Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 21-24 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Bước đầu hiểu được các khái niệm cơ bản của tổ chức thông tin trên máy tính như tệp tin, thư mục, đĩa và khái niệm đường dẫn.
- Biết được vai trò của hệ điều hành trong việc tạo ra, lưu trữ và quản lí thông tin trên máy tính.
2. Kĩ năng:
- Hiểu và chỉ ra được quan hệ mẹ - con của thư mục.
- Liệt kê được các thao tác chính đối với tệp và thư mục.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong học tập, có ý thức liên hệ vận dụng các môn học
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính
- Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa
Học sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B: 6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Câu hỏi. Phần mềm học bàn phím bằng gõ mười ngón Rapid Typing có phải là hệ điều hành không? Vì sao?
Ngày soạn: 15/11/2020 Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tuần 11. Tiết 21 + 22 BÀI 11. TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (T1 +2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Bước đầu hiểu được các khái niệm cơ bản của tổ chức thông tin trên máy tính như tệp tin, thư mục, đĩa và khái niệm đường dẫn. - Biết được vai trò của hệ điều hành trong việc tạo ra, lưu trữ và quản lí thông tin trên máy tính. 2. Kĩ năng: - Hiểu và chỉ ra được quan hệ mẹ - con của thư mục. - Liệt kê được các thao tác chính đối với tệp và thư mục. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có ý thức liên hệ vận dụng các môn học 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Giáo viên: - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa Học sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức (1’): 6A 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Câu 1: Phần mềm là gì? Câu 2: Phân loại phần mềm máy tính? Cho ví dụ. 3.Tiến trình bài học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1. Cấu trúc lưu trữ thông tin trong máy tính. Đặt vấn đề 1: Giáo viên chiếu các thẻ học sinh, sau đó gom các thẻ vô từng tệp có tên tổ, và đưa các tệp có tên tổ tổ vào hồ sơ học sinh cho học sinh quan sát. Giao nhiệm vụ 1: Sau khi quan sát các mô tả bằng hình ảnh trên em hãy suy nghĩ trong vòng 1 phút và cho biết: Quan sát hướng dẫn học sinh 1. Các thẻ tên được lưu trữ và săp xếp như thế nào? 2. Để tìm kiếm 1 bạn nào đó trong tổ 2 em sẽ làm gì? 3. Theo em quá trình tìm kiếm đó diễn ra như thế nào so với khi ta để tất cả các thể vô 1 tệp chung? 4. Trong máy tính để truy cập các thông tin nhanh tróng thì hệ điều hành phải tổ chức các thông tin như thế nào? Nhận xét đánh giá chốt kiến thức Cho học sinh đưa ra câu trả lời, các nhóm khác nhận xét. Nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức Qua ví dụ trên về quá trình lưu trữ thẻ học sinh thì đây cũng chính là hình thức tổ chức thông tin của máy tính. Ví hồ sơ học sinh như thư mục, tổ 1 2 3 4 như thư mục con, và thẻ học sinh như các tệp tin. Thì quá trình tổ chức thông tin được mô ta theo một cấu trúc và đó là cấu trúc hình cây. Học sinh quan sát hình ảnh Nhận nhiệm vụ 1 Quan sát hình ảnh, nghiên cứu cá nhân, sau đó trả lời. Thực hiên nhiệm vụ 1 Câu trả lời mong muốn: 1.Các thẻ tên được lưu trữ và sắp xếp rõ ràng, ngăn nắp từng tổ. 2. Em sẽ mở tệp tổ 2 và tìm kiếm tên bạn cần tìm. 3. Nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và tìm chính xác hơn. 4. Hệ điều hành phải tổ chức thông tin theo cấu trúc hình cây gồm tệp và thư mục. Báo cáo, góp ý, bổ sung, hoàn thiện Một số học sinh đưa ra câu trả lời. Các học sinh khác chú ý nghe và nhận xét. Chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. 1. Cấu trúc lưu trữ thông tin trong máy tính. Hệ điều hành tổ chức thông tin bên trong máy tính theo một cấu trúc hình cây, gồm tệp và thư mục. þ Hoạt động 2. Tệp tin. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Giáo viên mở các tệp tin có sẵn trong máy tính cho học sinh quan sát, như tệp các giáo án, tệp hình ảnh, hay danh sách các bài hát cho học sinh quan sát. Giao nhiệm vụ Các em vừa được quan sát thầy mở 1 số tệp tin, vậy ghiên cứu SGK/71 trong vòng 1 phút sau đó thảo luận theo cặp trong vòng 2 phút thống nhất trả lời các câu hỏi sau: Quan sát hướng dẫn học sinh 1. Tệp tin là gì? 2. Có bao nhiêu dạng tệp tin? 3. Các tệp tin này được đặt tên theo quy tắc nào? Nhận xét đánh giá chốt kiến thứ Mời học sinh trả lời, các học sinh khác lắng nghe nhận xét. Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức. Các tệp tin cũng được phân biệt với nhau bằng tên tệp. Tên tệp gồm phần tên và phần mở rộng(phần đuổi) được đặt cách bằng dấu chấm. Phần mở rộng không nhất thiết phải có) thường được dùng để nhận biết kiểu của tệp tin ( văn bản, hình ảnh, âm thanh hay chương trình. Học sinh sát Nhận nhiệm vụ Lắng nghe, nghiên cứu SGK để tìm ra câu trả lời. Thực hiện nhiệm vụ 1. Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ. 2. Có 3 dạng tệp: - Tệp văn bản - Tệp hình ảnh - Tệp âm thanh - Tệp chương trình. 3. Tên.Mở rộng Báo cáo, góp ý, bổ sung hoàn thiện Một số học sinh trả lời, các học sinh khác lắng nghe nhận xét. Chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. 2. Tệp tin Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ. Các dạng tệp: - Tệp văn bản: sách, tài liệu, thư từ - Tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh, video - Tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát - Tệp chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi, phần mềm ứng dụng khác Quy ước đặt tên tệp: Tên.Mở rộng þ Hoạt động 3. Thư mục Giáo viên chiếu mô phỏng quá trình sắp xếp các cuốn sách từ lộn xộn cho đến gọn gàng theo các khối 6, 7, 8, 9 vào các ngăn của thư viện. Trong máy tính khi ta cũng có thể sắp xếp các cuốn sách này 1 cách hợp lí, và các kệ sách trong máy tính người ta gọi là thư mục. Chúng ta xem thư mục được tạo ra như thế nào? Giao nhiệm vụ Nghiên cứu sách giáo khoa trong vòng 2 phú, phần 3 trang 72 và cho biết: Quan sát, hướng dẫn học sinh 1. Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa như thế nào? 2. thế nào được gọi là thư mục con, thư mục mẹ, thư mục gốc? Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức Mời học sinh trả lời, các học sinh khác lắng nghe nhận xét. Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức. Mỗi thư mục cũng được đặt tên để phân biệt Thư mục được tổ chức phân cấp, các thư mục có thể lồng nhau. Cách tổ chức này có tên gọi là tổ chức cây Chiếu sơ đồ cây để mô tả thư mục gốc, thư mục mẹ và thư mục con cho học sinh quan sát. Học sinh lắng gnhe Nhận nhiệm vụ Lắng nghe, và nghiên cứu SGK, để tìm câu trả lời. Thực hiện nhiệm vụ Câu trả lời mong muốn: 1. Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục. 2.- Mỗi thư mục chứa các tệp hoặc các thư mục khác gọi là thư mục con. - Thư mục chứa các thư mục con gọi là thư mục mẹ. - Thư mục ngoài cùng được gọi là thư mục gốc. Báo cáo, góp ý, bổ sung hoàn thiện Các nhóm đưa ra câu trả lời. Các nhóm khác chứ ý nghe và nhận xét. Chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. Quan sát và ghi nhớ. 3. Thư mục Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục chứa các tệp hoặc các thư mục khác gọi là thư mục con. Mỗi thư mục cũng được đặt tên để phân biệt Lưu ý: - Tên các tệp tin trong cùng một thư mục phải khác nhau. - Tên các thư mục con thuộc cùng một thư mục mẹ phải có tên khác nhau. 4. Luyện tập – củng cố:(3’) Làm bt 3.sgk Giáo viên đưa ra một số câu hỏi củng cố, học sinh trả lời.. Chỉ ra thư mục mẹ của thư mục TOAN 2. Thư mục TOAN chứa gì? 3. Thư mục BAIHAT nằm trong thư mục gốc đúng hay sai? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’) - Nhắc nhở học sinh học bài. - Làm các bài tập, chuẩn bị tiết sau phần còn lại. T/M Tổ CM Kí duyệt Đào Thị Kim Thúy Ngày soạn: 15/11/2020 Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tuần 12. Tiết 23 + 24 BÀI 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (T3 +4) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Bước đầu hiểu được các khái niệm cơ bản của tổ chức thông tin trên máy tính như tệp tin, thư mục, đĩa và khái niệm đường dẫn. - Biết được vai trò của hệ điều hành trong việc tạo ra, lưu trữ và quản lí thông tin trên máy tính. 2. Kĩ năng: - Hiểu và chỉ ra được quan hệ mẹ - con của thư mục. - Liệt kê được các thao tác chính đối với tệp và thư mục. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có ý thức liên hệ vận dụng các môn học 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Giáo viên: - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa Học sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức (1’): 6A 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Câu hỏi. Phần mềm học bàn phím bằng gõ mười ngón Rapid Typing có phải là hệ điều hành không? Vì sao? 3.Tiến trình bài học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1. Đường dẫn Đặt vấ đề: Để đến được một tệp hay thư mục nào đó, cần phải biết đường dẫn của nó. Giao nhiệm vụ Nghiên cứu SGK trong vòng 1 phút sau đó thảo luận theo nhóm trong vòng 5 phút để trả lời câu hỏi và tìm đường dẫn trong hình sau: Quan sát, hướng dẫn học sinh 1. Đường dẫn là gì? 2. Tìm đường dẫn của tệp tin học 9.doc. Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức Mời học sinh trả lời, các học sinh khác lắng nghe nhận xét. Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức. * Bài tập: 1. Tìm đường dẫn tới thư mục KHXH. 2. Tìm đường dẫn tới tệp Hinh.bt Mời học sinh trả lời, các học sinh khác lắng nghe nhận xét. Giáo viên nhận xét Học sinh lắng gnhe Nhận nhiệm vụ Lắng nghe, và nghiên cứu SGK, để tìm câu trả lời. Thực hiện nhiệm vụ Câu trả lời mong muốn: 1. Đường dẫn bắt đầu từ vị trí ban đầu, sau đó đến dãy các thư mục, thư mục cuối chính là thư mục chứa tệp tin đó. 2. Đường dẫn đến tệp “Tin hoc 9.doc” là: C:\Hoctap\Mon Tin\Tin hoc 9.doc Báo cáo, góp ý, bổ sung hoàn thiện Các nhóm đưa ra câu trả lời. Các nhóm khác chứ ý nghe và nhận xét. Chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. Học sinh tìm đường dẫn 1. C:\THUVIEN\KHTN. 2. C:\THUVIEN\KHTN\TOAN\Hinh.bt 1. Đường dẫn. Đường dẫn bắt đầu( thư mục gốc) từ vị trí ban đầu, sau đó đến dãy các thư mục, thư mục cuối chính là thư mục chứa tệp tin đó. Ví dụ: C:\Hoctap\Mon Tin\Tin hoc 9.doc þ Hoạt động 2. Các thao tác chính với tệp và thư mục Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Đặt vấn đề: Để xem có các thao tác nào với tệp và thư mục, các em hãy quan sát cô thực hiện. Giáo viên thực hiện lần lượt các thao tác cho học sinh quan sát. Giao nhiệm vụ Sau khi đã quan sát thầy thực hiện, công thêm nghiên cứu SGK trong vòng 2 phút và cho biết Quan sát hướng dẫn học sinh 1. Các thao tác chính với tệp và thư mục là gì? Nhận xét đánh giá chốt kiến thức Mời học sinh các nhóm trả lời, các học sinh khác lắng nghe nhận xét. Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức. Các chức năng trên cho phép người dùng thao tác với các tệp tin dữ liệu và thư mục. Chú ý quan sát và lắng nghe. Nhận nhiệm vụ Nghiên cứu SGK và tìm câu trả lời Thực hiện nhiệm vụ Câu trả lời mong muốn 1. Các thao tác chính với tệp và thư mục là; -Xem thông tin về các tệp và thư mục mới - Xóa - Đổi tên - Sao chép - Di chuyển Báo cáo, góp ý, bổ sung hoàn thiện Các nhóm đưa ra câu trả lời. Các nhóm khác chứ ý nghe và nhận xét. Chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. 2. Các thao tác chính với tệp và thư mục. Các thao tác chính với tệp và thư mục - Xem thông tin về các tệp và thư mục - Tạo mới - Xóa - Đổi tên - Sao chép - Di chuyển 4. Luyện tập – củng cố:(3’) Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung 1. Tìm ra điểm không hợp lệ trong cấu trúc cây thư mục sau đây và nêu cách giải quyết. 2. Thư mục con của thư mục “Phần cứng” là gì? 3. Thư mục mẹ của thư mục “Phần mềm” là gì? 4. Điểm khác biệt giữa thư mục “Trò chơi” và thư mục “Chuột” là gì? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’) - Nhắc nhở học sinh học bài. - Làm các bài tập, chuẩn bị bài 12. T/M Tổ CM Kí duyệt Đào Thị Kim Thúy
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_21_24_nam_hoc_2020_2021_nguyen_ng.doc