Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

- Biết một số tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa.

- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể.

- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân.

- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.

- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.

2. Về năng lực:

- HS hình thành và phát triển được tư duy logic, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề.

- Nội dung gắn liền kiến thức với thực tế, nhắm kết nối tri thức với cuộc sống.

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.

- Năng lực tư duy logic, năng lực phán đoán.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học

- Năng lực hợp tác trong môi trường số.

- Hình thành và phát triển tư duy lôgic, khả năng phán đoán, phân tích và giải quyết vấn đế. Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày bài giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

- Thận trọng: Cẩn trọng trước những thông điệp, người xấu trên mạng Internet.

 

docx 14 trang huongdt93 9500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Ngày soạn: 
Tiết theo KHBD: 
BÀI 9: AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET
Thời gian thực hiện: (02tiết)
I. Mục tiêu: SP Tin 6 Anh Nguyet + Pham Huy
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Biết một số tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa.
- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể.
- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân.
- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.
- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
2. Về năng lực: 
- HS hình thành và phát triển được tư duy logic, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề.
- Nội dung gắn liền kiến thức với thực tế, nhắm kết nối tri thức với cuộc sống.
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày. 
- Năng lực tư duy logic, năng lực phán đoán.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học 
- Năng lực hợp tác trong môi trường số. 
- Hình thành và phát triển tư duy lôgic, khả năng phán đoán, phân tích và giải quyết vấn đế. Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày bài giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.
3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
- Thận trọng: Cẩn trọng trước những thông điệp, người xấu trên mạng Internet.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn. 
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút) 
a) Mục tiêu:
- HS nêu được rắc rối mà Minh gặp phải.
- Tạo động cơ để học sinh có mong muốn tìm hiểu về nội dung an toàn thông tin trên internet.
b) Nội dung:
+ Bài tập tình huống trong sách giáo khoa.
Học sinh đóng vai hai bạn Minh và An thể hiện đoạn hội thoại trước lớp. Qua đó GV nêu vấn đề dẫn dắt vào bài học.
c) Sản phẩm: Học sinh nêu được các nguy cơ gây hại mà người sử dụng Internet có thể gặp phải.
d) Tổ chức thực hiện: Yêu cầu học sinh đóng vai và thể hiện trước lớp. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu hai bạn HS đóng vai bạn An và Minh thể hiện đoạn hội thoại trong SGK/ khởi động trước lớp.
- Cả lớp cùng quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi: 
Câu 1: Đoạn hội thoại trên nói về vấn đề gì?
Câu 2: Khi sử dụng internet thì mọi thông tin có an toàn không? Nếu có thì nó các các nguy cơ gây hại mà người sử dụng Internet có thể gặp phải như thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ
+ Hai Hs được chọn đóng vai đoạn hội thoại theo yêu cầu của giáo viên.
+ Cả lớp quan sát, lắng nghe và thảo luận.
* Báo cáo, thảo luận
+ Gv tổ chức hoạt động
+ HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Kết luận, nhận định
Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. Từ đó hướng hướng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiên thức mới. 
Bạn Minh đã gặp phải vấn đề là máy tính có thể bị nhiễm virus.
Khi máy tính gặp phải tình trạng trên các em cần thận trọng trong việc sử dụng mạng máy tính. Không được tùy tiện mở các trang web độc hại, không nên chia sẻ các thông tin cá nhân của mình, nên mua các phần mềm diệt virus. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (55 phút)
2.1. Tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet
Hoạt động 2.1.1: Tác hại và nguy cơ (15 phút) 
a) Mục tiêu:
- HS nêu được rắc rối mà Minh gặp phải.
- HS nêu được các nguy cơ gây hại mà người sử dụng có thể gặp trên Internet.
- HS nhận thức được mức độ gây hại của các nguy cơ đó.
b) Nội dung: Tác hại của nguy cơ sử dụng internet
c) Sản phẩm: HS trình bày được các tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1:
- GV nêu mục đích, yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước cả lớp. Chia nhóm HS.
 Nội dung thảo luận: 
Câu 1: Bạn Minh đã gặp phải rắc rối gì?
Câu 2: Tác hại của nguy cơ khi sử dụng internet?
* HS thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm:
Câu 1: Bạn Minh có nguy cơ mất dữ liệu do máy tính bị nhiễm virus 
Câu 2: Tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet:
Người sử dụng có thể bị đánh cắp và phát tán thông tin cá nhân, từ đó bị đe doạ, bị bắt nạt; trẻ em bị xâm hại tình dục (hình ảnh, video, ); bị lừa đảo, dụ dỗ; có thể bị nhận tin giả, hoặc bị lôi kéo vào việc bất hợp pháp, 
- Máy tính có thể bị nhiễm virus hay mã độc.
- Trẻ em dành quá nhiều thời gian trên mạng để lướt web, chơi game dẫn đến nghiện mạng xã hội, sống ảo, nghiện game .
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
Gv: nhận xét, đánh giá, bổ sung.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2:
+ GV yêu cầu HS đọc phần nội dung kiến thức mới về tác hại và nguy cơ khi dùng internet và trả lời câu hỏi sau: 
Khi sử dụng internet có tác hại và nguy cơ gì?
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
* HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
* Báo cáo kết quả
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
* Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
Yêu cầu Hs đọc và trả lời 02 câu hỏi ở SGK trang 43
Câu 1: Em hãy tìm phương án sai
Khi sử dụng internet có thể:
Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.
Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc 
Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng 
Bị lừa đảo hoặc lợi dụng
Câu 2: Việc làm nào được khuyến khích sử dụng các dịch vụ internet.
Mở thư điện tử do người lạ gửi
Tải các phần mềm miễn phí không được kiểm duyệt 
Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhập thông tin
Vào trang web để tìm bài tập về nhà
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và suy nghĩ trả lời.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ cá nhân
- Suy nghĩ trả lời.
* Báo cáo kết quả
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
* Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
Đáp án:
Câu 1: C Câu 2. D
HS: Lắng nghe, ghi bài
1. Tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet.
+ Thông tin ca nhân bị đánh cắp.
+ Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.
+ Bị lừa đảo dụ dỗ, đe doạ, bắt nạt trên mạng.
+ Tiếp nhân thông tin không chính xác.
+ Nghiện internet, trò chơi trên mạng.
2.2. Một số quy tắc an toàn khi sử dụng internet
Hoạt động 2.2: Quy tắc an toàn (15 phút) 
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu lên được những việc cần làm để tránh gặp phải những nguy cơ, rắc rối khi sử dụng internet.
- HS nêu được các nguy cơ gây hại mà người sử dụng có thể gặp trên Internet.
- HS nhận thức được mức độ gây hại của các nguy cơ đó.
b) Nội dung: Quy tắc an toàn.
 c) Sản phẩm: Các quy tắc khi sử dụng Internet
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV nêu mục đích, yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước cả lớp. Chia nhóm HS. Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Câu 1: Em đã từng sử dụng Internet chưa? Em đã bao giờ gặp phải một trong những nguy cơ trên chưa? Nếu gặp phải, em sẽ làm gì? 
Câu 2: Em cần phải làm gì để phòng tránh nguy cơ và tác hại có thể gặp phải khi sử dụng Internet? 
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm HS phân công nhóm trưởng, người trình bày. Các nhóm thảo luận, trình bày câu trả lời vào bảng nhóm.
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. 
* Báo cáo, thảo luận
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
Dự kiến kết quả trả lời câu hỏi .
Câu 1: Nhóm trình bày tóm tắt ý kiến cá nhân của các bạn
Câu 2: Người sử dụng cần giữ an toàn thông tin cá nhân; tránh gặp gỡ những người quen trên mạng; không tham gia các hội, nhóm mà mình không biết hoặc không lành mạnh; máy tính cần được cài đặt phần mềm chống virus; không nhận thư hay tin nhắn từ người lạ; kiểm tra độ tin cậy của thông tin; không dành quá nhiều thời gian trên mạng, chơi game; chia sẻ với ngươi tin cây về suy nghĩ, tình cảm, những khó khăn hoặc tình huống không mắc phải; dành thời gian nhiều cho học tập, giúp đỡ bố mẹ, đọc sách, các hoạt động thể chất, hoạt động xa hội, tham gia các hoạt động lành mạnh.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, kết luận đánh giá sản phẩm hoạt động của các nhóm.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Yêu cầu Hs đọc phần hộp kiến thức SGK trang 39 và trả lời câu hỏi Theo em phải sử dụng internet như thế nào để được an toàn? 
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ cá nhân
- Suy nghĩ trả lời.
* Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày kết quả năm nguyên tắc cần thực hiện để có được sự an toàn khi sử dụng Internet
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
* Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- GV nêu mục đích, yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước cả lớp. Chia nhóm HS thảo luận nhóm để trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Em có thể đưa ra một giải pháp giữ bí mật thông tin cá nhân không?
Trong 5 quy tắc trên, em thấy quy tắc nào quan trọng nhất? Tại sao?
* HS thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. 
* Báo cáo, thảo luận
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
Đặt mật khẩu cho máy tính không chia sẻ thông tin cá nhận và thông tin của người thân, bạn bè trên mạng hay cho người khác ( trừ trường hợp cần thiết), 
HS có thể trả lời theo ý kiến riêng của mình.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đánh giá các nhóm thông qua trả lời của học sinh.
- GV chốt kiến thức.
2. Một số quy tắc sử dụng internet an toàn: 
Thông tin phải giữ AN TOÀN .
Chớ nên GẶP GỠ người bạn mới quen.
Không CHẤP NHẬN chớ có quyên.
Tăng độ TIN CẬY, điều nên giữ gìn.
NÓI RA với người bạn tin.
Năm QUY TẮC đó nên ghi trong lòng.
Tiết 2
2.3. An toàn thông tin 
Hoạt động 2.3: Bảo vệ thông tin cá nhân (15 phút)
a) Mục tiêu: HS biết bảo vệ thông tin cá nhân.
b) Nội dung: Bảo vệ thông tin cá nhân.
c) Sản phẩm: Một số cách bảo vệ thông tin cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
Gv nêu mục đích, yêu cầu thảo luận nhóm, chia nhóm Hs thảo luận và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
1. Sau giờ thực hành ở phòng máy, bạn Minh quyên đăng xuất khỏi tài khoản thư điện tử của mình và một ai đó đã dùng tài khoản thư điện tử của mình để gửi nội dung không hay cho người khác. Theo em, điều gì sẽ sảy ra với bạn Minh?
2. Nếu thấy đường liên kết hoặc thư điện tử có chủ đề gây tò mò được gửi từ một người không quen biết thì em sẽ làm gì?
3. Em hãy nêu một vài cách để bảo vệ tài khoản thư điện tử.
* HS thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. 
* Báo cáo, thảo luận
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
Dự kiến kết quả qua trả lời câu hỏi:
Một số người nhận thư có thể tỏ thái độ khó chịu với Minh, nghĩ là Minh không tốt; có bạn phê phán Minh; có bạn hỏi lại Minh thực hư sự việc.
Bạn không nên mở liên kết hoặc thư điện tử đó. Trao đổi với bố mẹ hoặc thầy cô sự việc đó và xin lời khuyên.
Để bảo vệ thư điện tử ta cần:
- Đặt mật khẩu mạnh để người khác không thể đoán biết, bảo vệ mật khẩu, đăng xuất khi dùng xong, cài đặt phần mềm chống virrus, không truy cập vào các liên kết lạ 
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
- Khuyến khích HS tự kể ra các tình huống đã gặp phải (nếu có) để giúp các bạn phòng tránh.
* Kết luận, nhận định
- Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm các nhóm và chốt kiến thức
- Nhấn mạnh để HS hiểu: nếu gặp phải một trong những nguy cơ đó thì các em cần chia sẻ với người thân, thầy cô bạn bèn để giải quyết 
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
GV yêu cầu HS đọc phần nội dung kiến thức mới về an toàn thông tin SGK trang 40 
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
* HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: đọc SGK
* Báo cáo kết quả
HS: Trình bày kết quả
* Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức.
HS: Lắng nghe, ghi bài
3. An toàn thông tin
a, Bảo vệ thông tin cá nhân
- Cài đặt và cập nhập phần mềm chống virus.
- Đặt mật khẩu mạnh. Bảo vệ mật khẩu.
- Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.
- Tránh dùng mạng cộng đồng.
- Không truy cập vào các liên kết lạ; không mở thư điện tử và các tệp đính kèm gửi từ những người không quen; không kết bạn nhắn tin với người lạ.
Hoạt động 2.4: Chia sẻ an toàn thông tin (10 phút) 
a) Mục tiêu: Các em nhận thức được:
+ Chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp
+ Không nên tuỳ tiện chia sẻ thông tin cá nhân cho người khác. 
+ Nên kiểm chứng các thông tin trên mạng.
+ Không chia sẻ thông tin có thể làm tổn thương người khác.
+ Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu
b) Nội dung: Chia sẻ thông tin an toàn.
c) Sản phẩm: Học sinh biết một số cách chia sẻ thông tin an toàn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
Gv nêu mục đích, yêu cầu thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
1. Một bạn quen trên mạng xin số điện thoại và địa chỉ để gặp nhau nói truyện, em có nên cho không?
2. Em được một bạn gửi qua mạng cho một số thông tin không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em có nên đăng lên mạng để mọi người biết không?
3. Các biện pháp bảo vệ thông tin tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn
* HS thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. 
* Báo cáo, thảo luận
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
Dự kiến kết quả trả lời câu hỏi .
1. Em không cho người quen trên mạng số điện thoại và địa chỉ của em. Không hẹn gặp haynói chuyện với người đó vì có thể gặp điều không hay.
2. Em sẽ không đăng tin không tốt về bạn cùng lớp lên mạng. Em sẽ tìm hiểu để biết thông tin đó đúng hay sai và có thể giúp đỡ bạn.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
- Khuyến khích HS tự kể ra các tình huống đã gặp phải (nếu có) để giúp các bạn phòng tránh.
* Kết luận, nhận định
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả sản phẩm trình bày của các nhóm.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Yêu cầu Hs đọc phần hộp kiến thức SGK trang 41 và trả lời câu hỏi theo em để thông tin được đảm bảo an toàn thì cần có biện pháp gì? 
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ cá nhân
- Suy nghĩ trả lời.
* Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày kết quả sáu biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn. 
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
* Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và chiếu sáu biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn. 
HS: Lắng nghe, ghi bài
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
Gv nêu mục đích, yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau: 
 Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính của mình?
Đừng bao giờ thư điện tử và tệp đính kèm từ những người không quen.
Luôn đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.
Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.
Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhập phần mềm bảo vệ.
* HS thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, thảo luận, trả lời
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
* Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
Đáp án: C.
HS: Lắng nghe, ghi bài
3. An toàn thông tin
b, Chia sẻ thông tin an toàn: 
- Không chia sẻ những thông tin cá nhân và những thông tin chưa được kiểm chứng trên internet.
- Không lan truyền tin giả làm tổn thương đến người khác.
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức đã học. Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu trong phần luyện tập.
b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
Gv chiếu câu hỏi lên tivi, yêu cầu Hs cả lớp cùng quan sát và hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau: 
Khi sử dụng internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em bị hại.
Tải phần mềm, tệp miễn phí trên internet. 
Mở liên kết được cung cấp trong thư điện tử không biết rõ nguồn gốc.
Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xa hội và thư điện tử.
Em có kẻ doạ nạt trên mạng không cho bố mẹ, thầy cô giáo biết.
Làm theo các bài hướng dẫn sử dụng thuốc trên mạng.
Theo em, những tình huống nào sau đây là rủi ro khi sử dụng internet.
Máy tính bị hỏng do nhiễm virus hoặc mã độc .
Thông tin cá nhân hoặc tập thể bị đánh cắp.
Tài khoản ngân hàng bị mất tiền.
Bị bạn quen trên mạng lừa đảo.
Nghiện mạng xã hội, nghiện trò chơi trên mạng.
Hoàn thành chương trình học ngoại ngữ trực tuyến.
* HS thực hiện nhiệm vụ
HS đọc câu hỏi và suy nghĩ để tìm đáp án đúng
* Báo cáo, thảo luận
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 
* Kết luận, nhận định
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: A, B, D, E.
Câu 2: A, B, C, D, E.
Hoạt động 4: Vận dụng (12 phút) 
a) Mục tiêu: Áp dụng được kiến thức vào cuộc sống thực tế để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và gia đình, bạn bè khi tham gia sử dụng Internet.
b) Nội dung: GV nêu các câu hỏi phần vận dụng để học sinh trả lời. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các HS
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
Gv nêu mục đích, yêu cầu thảo luận nhóm, chia lớp thành 3 nhóm và đại diện nhóm trả lời các câu hỏi sau: 
Nhóm 1: Thảo luận câu 1. Em hãy đưa ra một số cách nhận diện lừa đảo trên mạng?
Nhóm 2: Thảo luận câu 2. Em sẽ làm gì khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có nguy cơ bị hại khi truy cập mạng? 
Nhóm 3: Thảo luận câu 3. Em nên làm gì để bảo vệ thông tin tài khoản cá nhân?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm HS phân công nhóm trưởng, người trình bày. Các nhóm thảo luận, trình bày câu trả lời vào bảng nhóm.
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. 
* Báo cáo, thảo luận
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
HS có thể trả lời theo ý kiến riêng của mình.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khácvà chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, .
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đánh giá các nhóm thông qua sản phẩm trả lời của học sinh.
- GV chốt kiến thức chiếu lên màn hình tivi.
- Hs quan sát và ghi nhớ kiến thức.
Câu 1: Một số cách nhận diện lừa đảo trên mạng
Những trò lừa đảo trên mạng là những quảng cáo đánh vào lòng tham vật chất, những lời dụ dỗ, rủ tê làm những việc liên quan đến vấn đề nhạy cảm, những tin nhắn tự giới thiệu là người quen của cha mẹ để làm điều gì đó mà bố mẹ không biết, tin nhắn của người lạ thường liên quan đến một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc những lời giới thiệu gây tò mò, hiếu kì, 
Câu 2: Khi người thân hay bạn bè có nguy cơ bị hại trên mạng khuyên hạ cần dừng tạm việc lên mạng, báo cho cha mẹ hay thầy cô giáo, cơ quan công an để được bải vệ và có cách sử lí. Máy tính được xài đặt các trương chình diệt virus nếu máy em bị nhiễm mã độc hay virus em hãy quét và diệt virus ngay. Nếu máy tính bị nhiễm nặng hơn thì nên dừng sử dụng và mang đến các cửa hàng để kiểm tra và sửa chữa.
Câu 3: Một số biện pháp để bảo vệ thông tin tài khoản cá nhân
- Cài đặt và cập nhập phần mềm chống virus.
- Đặt mật khẩu mạnh. Bảo vệ mật khẩu.
- Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.
- Tránh dùng mạng cộng đồng.
- Không truy cập vào các liên kết lạ; không mở thư điện tử và các tệp đính kèm gửi từ những người không quen; không kết bạn nhắn tin với người lạ.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (3 phút) 
- Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức về bài 9 An toàn thông tin trên Internet.
- Áp dụng vào thực tiễn khi các em sử dụng internet cần phải bảo mật thông tin cá nhân, gia đình. Không truy cập vào các liên kết lạ mà bạn bè, hoặc người lạ gửi tới.
- Chuẩn bị đọc trước bài sơ đồ tư duy.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx