Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 19: Kiểm tra một tiết - Năm học 2019-2020
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kiến thức cơ bản về:
- Củng cố, hệ thống lại toàn bộ kiến thức quan trọng: Thông tin là gì?; Các dạng thông tin cơ bản trong tin học
- Nhận biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính; Máy tính và phần mềm máy tính và ôn lại một số thao tác với chuột và bàn phím thông qua các phần mềm (Mouse skill Rapid Typing, Solar System).
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng cơ bản nhận biết thông tin, các dạng biểu diễn thông tin cơ bản.
- Kỹ năng phân biệt các thành phần cấu tạo nên máy tính điện tử.
- Ôn lại một số kỹ năng về sử dụng chuột, bàn phím.
3. Thái độ: Rèn tính tư duy độc lập, tích cực tự giác học và trình bày kiến thức, tích cực suy nghĩ độc lập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: Nhận biết, giải quyết vấn đề Tin học, công nghệ
Ngày dạy: .../.../2020 tại lớp 6A Ngày dạy: .../.../2020 tại lớp 6B Tiết 19 KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kiến thức cơ bản về: - Củng cố, hệ thống lại toàn bộ kiến thức quan trọng: Thông tin là gì?; Các dạng thông tin cơ bản trong tin học - Nhận biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính; Máy tính và phần mềm máy tính và ôn lại một số thao tác với chuột và bàn phím thông qua các phần mềm (Mouse skill Rapid Typing, Solar System). 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng cơ bản nhận biết thông tin, các dạng biểu diễn thông tin cơ bản. - Kỹ năng phân biệt các thành phần cấu tạo nên máy tính điện tử. - Ôn lại một số kỹ năng về sử dụng chuột, bàn phím. 3. Thái độ: Rèn tính tư duy độc lập, tích cực tự giác học và trình bày kiến thức, tích cực suy nghĩ độc lập. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: Nhận biết, giải quyết vấn đề Tin học, công nghệ II. HÌNH THỨC KIỂM TRA. - Đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. + Trắc nghiệm khách quan: 40% + Tự luận: 60% - HS làm bài tại lớp. III. MA TRẬN: Đề 1: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Thông tin và tin học Nhận biết được thông tin và Tin học Số câu Số điểm Tỉ lệ % C1, 2, 3 0,75 7,5% 3 0,75 7,5% 2. Biểu diễn thông tin Nhận biết được các dạng biểu diễn thông tin cơ bản Hiểu được cách thức biểu diễn thông tin trong máy tính Số câu Số điểm Tỉ lệ % C4 0,25 2,5% C11, 12, 13, 16 1 10% 5 1,25 12,5% 3. Em có thể làm được những gì nhờ máy tính Nhận biết được khả năng của máy tính Hiểu được khả năng của máy tính, những công việc mà máy tính có thể làm được Số câu Số điểm Tỉ lệ % C5 0,25 2,5% C17 2 20% 2 2,25 22,5% 4. Máy tính và phần mềm máy tính Nhận biết các linh kiện máy tính và phần mềm máy tính Nhận biết các linh kiện máy tính và phần mềm máy tính Nhận biết các linh kiện máy tính và phần mềm máy tính Số câu Số điểm Tỉ lệ % C9, 10, 14 0,75 7,5% ½ C18b 1 10% C6, 7, 8, 15 1 10% C19 2 20% ½ C18a 1 10% 10 6,75 77,5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 8,5 3 30% 9 4 40% 1,5 3 40% 19 10 100% IV. ĐỀ BÀI: A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm, mỗi câu được 0,25 điểm) * Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước kết quả em cho là đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Thông tin có thể giúp cho con người: A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn. B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh. C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội. D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng. Câu 2: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là : A. Dữ liệu được lưu trữ. B. Thông tin ra C. Thông tin vào. D. Thông tin máy tính Câu 3: Việc tiếp nhận, xử lí và lưu trữ và trao đổi thông tin gọi là: A. Thông tin; B. Xử lí thông tin ; C. Nghiên cứu thông tin; D. Hoạt động thông tin. Câu 4: Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng nào? A. Dãy bít 0,1 B. Các con số từ 0 đến 9 C. Các chữ cái từ A đến Z D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Trong các khả năng sau, đâu không phải là khả năng của máy tính? A. Tính toán nhanh B. Lưu trữ lớn C. Năng lực tư duy D. Làm việc không mệt mỏi Câu 6: Bộ xử lí trung tâm của máy tính là thiết bị nào? A. RAM B. CPU C. USB D. ROM Câu 7: Hệ điều hành Windows Xp, Windows 7 .. được gọi là: A. Phần mền ứng dụng. B. Phần mền trò chơi. C. Hệ điều hành D. Phần mền hệ thống. Câu 8: Khi tắt nguồn điện máy tính, dữ liệu trên các thiết bị nào dưới đây sẽ bị xóa: A. ROM B. Đĩa mềm C. Bộ nhớ trong (RAM) D. Đĩa cứng Câu 9. Phần mềm được chia ra hai loại chính đó là: A. Phần mềm giải trí và phần mềm làm việc B. Phần mềm soạn thảo và phần mềm quản lí cơ sở dữ liệu C. Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng D. Tất cả các đáp án trên Câu 10: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm có: A. Thiết bị vào, xử lí thông tin, thiết bị ra; B. Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ; C. Thiết bị vào, bộ nhớ, thiết bị ra; D. CPU, thiết bị vào ra, bộ nhớ, Câu 11: Thông tin trong máy tính cần được biểu diễn dưới dạng các A. âm thanh B. hình ảnh C. dãy bit D. văn bản Câu 12: Dãy bit là dãy chỉ gồm A. 0 và 1 B. 2 và 3 C. 4 và 5 D. 6 và 7 Câu 13: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm các khối chức năng A. Bộ xử lý trung tâm (CPU) B. Bộ nhớ C. Thiết bị vào/ra D. Cả 3 đáp án A, B, C Câu 14: CPU là A. Trái tim của máy tính B. Bộ não của máy tính C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai Câu 15: Có mấy loại bộ nhớ A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Đơn vị chính dùng để đo dung lượng bộ nhớ là A. Bit B. Byte C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai B. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17 (2 điểm): Em có thể sử dụng máy tính vào những việc gì? Cho ví dụ minh họa Câu 18 (2 điểm): So sánh sự giống và khác nhau của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài? Câu 19 (2 điểm): a. Em hiểu thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng? b. Cho ví dụ minh họa thực tế. V. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm, mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D C D A C B D C C D C A D B B B B. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Đáp án Điểm 17 (2đ) - Thực hiện tính toán - Tự động hóa các công việc văn phòng - Hỗ trợ công tác quản lí - Công cụ học tập và giải trí - Điều khiển tự động và rô-bốt - Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến VD: Mua hàng trên mạng, học trực tuyến, vẽ 1 ngôi nhà . 2 18 (2đ) - Bộ nhớ trong: Được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc, phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi. - Bộ nhớ ngoài: Dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Bộ nhớ ngoài có thể là: Đĩa CD/DVD, USB, thẻ nhớ...Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện. 1 1 19 (2đ) - Phần mềm hệ thống: Là chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. Ví dụ: HĐH Windows - Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ: Các phần mềm soạn thảo, phần mềm đánh 10 ngón... 1 1 Đề 2 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Thông tin và tin học Nhận biết được thông tin và Tin học Số câu Số điểm Tỉ lệ % C1, 2, 3 0,75 7,5% 3 0,75 7,5% 2. Biểu diễn thông tin Nhận biết được các dạng biểu diễn thông tin cơ bản Hiểu được cách thức biểu diễn thông tin trong máy tính Số câu Số điểm Tỉ lệ % C4 0,25 2,5% C11, 12, 13, 16 1 10% 5 1,25 12,5% 3. Em có thể làm được những gì nhờ máy tính Nhận biết được khả năng của máy tính Hiểu được khả năng của máy tính, những công việc mà máy tính có thể làm được Số câu Số điểm Tỉ lệ % C5 0,25 2,5% C19 2 20% 2 2,25 22,5% 4. Máy tính và phần mềm máy tính Nhận biết các linh kiện máy tính và phần mềm máy tính Nhận biết các linh kiện máy tính và phần mềm máy tính Nhận biết các linh kiện máy tính và phần mềm máy tính Số câu Số điểm Tỉ lệ % C9, 10, 14 0,75 7,5% ½ C18b 1 10% C6, 7, 8, 15 1 10% C17 2 20% ½ C18a 1 10% 10 6,75 77,5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 8,5 3 30% 9 4 40% 1,5 3 40% 19 10 100% IV. ĐỀ BÀI: A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm, mỗi câu được 0,25 điểm) * Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước kết quả em cho là đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Việc tiếp nhận, xử lí và lưu trữ và trao đổi thông tin gọi là: A. Thông tin; B. Xử lí thông tin ; C. Nghiên cứu thông tin; D. Hoạt động thông tin. Câu 2: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là : A. Dữ liệu được lưu trữ. B. Thông tin ra C. Thông tin vào. D. Thông tin máy tính Câu 3: Thông tin có thể giúp cho con người: A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn. B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh. C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội. D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng. Câu 4: Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng nào? A. Dãy bít 0,1 B. Các con số từ 0 đến 9 C. Các chữ cái từ A đến Z D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Trong các khả năng sau, đâu không phải là khả năng của máy tính? A. Tính toán nhanh B. Lưu trữ lớn C. Năng lực tư duy D. Làm việc không mệt mỏi Câu 6: Có mấy loại bộ nhớ A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 7: Hệ điều hành Windows Xp, Windows 7 .. được gọi là: A. Phần mền ứng dụng. B. Phần mền trò chơi. C. Hệ điều hành D. Phần mền hệ thống. Câu 8: Khi tắt nguồn điện máy tính, dữ liệu trên các thiết bị nào dưới đây sẽ bị xóa: A. ROM B. Đĩa mềm C. Bộ nhớ trong (RAM) D. Đĩa cứng Câu 9: CPU là A. Trái tim của máy tính B. Bộ não của máy tính C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai Câu 10: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm có: A. Thiết bị vào, xử lí thông tin, thiết bị ra; B. Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ; C. Thiết bị vào, bộ nhớ, thiết bị ra; D. CPU, thiết bị vào ra, bộ nhớ, Câu 11: Thông tin trong máy tính cần được biểu diễn dưới dạng các A. âm thanh B. hình ảnh C. dãy bit D. văn bản Câu 12: Dãy bit là dãy chỉ gồm A. 0 và 1 B. 2 và 3 C. 4 và 5 D. 6 và 7 Câu 13: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm các khối chức năng A. Bộ xử lý trung tâm (CPU) B. Bộ nhớ C. Thiết bị vào/ra D. Cả 3 đáp án A, B, C Câu 14. Phần mềm được chia ra hai loại chính đó là: A. Phần mềm giải trí và phần mềm làm việc B. Phần mềm soạn thảo và phần mềm quản lí cơ sở dữ liệu C. Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng D. Tất cả các đáp án trên Câu 15: Bộ xử lí trung tâm của máy tính là thiết bị nào? A. RAM B. CPU C. USB D. ROM Câu 16: Đơn vị chính dùng để đo dung lượng bộ nhớ là A. Bit B. Byte C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai B. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17 (2 điểm): Em hiểu thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng? Câu 18 (2 điểm): So sánh sự giống và khác nhau của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài? Câu 19 (2 điểm): Em có thể sử dụng máy tính vào những việc gì? Cho ví dụ minh họa. V. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm, mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D C D A C B D C B D C A D C B B B. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Đáp án Điểm 17 (2đ) - Phần mềm hệ thống: Là chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. Ví dụ: HĐH Windows - Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ: Các phần mềm soạn thảo, phần mềm đánh 10 ngón... 2 18 (2đ) - Bộ nhớ trong: Được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc, phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi. - Bộ nhớ ngoài: Dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Bộ nhớ ngoài có thể là: Đĩa CD/DVD, USB, thẻ nhớ...Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện. 1 1 19 (2đ) - Thực hiện tính toán - Tự động hóa các công việc văn phòng - Hỗ trợ công tác quản lí - Công cụ học tập và giải trí - Điều khiển tự động và rô-bốt - Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến VD: Mua hàng trên mạng, học trực tuyến, vẽ 1 ngôi nhà . 1 1 C. Củng cố và Luyện tập: - Thu bài làm của hs. - Nhận xét giờ làm bài kiểm tra. D. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Về nhà đọc trước bài mới
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_19_kiem_tra_mot_tiet_nam_hoc_2019.docx