lấy ví dụ về vật mang tin trong học tập: Sách, vở, bảng,... là những vật mang tin. - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. 6. Hoạt động 6: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3p) a. Bài cũ: - Thông tin là gì? Dữ liệu là gì? Thế nào là vật mang tin? - Em hãy nêu tầm quan trọng của thông tin? b. Chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị nội dung phần hoạt động khởi động (TL/8) bài 2“Xử lý thông tin”.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_3_thong_ti.doc