Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet (Bản hay)

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet (Bản hay)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

• Máy tìm kiếm và công dụng của máy tìm kiếm.

• Xác định từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm.

• Thực hiện tìm kiếm, khai thác thông tin trên internet.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về máy tìm kiếm, từ khóa, khai thác thông tin trên Internet.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời về tìm kiếm thông tin.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra và thực hiện được tìm kiếm thông tin phục vụ học tập liên môn (ví dụ tìm hiểu về tầng ozone.) và áp dụng vào cuộc sống (ví dụ tìm kiếm thông tin du lịch ở địa điểm nào đó, thông tin dịch bệnh Covid 19.).

2.1. Năng lực tin học

• Sử dụng máy tìm kiếm, internet để hoàn thành nhiệm vụ của bài học (NLa)

• Hiểu được tầm quan trọng của máy tìm kiếm, từ khóa: biết lựa chọn thông tin phù hợp và giá trị với mục đích tìm kiếm (NLc)

• Sử dụng môi trường internet để tìm kiếm, thu thập thông tin phù hợp với mục đích tìm kiếm cho học tập (NLd).

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.

Trách nhiệm: rèn luyện tính cẩn trọng và chính xác, có tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin.

 

docx 5 trang huongdt93 04/06/2022 2770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY: TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
Môn học/Hoạt động giáo dục: Tin học; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:
Máy tìm kiếm và công dụng của máy tìm kiếm.
Xác định từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm.
Thực hiện tìm kiếm, khai thác thông tin trên internet. 
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về máy tìm kiếm, từ khóa, khai thác thông tin trên Internet. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời về tìm kiếm thông tin.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra và thực hiện được tìm kiếm thông tin phục vụ học tập liên môn (ví dụ tìm hiểu về tầng ozone..) và áp dụng vào cuộc sống (ví dụ tìm kiếm thông tin du lịch ở địa điểm nào đó, thông tin dịch bệnh Covid 19..).
2.1. Năng lực tin học
Sử dụng máy tìm kiếm, internet để hoàn thành nhiệm vụ của bài học (NLa)
Hiểu được tầm quan trọng của máy tìm kiếm, từ khóa: biết lựa chọn thông tin phù hợp và giá trị với mục đích tìm kiếm (NLc)
Sử dụng môi trường internet để tìm kiếm, thu thập thông tin phù hợp với mục đích tìm kiếm cho học tập (NLd).
3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.
Trách nhiệm: rèn luyện tính cẩn trọng và chính xác, có tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập.
Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: 
HS hiểu được thế nào là máy tìm kiếm, từ khóa và biết được tác dụng của máy tìm kiếm.
HS nêu được những thuận lợi, khó khăn khi tìm kiếm thông tin.
Tổ chức dạy học và đánh giá học sinh: 
GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước toàn lớp. Chia nhóm HS thảo luận.
Các nhóm HS phân công nhóm trưởng, người trình bày.
Nhóm thảo luận, trình bày câu trả lời vào bảng nhóm.
Kết thúc thảo luận, các nhóm báo cáo kết quả, GV cùng HS nhận xét, đánh giá, chọn ra các câu trả lời chính xác và khái quát. GV chốt và dẫn vào bài.
Hoạt động học tập của HS
Dự kiến sản phẩm của HS
Học sinh chia nhóm, thảo luận và trình bày các nội dung giáo viên đưa ra trước lớp.
Câu trả lời của các nhóm viết trên bảng nhóm gồm các nội dung sau:
Em đã tìm kiếm thông tin trên Internet và tìm được thông tin mong muốn.
Máy tìm kiếm là một trang web đặc biệt giúp người sử dụng tìm kiếm thông tin trên Internet một cách nhanh chóng hiệu quả thông qua các từ khóa.
Thuận lợi khi tìm kiếm: Nhanh, nhiều thông tin; 
Khó khăn: Phải chọn từ khóa phù hợp, phải sàng lọc , tổng hợp, kiểm tra độ tin cậy và đầy đủ thông tin.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
Mục tiêu: Học sinh hiểu được máy tìm kiếm, từ khóa, vai trò của từ khóa trong tìm kiếm. HS phân biệt máy tìm kiếm với các trang web thông thường khác. 
Tổ chức dạy học và đánh giá học sinh: GV yêu cầu HS chia cặp đôi, đọc phần nội dung về máy tìm kiếm và từ khóa trong sách giáo khoa. HS thảo luận phân biệt máy tìm kiếm và trang web khác và vai trò của từ khóa trong tìm kiếm. HS trình bày trước lớp, GV yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn, GV nhận xét và đánh giá kết quả, thái độ làm việc của HS.
Hoạt động học tập của HS
Dự kiến sản phẩm của HS
- HS đọc phần nội dung kiến thức mới và phần lưu ý.
- HS biết được việc tìm kiếm thông tin trên internet bằng sử dụng máy tìm kiếm.
- Kết quả của tìm kiếm.
- Khi sử dụng máy tìm kiếm cần nhập từ khóa là một từ hoặc cụm từ liên quan đến nội dung tìm kiếm.
- Sử dụng từ khóa phù hợp sẽ giúp việc tìm kiếm đạt hiệu quả.
- Không phải mọi thông tin trên internet đều miễn phí, cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
- Trên internet có cả thông tin bổ ích và độc hại nên cần trang bị kiến thức tốt và hỏi ý kiến bố mẹ hoặc thầy cô.
HS ghi nhớ kiến thức trong hộp kiến thức.
- Máy tìm kiếm là một website đặc biêt, giúp người sử dụng tìm kiếm thông tin trên internet một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua các từ khóa.
- Kết quả tìm kiếm là danh sách các liên kết. Các liên kết có thể là văn bản, hình ảnh hoặc video.
- Từ khóa tìm kiếm rất quan trọng. Lựa chọn từ khóa phù hợp sẽ giúp tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác.
-HS củng cố kiến thức
HS trả lời câu hỏi trong phần củng cố. Đáp án trình bày như sau:
1.a) Máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên Internet theo yêu cầu của người sử dụng.
b) Kết quả tìm kiếm là danh sách các liên kết.
c) Cần chọn từ khóa phù hợp.
2. Đáp án . A
2 THỰC HÀNH: TÌM KIẾM VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN INTERNET
Mục tiêu: Học sinh biết sử dụng máy tìm kiếm, lựa chọn từ khóa, chọn lọc thông tin phù hợp với yêu cầu tìm kiếm.
Tổ chức dạy học và đánh giá
Dự kiến sản phẩm của HS
- GV bố trí HS thực hành trên mỗi máy (tùy điều kiện phòng thực hành).
- GV phổ biến nhiệm vụ thực hành: Tìm kiếm thông tin và hình minh họa cho bài tập tìm hiểu vai trò tầng ozone (môn Lịch sử và Địa lý 6. GV nêu yêu cầu cần đạt trước lớp. 
- GV thực hiện trên máy tính và hướng dẫn HS từng bước sau:
+ Gõ địa chỉ google.com vào thanh địa chỉ, nhấn Enter.
+ Nhập từ khóa tìm kiếm, nhấn phím Enter.
- HS thực hành, thực hiện theo sự hướng dẫn của GV và nội dung trong SGK.
- GV quan sát, hướng dẫn cho HS.
- Kết thúc phần thực hành, GV nhận xét, đánh giá kết hoạt động của HS. Các tiêu chí đánh giá như sau:
+ Có chọn được từ khóa hợp lí, sát với nội dung cần tìm kiếm không?
+ Có phân tích, so sánh, chọn lọc thông tin không?
+ Biết sao chép và lưu thông tin đã tìm được.
HS biết:
- Sử dụng máy tìm kiếm để tìm thông tin.
- Lựa chọn từ khóa phù hợp để tìm kiếm nhanh.
- Cần phân tích, so sánh, chọn lọc thông tin.
- Sao chép và lưu thông tin cần thiết đã tìm được.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức về máy tìm kiếm, từ khóa và việc sử dụng máy tìm kiếm.
Tổ chức dạy học và đánh giá học sinh: GV yêu cầu HS làm câu hỏi trắc nghiệm trong sách giáo khoa hoặc GV tạo bài tập trắc nghiệm bằng phần mềm để HS tương tác trực tiếp. GV nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động học tập của HS
Dự kiến sản phẩm của HS
HS làm câu hỏi trắc nghiệm trong sách giáo khoa
HS làm câu hỏi trắc nghiệm trong sách giáo khoa. Đáp án như sau:
1.D
2. C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 Mục tiêu: Học sinh sử dụng tìm kiếm thông tin cho việc học tập liên môn và áp dụng trong cuộc sống.
Tổ chức dạy học và đánh giá HS: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS (2 bài tập trong phần Vận dụng của SGK), học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà, sau đó lập báo cáo và gửi qua email cho GV. GV căn cứ vào sản phẩm của HS để đánh giá.
Hoạt động học tập của HS
Dự kiến sản phẩm của HS
1. Em hãy tìm thông tin về Văn Miếu- Quốc Tử Giám trên mạng internet.
- HS sử dụng google.com (hoặc bing.com..) nhập từ khóa tìm kiếm.
- HS chọn lọc các thông tin (bao gồm văn bản, hình ảnh, video) trong danh sách các kết quả trả về.
2. Gia đình em có kế hoạch đi du lịch thành phố Hạ Long, Mẹ nhờ em tìm thông tin về thời tiết và một số địa danh để tham quan. Em hãy sử dụng máy tìm kiếm để:
a) Tìm thông tin về thời tiết ở thành phố Hạ Long trong tuần này.
b) Tìm những điểm tham quan đẹp ở thành phố Hạ Long.
c) Sao chép và lưu các thông tin, hình ảnh vào một tệp văn bản để giới thiệu với các thành viên trong gia đình.
Báo cáo về Văn Miếu- Quốc Tử Giám chứa các thông tin về: lịch sử, quần thể kiến trúc, ý nghĩa ( có hình ảnh, video minh họa.)
- Tệp văn bản về thành phố Hạ Long chứa các thông tin:
+ Thời tiết của thành phố: Nhiệt độ, dự báo có nắng, mưa. 
+ Các địa danh và mô tả sơ lược nên đến tham quan, ví dụ: bãi tắm Bãi Cháy, vịnh Bái Tử Long, đảo Ti Tốp, hang Sửng Sốt, động Thiên Cung, chợ đêm Hạ Long 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx