Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 14: Thực hành tổng hợp "Hoàn thiện sổ lưu niệm"
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Biết cách tổng hợp, sắp xếp các nội dung đã có thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Biết cách chèn và tạo trang bìa
2.Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của HS như sau:
- Năng lực tự học:
+ HSchủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành nhiệm vụ.
+ HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:+Tổng hợp, sắp xếp được các sản phẩm đã có thành một sản phẩm số hoàn chỉnh.
+HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.
2.2. Năng lực Tin học:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của HS như sau:
Năng lực A (NLa):
- Sử dụng đúng các thiết bị, phần mềm thông dụng, mạng máy tính để hoàn thành nhiệm vụ học tập của chủ đề.
Năng lực C (NLb):
- Có ý thức tự bảo vệ sức khỏe trong khai thác và sử dụng ứng dụng ICT
Năng lực C (NLc):
- Hiểu được tầm quan trọng của thông tin: biết lựa chọn thông tin nào là phù hợp và “giá trị” để đưa vào sổ lưu niệm.
Năng lực D (NLd):
- Sử dụng môi trường mạng Internet để tìm kiếm, thu thập, lưu trữ thông tin phù hợp bổ sung cho nội dung của sổ lưu niệm.
Năng lực E (NLe):
- Năng lực hợp tác trong môi trường số.Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của công nghệ thông tin.
Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết theo KHBD: BÀI 14:THỰC HÀNH TỔNG HỢP: HOÀN THIỆN SỔ LƯU NIỆM Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu: SP Tin 6 Anh Nguyet + Pham Huy 1. Về kiến thức: - Biết cách tổng hợp, sắp xếp các nội dung đã có thành một sản phẩm hoàn chỉnh. - Biết cách chèn và tạo trang bìa 2.Về năng lực: 2.1. Năng lực chung Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của HS như sau: - Năng lực tự học: + HSchủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành nhiệm vụ. + HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác:+Tổng hợp, sắp xếp được các sản phẩm đã có thành một sản phẩm số hoàn chỉnh. +HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày. 2.2. Năng lực Tin học: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của HS như sau: Năng lực A (NLa): - Sử dụng đúng các thiết bị, phần mềm thông dụng, mạng máy tính để hoàn thành nhiệm vụ học tập của chủ đề. Năng lực C (NLb): - Có ý thức tự bảo vệ sức khỏe trong khai thác và sử dụng ứng dụng ICT Năng lực C (NLc): - Hiểu được tầm quan trọng của thông tin: biết lựa chọn thông tin nào là phù hợp và “giá trị” để đưa vào sổ lưu niệm. Năng lực D (NLd): - Sử dụng môi trường mạng Internet để tìm kiếm, thu thập, lưu trữ thông tin phù hợp bổ sung cho nội dung của sổ lưu niệm. Năng lực E (NLe): - Năng lực hợp tác trong môi trường số.Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. 3.Về phẩm chất: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của HS như sau: - Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. - Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: + Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. + HS thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng thực hành. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Thiết bị dạy học: - Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: - GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo, tiêu chí đánh giá sản phẩm sổ lưu niệm đã được thống nhất trước lớp (có thể thông qua phiếu đánh giá nhóm) - HS: SGK, Các tệp văn bản cho cuốn sổ lưu niệm đã tạo ở các bài học trước. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) Hoạt động 1.1: Xác định nhiệm vụ học tập a) Mục tiêu: - HS xác định được nhiệm vụ của mỗi nhóm là hoàn thiện cuốn sổ lưu niệm của lớp từ các kết quả thực hành trong chủ đề này. b) Nội dung: - HS lắng nghe hướng dẫn của GV về các tiêu chí đánh giá. c) Sản phẩm: - HS tập hợp được các kết quả thực hành từ các bài trước thành sản phẩm số: Sổ lưu niệm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 - Yêu cầu HS ổn định vị trí, kiểm tra an toàn máy. - Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị các tệp bài thực hành. * HS thực hiện nhiệm vụ - Thông báo nhanh đến nhóm trường về việc chuẩn bị tư liệu (đủ bài) để thực hành. * Báo cáo, thảo luận - Nhóm trưởng báo cáo nhanh sẵn sàng cho việc thực hiện bài mới. * Kết luận, nhận định - Đủ điều kiện để hoàn thiện bài thực hành tổng hợp. * GV giao nhiệm vụ học tập 2 ? Nhóm của em đã chia sẻ bài cho nhau bằng cách nào? ? Làm thế nào để ghép các bài thực hành của nhóm em thành 1 cuốn sổ lưu niêm (1 tệp). * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm tìm ra giải pháp. * Báo cáo, thảo luận - Một thành viên đại diện nhóm đưa ra phương án. * Kết luận, nhận định - Chuyển sang phần hình thành kiến thức. - HS ổn định vị trí, báo cáo tình trạng máy bất thường nếu có. - HS kiểm tra và báo cáo việc chuẩn bị bài (mỗi máy phải có tối thiểu 3 tệp bài thực hành đã chuẩn bị ở tiết trước). - HS sẽ đưa ra các phương án đã chia sẻ bài thực hành trong nhóm: gửi qua gmail, zalo, group nhóm - GV đưa tình huống để HS suy nghĩ tìm giải pháp, khi chưa học kiến thức mới các em có thể tìm ra giải pháp thông dụng đó là mở từng tệp ra và sao chép sang một tệp cách làm đó chưa thực sự tối ưu và giải pháp sẽ có trong kiến thức bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút) Hoạt động 2.1: Tập hợp nội dung và hoàn thiện sản phẩm(10 phút) a) Mục tiêu: - HS biết bổ sung thông tin và chỉnh sửa để hoàn thiện sản phẩm sổ lưu niệm. - HS làm việc nhóm hiệu quả. b) Nội dung: - HS biết phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - GV hướng dẫn HS theo từng bước trong SGK. - HS áp dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để bổ sung thêm nội dung cho sổ lưu niệm. c) Sản phẩm: - Một tệp có nội dung các trang Sổ lưu niệm của mỗi nhóm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 - GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước trong SGK sau đó trong nhóm thực hành tập hợp và bồ sung thêm nội dung đê’ hoàn thành cuốn sổ lưu niệm. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu SGK thực hiện theo bước 1 để chèn nội dung trong các tệp vào tệp mới. * Báo cáo, thảo luận - Các thành viên trong nhóm có thể trao đổi với nhau để hoàn thành việc ghép các tệp để tập hợp nội dung cho cuốn sổ lưu niêm. * Kết luận, nhận định - GV quan sát, nhận xét cho điểm một số nhóm thông qua quá trình hoàn thiện sản phẩm. - Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước vào một tệp văn bản có tên là Soluuniem.docx. HS đã có tối thiểu hai tệp tư liệu sau:Tệp CamNghiVeBan.docx, được tạo ra trong hoạt động thực hành Bài 11. - Tệp DanhSachLop.docx, được tạo ra trong hoạt động thực hành Bài 12. Ghép các file B1: Mở tệp mới B2: Chọn Object trong nhóm text của dải lệnh Insert B3: Vào Insert text from file chọn file cần chèn nháy vào Open B4: Khi thực hiện chèn xong lưu tên tệp soluuniem.docx Hoạt động 2.2: Tạo trang bìa (10 phút) a) Mục tiêu: - HS biết thao tác để tạo trang bìa và bổ sung thông tin cho trang bìa. b) Nội dung: - Áp dụng kiến thức tìm hiểu SGK để tạo được trang bìa trên máy tính của mình. c) Sản phẩm: - Tạo được trang bìa cho cuốn sổ lưu niệm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Hãy tìm hiểu bước 3 trong SGK và thực hiện thao tác tạo trang bìa cho cuốn sổ lưu niệm. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu SGK thực hiện theo bước 3 để chèn trang bìa. * Báo cáo, thảo luận - Các thành viên trong nhóm có thể trao đổi với nhau để hoàn thành việc tạo trang bìa. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét cho điểm một số nhóm +Tiêu chí đánh giá: Tinh thần hợp tác. Kĩ năng thực hành. Nội dung. Thẩm mĩ. Tạo trang bìa + Vào Insert trong nhóm lệnh Page chọn Cover Page sau đó chọn mẫu trang bìa. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút) a) Mục tiêu: - Thực hiện thao tác chèn thêm nội dung chỉnh sửa cho cuốn sổ lưu niệm hoàn thiện hơn. b) Nội dung: - Chèn thêm các tệp bài viết cảm nhận của từng thành viên. - Chỉnh sửa trình bày trang nội dung và trang bìa cho đẹp. c) Sản phẩm: - Hoàn thiện cuốn sổ lưu niệm trình bày đẹp khoa học, nội dung phong phú. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS bổ sung thêm một số tệp khác của các bạn trong nhóm để được nội dung đầy đủ hơn theo các mục trong sơ đồ tư duy về sổ lưu niệm đã chuẩn bị. * HS thực hiện nhiệm vụ - Xem lại sơ đồ tư duy trình bày nội dung cuốn sổ lưu niệm các em đã tạo ở Bài 10 để rà soát lại nội dung xem đã đầy đủ chưa. Phân công các bạn trong nhóm thu thập thông tin, hình ảnh để bổ sung, đặc biệt là thông tin về các thầy cô giáo, các hoạt động mà lớp đã thực hiện như: hoạt động thề thao, văn hoá, văn nghệ, tham quan,. * Báo cáo, thảo luận - Gửi lên mail hoặc group nhóm cho GV - GV có thể trình chiếu bài mẫu cho cả lớp quan sát * Kết luận, nhận định - GV thu thập và đánh giá sản phẩm của HS dựa trên các tiêu chí đã nêu, nếu có thời gian thì trình chiếu bài của từng nhóm cho các nhóm đánh giá chéo. +Tiêu chí đánh giá: Tinh thần hợp tác Kĩ năng thực hành Nội dung Thẩm mĩ Bổ sung nội dung chỉnh sửa văn bản - Soạn thảo các nội dung bổ sung. Chú ý thực hiện các thao tác định dạng để văn bản được trình bày cô đọng với bố cục hợp lí và đẹp mắt: + Định dạng chữ (màu sắc, cỡ chữ,...). + Căn chỉnh lề đoạn văn bản. + Định dạng hướng trang, lề trang. + Bổ sung hình ảnh. + Chèn bảng (nếu cần). - Sừ dụng chức năng Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa văn bản (nếu cần). Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a) Mục tiêu: - Vận dụng được kiến thức đã học để tạo ra sản phẩm cho riêng mình b) Nội dung: Bài tập dự án. Em và nhóm bạn đang thực hiện dự án xây dựng tư liệu cho chương trình trao đổi văn hoá địa phương. Các em dự định sẽ giới thiệu những nét đặc sắc về văn hoá, địa danh, ẩm thực,... của quê hương mình. c) Sản phẩm: - Sử dụng công cụ vẽ sơ đồ tư duy và các kiến thức đã học về soạn thảo văn bản để trình bày một dự án mà em yêu thích: Sau đây là gợi ý một vài đề tài: + Dự án bảo vệ môi trường. + Dự án chuẩn bị cho ngày lễ kỉ niệm đặc biệt của trường. + Dự án chăm sóc cây cảnh hoặc thú nuôi,... d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Ứng dụng kiến thức đã học về sơ đồ tư duy, soạn thảo văn bản để làm bài tập dự án theo nhóm. - GV trình chiếu hướng dẫn bài tập dự án cho HS (Lưu ý phần này HS thực hiện ở nhà khoảng trong 2 tuần, GV cũng có thể giao nhiệm vụ qua nhóm lớp nếu hết thời gian) * HS thực hiện nhiệm vụ - Tiếp nhận yêu cầu của GV phân công nhiệm vụ và tiến trình dự án * Báo cáo, thảo luận - Gửi dự án về cho GV bằng sản phẩm in ra * Kết luận, nhận định - Đánh giá cho điểm sản phẩm của các nhóm 1. Trình bày ý tưởng bằng phần mềm sơ đồ tư duy. 2. Viết bài giới thiệu có sử dụng các chức năng định dạng văn bản: Định dạng kí tự, định dạng đoạn văn (căn lề, thụt đầu dòng, khoảng cách giữa các đoạn văn bản). 3. Một bảng dữ liệu có sử dụng các chức năng định dạng và tách, gộp ô. 4. Sử dụng chức năng tìm kiếm và thay thế. 5. Gộp các tệp dữ liệu thành một tệp, thêm trang bia. Đóng gói sản phẩm thành một sản phẩm hoàn chỉnh. 6. Sử dụng các chức năng định dạng trang in và in thành tập tài liệu.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx