Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 5+6

Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 5+6

- Năng lực riêng:

+ Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất của hai hoặc ba số tự nhiên đã cho và chỉ ra được ước chung lớn nhất của các số đó.

+ Tìm được tập hợp các ước chung của hai số hoặc ba số thông qua tìm ước chung lớn nhất.

+ Vận dụng được khái niệm và cách tìm ƯCLN của hai hoặc ba số trong rút gọn phân số và giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

 

docx 44 trang Mạnh Quân 27/06/2023 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 5+6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết PPCT: 17, 18
Phân môn: Số & Đại số
BÀI 12: ƯỚC CHUNG - ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT ( 2 TIẾT )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được các khái niệm về ước chung, ước chung lớn nhất, phân số tối giản và hai số nguyên tố cùng nhau
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất của hai hoặc ba số tự nhiên đã cho và chỉ ra được ước chung lớn nhất của các số đó.
+ Tìm được tập hợp các ước chung của hai số hoặc ba số thông qua tìm ước chung lớn nhất.
+ Vận dụng được khái niệm và cách tìm ƯCLN của hai hoặc ba số trong rút gọn phân số và giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Bài giảng, giáo án.
2 - HS : SGK; Đồ dùng học tập; Ôn tập khái niệm về ước đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
+ Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.
+ Gợi mở đến nội dung cần học về ước chung và uớc chung lớn nhất.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. 
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV đặt vấn đề thông qua phần khởi động trong SGK: “Làm thế nào để tìm được số lớn nhất vừa là ước của 504, vừa là ước của 588?”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS đọc, suy nghĩ, thảo luận nhóm và suy đoán, giải thích.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới : Để giúp chúng ta giải được bài toán nhanh nhất, ngoài cách làm của các bạn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Ước chung.
a) Mục tiêu: 
+ Củng cố cách tìm ước của một số tự nhiên.
+ Hình thành khái niệm ước chung và thấy được ý nghĩa của việc tìm ƯC.
+ Biết cách tìm ước chung của hai số a; b và mở rộng cho 3 số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS đọc, tìm hiểu HĐKP1, hướng dẫn và yêu cầu HS trao đổi nhóm hoàn thành.
- GV phân tích rút ra kiến thức và cho HS đọc hiểu khái niệm, kí hiệu về ƯC.
- GV phân tích và cho HS đọc hiểu Ví dụ 1.
- GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực hành 1.
- GV dẫn dắt, cho một vài HS phát biểu Cách tìm ước chung của hai số a và b.
- GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 2 để hiểu và rõ cách trình bày.
- GV yêu cầu HS hoàn thành Thực hành 2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 - HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.
1. Ước chung.
a) Có 3 cách chia nhóm
Cách 1: Chia 1 nhóm gồm 12 nam và 8 nữ.
Cách 2: Chia 2 nhóm, mỗi nhóm 6 nam, 4 nữ.
Cách 3: Chia 4 nhóm, mỗi nhóm 3 nam, 2 nữ.
b) Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}.
 Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}.
=> ƯC(8,30) = {1; 2; 3; 6}
- Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
- Tập hợp các ước chung của hai số a và b kí hiệu là ƯC(a, b).
x ∈ ƯC (a, b) nếu a ⋮ x và b ⋮ x.
- Tương tự, tập hợp các ước chung của a, b, c kí hiệu là ƯC (a, b,c).
x ∈ ƯC (a, b, c) nếu a ⋮ x, b ⋮ x và c ⋮ x
Thực hành 1:
a) Đúng
Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}
Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
=> ƯC(24,30) = {1; 2; 3; 6}.
b) Sai
Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}
Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42}
=> ƯC(28,42) = {1; 2; 7; 14}.
c) Đúng
Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}
Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42}
=> ƯC(18, 24, 42} = {1; 2; 3; 6}.
* Cách tìm ước chung của hai số a và b:
- Viết tập hợp các ước của a và ước của b: Ư(a), Ư(b).
- Tìm những phần tử chung của Ư(a) và Ư(b).
Thực hành 2:
a) Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}
 Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}
=> ƯC(36; 45) = {1; 3; 9}.
b) Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
 Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}
 Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}
=> ƯC(18, 36, 45) = {1; 3; 9}.
Hoạt động 2: Cách tìm ước chung lớn nhất
a) Mục tiêu: 
+ Hình thành khái niệm ƯCLN và thấy được ý nghĩa của việc tìm ƯCLN.
+ Gợi cho HS biết mối liên hệ giữa ƯCLN của hai số a, b và các thừa số nguyên tố chung (nếu có) của chúng.
+ Biết cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, cho HS đọc, tìm hiểu đề bài HĐKP2.
- GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành HĐKP2.
- GV dẫn dắt, hướng dẫn HS rút ra khái niệm.
- GV cho 1 vài HS đọc hiểu khái niệm và kí hiệu trong SGK.
- GV lưu ý cho HS Nhận xét trong SGK.
- GV phân tích, cho HS đọc hiểu Ví dụ 3, rồi cho HS rút ra nhận xét. 
- GV nhấn mạnh lại Nhận xét để HS ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS vận dụng khái niệm hoàn thành Thực hành 3.
- GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 4.
- GV phân tích, hướng dẫn HS cách làm và cho HS tự giải lại Ví dụ 4 vào vở.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội dung thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS
. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Chú ý, thảo luận, phát biểu, trình bày bảng, nhận xét và bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: 
Khái niệm ƯCLN; Cách tìm ước chung từ ƯCLN.
2. Ước chung lớn nhất.
HĐKP2:
Nhận xét: Với mọi a, b ϵ N, ta có:
ƯCLN ( a, 1) = 1; ƯCLN(a, b, 1) = 1
Thực hành 3: 
Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}
Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
ƯC (24, 30) = { 1; 2; 3; 6}
ƯCLN (24, 30) = {6}
Ví dụ 4: Giải:
Gọi số nhóm nhiều nhất có thể chia được là: x (nhóm)
x ϵ ƯCLN (12, 18)
Có: Ư (12) = { 1; 2; 3; 4; 6; 12}
Ư (18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
ƯC (12, 18) = { 1; 2; 3; 6}
ƯCLN ( 12, 18) = 6
Do đó, cần chia lớp thành 6 nhóm.
Số học sinh nữ trong mỗi nhóm là: 12 : 6 =2 (HS)
Số học sinh nam trong mỗi nhóm là: 18 : 6 = 3 (HS)
Vậy mỗi nhóm có 2 nữ và 3 nam.
Hoạt động 3: Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
a) Mục tiêu: 
+ Gợi cho HS biết mối liên hệ giữa ƯCLN của hai số a, b và các thừa số nguyên tố chung (nếu có) của chúng.
+ Củng cố cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
+ Biết cách tìm ƯCLN thông qua sự phân tích ra thừa số nguyên tố.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu vấn đề: “Đối với các số nhỏ, chúng ta có thể tìm ƯCLN của hai hay nhiều số thông qua cách tìm ước của từng số sau đó tìm ƯC của các số đó và số lớn nhất trong tập ƯC chính là ƯCLN của các số đó. Nhưng đối với các số lớn có rất nhiều ước, chẳng hạn như số 504 có 24 ước, trong khi đó số 588 có 18 ước. Vì vậy, nếu dùng phương pháp liệt kê các ước của hai số 504 và 588 rồi chọn ƯCLN sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy có cách nào đơn giản hơn để tìm ƯCLN của 504 và 588 không?”
- GV dẫn dắt “Chúng ta thấy ƯCLN (a, b) là ước của a và b nên các thừa số nguyên tố của ƯCLN (a, b) là thừa số nguyên tố chung của a và b. Vì vậy, để tìm ƯCLN (a, b) ta cần phân tích a và b ra thừa số nguyên tố.”
- GV lấy VD, thuyết trình giảng, hướng dẫn cho HS: Tìm ƯCLN (24, 30)
B1: Phân tích các số 24 và 30 ra thừa số nguyên tố, ta được:
24 = 2.2.2.3 = 23. 3
30 = 2.3.5 
B2: Ta thấy 2 và 3 là các thừa số nguyên tố chung của 24 và 30.
B3: Trong cách phân tích ra thừa số nguyên tố của 24 và 30, số mũ nhỏ nhất của thừa số chung 2 là 1, số mũ nhỏ nhất của thừa số chung 3 là 1 nên ƯCLN(24, 30) = 2.3= 6
- GV cho HS nhận xét cách tìm ƯCLN (24, 30) ở phần này với phần Thực hành 3.
- GV dẫn dắt, cho HS rút ra quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố và nhấn mạnh lại để HS nhớ được các bước làm.
- GV yêu cầu HS đọc hiểu Ví dụ 5 và cho HS tự lại để nắm được cách làm và cách trình bày.
- GV kiểm tra độ hiểu bài của HS bằng cách tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi hoàn thành Thực hành 4.
- GV giới thiệu khái niệm hai só nguyên tố cùng nhau : Hai số có ƯCLN bằng 1 gọi là hai số nguyên tố cùng nhau.
- GV đưa ra Ví dụ minh họa như trong SGK và gọi một số HS lấy ví dụ tương tự về hai số nguyên tố cùng nhau.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Cách tìm ƯCLN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố; Khái niệm hai số nguyên tố cùng nhau. 
3. Cách tìm ước chung lớn nhất.
* Quy tắc:
B1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố;
B2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung;
B3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất. Tích đó là ƯCLN phải tìm.
Ví dụ 5: Tìm ƯCLN của 18 và 30.
18 = 2 . 32
30 = 2. 3. 5
=> ƯCLN (18, 30) = 2.3 = 6
Thực hành 4:
+ Tìm ƯCLN(24, 60)
 24 = 2 . 2 . 2 . 3 = 23 . 3
 60 = 2 . 2 . 3 . 5 = 22 . 3 . 5
=> ƯCLN(24, 60) = 22 . 3 = 12
 + Tìm ƯCLN(14, 33)
14 = 2 . 7
 33 = 1 . 33
=> ƯCLN(14, 33) = 1
+ Tìm ƯCLN (90, 135, 270)
 90 = 2. 32 . 5
 135 = 33 . 5
 270 = 2 . 33 . 5
=> ƯCLN(90, 135, 270) = 32 . 5 = 45
- Khái niệm hai số nguyên tố cùng nhau: Hai số nguyên tố cùng nhau là hai số có ƯCLN bằng 1.
VD: ƯCLN(14, 33) = 1 => 14 và 33 là hai số nguyên tố cùng nhau.
Hoạt động 4: Ứng dụng trong rút gọn phân số 
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết phân số tối giản và biết cách rút gọn về phân số tối giản.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, cho HS đọc hiểu nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Phân số tối giản là thế nào? 
+ Cách rút gọn để được phân số tối giản.
- GV nêu Ví dụ, phân tích cụ thể cho HS dễ hình dung hơn, sau đó cho HS tự lấy ví dụ và thực hiện rút gọn.
- GV yêu cầu HS vận dụng hoàn thành Thực hành 5
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội dung thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 - HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Khái niệm phân số tối giản, Cách rút gọn về phân số tối giản.
4. Ứng dụng trong rút gọn phân số.
- Ta rút gọn phân số bằng cách chia cả tử và mẫu của phân số đó cho một ước chung khác 1 (nếu có). 
Chú ý: Để rút gọn một phân số,, ta co thể chia cả tử và mẫu của phân số đó cho ước chung lớn nhất của chúng để được phân số tối giản
VD: 1830 chưa tối giản và ƯCLN(18, 30) = 6 
=> 1830= 18 : 630 : 6= 35
Ta có: 35 là phân số tối giản.
Thực hành 5:
+ Có: ƯCLN ( 24, 108) = 12
 24108=24 : 12108 : 24=29
+ Có: ƯCLN ( 80, 32) = 16
 8032=80 : 1632 : 16=52
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: 2 + 3+ 4 – (tr39 - SGK ).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành bài tập và lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết.
Bài 2 :
a) ƯCLN(1, 16) = 1.
b) 8 = 23
 20 = 22 . 5
=> ƯCLN(8, 20) = 22= 4.
c) 84 = 22 . 3 . 7
 156 = 22 . 3 . 13
=> ƯCLN(84, 156) = 22 . 3 = 12.
d) 16 = 24
 40 = 23 . 5
 176 = 24 . 11
=> ƯCLN(16, 40, 176) = 23 = 8.
Bài 3 :
a) A = {1; 2; 3; 6}
- Nhận xét: Ta thấy tập hợp ƯC (18, 30) = {1; 2; 3; 6} nên tập hợp ƯC (18, 30) giống với tập hợp A.
b) 
i. 24 = 23 . 3
 40 = 23 . 5
=> ƯCLN(24, 40) = 23 = 8.
Vậy: ƯC(24, 40) = Ư(8) = {1; 2; 3; 4; 8}.
ii. 42 = 2 . 3 . 7
 98 = 2 . 72
=> ƯCLN(42, 98) = 2 . 7 = 14.
Vậy: ƯC (42, 98) = Ư(14) = {1; 2; 7; 14}.
iii. 180 = 22 . 32 . 5
 234 = 2 . 32 . 13
=> ƯCLN(180, 234) = 2 . 32= 18
Vậy: ƯC(180, 234) = Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}.
 Bài 4 :
+ Có: ƯCLN ( 28, 42) = 14
 2842=28 : 1442 : 14=23
+ Có: ƯCLN ( 60, 135) = 15
 60135=60 : 15135 : 15=49
+ Có: ƯCLN ( 288, 180) = 15
 288180=288 : 36180 : 36=85
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 5
Bài 5 :
Gọi độ dài lớn nhất có thể của dây ruy băng là x ( cm)
Theo bài ra => x = ƯCLN ( 140, 168, 210) = 
Ta có: 140 = 22 . 5 . 7
 168 = 23 . 3 . 7
 210 = 2 . 3 . 5 . 7
=> ƯCLN(140, 168, 210) = 2 . 7 = 14.
=> Độ dài lớn nhất có thể của mỗi đoạn dây ngắn được cắt ra là: 14 cm.
- Mỗi đoạn dây khác nhau có thể cắt được số đoạn dây ngắn là:
Đoạn dây dài 140 cm cắt được: 140 : 14 = 10 (đoạn).
Đoạn dây dài 168 cm cắt được: 168 : 14 = 12 (đoạn).
Đoạn dây dài 210 cm cắt được: 210 : 14 = 15 (đoạn).
- Số đoạn dây nuy băng ngắn chị Lan có được là:
10 + 12 + 15 = 37 (đoạn dây).
Vậy chị Lan có được tổng cộng 37 đoạn dây nuy băng ngắn sau khi cắt.
- GV cho HS đọc và tìm hiểu thềm phần « Em có biết » - SGK – tr39
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Đọc và ghi nhớ nội dung chính của bài.
- Vận dụng kiến thức làm bài tập 3 + 4 + 6 + 7 (SBT- tr32)
- Đọc và tìm hiểu trước bài sau: “Bội chung. Bội chung nhỏ nhất”.
Tuần 5, 6
Tiết PPCT: 1, 2, 3
Phân môn: Hình học
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN
BÀI 1: HÌNH VUÔNG - TAM GIÁC ĐỀU - LỤC GIÁC ĐỀU ( 3 TIẾT )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.
- Mô tả một số yếu tố cơ bản( cạnh, góc, đường chéo) của tam giác đều ( ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông( bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều 9 sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nahu, ba đường chéo chính bằng nhau).
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vẽ được hình tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.
+ Tạo lập được hình lục giác đều thông qua việc lắp ghép các hình tam giác đều.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt
+ Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp.
+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..
+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS. 
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), bút chì, tẩy...
+ Giấy A4, kéo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu hình ảnh, video về các ứng dụng thực tế của các hình trong bài “ Nền nhà”, “Các bức tường ốp bằng gạch có hình tam giác đều, hình lục giác đều, hình vuông” và đặt câu hỏi: Các em có biết các viên gạch men dạng hình gì?”
- GV đặt câu hỏi: “Các em còn gặp các hình này ở những đồ vật, hình ảnh nào trong thực tế đời sống?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi và tìm được một số hình ảnh trong thực tế liên quan đến các hình.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đặt vấn đề và dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình vuông, hình tam giác đều, hình thoi,.. là các hình phẳng quen thuộc trong thực tế. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của các hình” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hình vuông
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết hình vuông trong thực tế. Mô tả được đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình vuông.
- HS vẽ được hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Thực hành, Vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hướng dẫn, cho HS trao đổi và hoàn thành HĐKP1.
- GV lưu ý HS cách đo góc, đo độ dài cạnh.
- GV cho HS rút ra nhận xét về các đặc điểm của hình vuông, độ dài bốn cạnh, độ lớn bốn góc và độ dài hai đường chéo của hình vuông.
- GV chốt lại các đặc điểm hình vuông.
- GV yêu cầu 1, 2 HS phát biểu lại các đặc điểm của hình vuông như trong SGK ( tr75).
- GV yêu cầu HS thực hiện Thực hành 1.( GV có thể hướng dẫn HS dùng Compa để kiểm chứng độ dài bằng nhau của hai đường chéo, từ đó HS tập dùng compa để so sánh độ dài hai đoạn thẳng).
- GV cho HS rút ra nhận xét về độ dài hai đường chéo.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi hoàn thành Vận dụng 1.
- GV hướng dẫn cho HS các bước vẽ hình vuông theo các bước ở phần Thực hành 2 và cho HS thực hành vẽ hình vuông (GV lưu ý HS thực hành vẽ và cho HS kiểm tra chéo sau khi vẽ, xem các cạnh, các góc có bằng nhau không).
+ GV trình chiếu PPT hướng dẫn HS cách vẽ hình vuông trên màn chiếu theo các bước đã hướng dẫn cho HS dễ hình dung và biết cách vẽ.
- GV yêu cầu HS thực hành, luyện tập tự vẽ hình vuông bằng cách hoàn thành Thực hành 3 vào vở.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý và hoàn thành các yêu cầu của GV
- GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu, giơ tay phát biểu.
- GV : kiểm tra, chữa và nêu kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
 1. Hình vuông
HĐKP1:
a) Hình c) là hình vuông.
b) Sau khi dùng thước êke kiểm tra thì thấy các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau.
Hình vuông ABCD ( Hình 2) có:
- Bốn đỉnh: A, B, C, D
- Bốn cạnh bằng nhau: 
AB = BC = CD = DA
Các đường chéo: AC, BD.
- Bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông.
- Hai đường chéo là AC và BD.
Thực hành 1:
Sau khi kiểm tra thì ta nhận thấy hai đường chéo AC và BD bằng nhau.
=> Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.
Vận dụng 1:
Bạn Trang nói như vậy là sai.
Bởi vì sau khi kiểm tra, ta thấy rằng các cạnh của hình 3 bằng nhau nhưng các góc lại không bằng nhau, một của hình không hải là góc vuông.
Thực hành 2: Vẽ hình vuông
Vẽ hình vuông ABCD cạnh 4cm bằng thước và ê ke:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng CD = 4cm.
+ Bước 2: Vẽ hai đường thẳng vuông góc với CD tại C và D như hình vẽ trong SGK (tr 76). 
+ Bước 3: Nối hai điểm A và B ta được hình vuông cần vẽ.
A
B
C
D
4cm
=> Ta được hình vuông ABCD.
Thực hành 3:
Hoạt động 2: Hình tam giác đều
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết được tam giác đều.
- HS mô tả được đỉnh, cạnh , góc của tam giác đều.
- HS nhận biết được sự bằng nhau của các góc, các cạnh của tam giác đều.
- HS biết vẽ tam giác đều với độ dài cạnh cho trước. 
- HS biết cắt hình tam giác.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
- HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Thực hành
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn và cho HS hoàn thành HĐKP2:
+ GV hướng dẫn lại HS cách kiểm tra độ dài 3 cạnh có bằng nhau hay không bằng Compa.
+ GV lưu ý HS cách kiểm tra số đo góc bằng thước đo góc.
- GV dẫn dắt, cho HS rút ra nhận xét về đặc điểm của tam giác đều, độ dài ba cạnh, độ lớn ba góc của tam giác đều.
- GV yêu cầu 1 số HS phát biểu lại đặc điểm tam giác đều như trong SGK ( tr77).
- GV hướng dẫn HS cách cắt tam giác đều theo các bước đã hướng dẫn phần Thực hành 4 và sau đó cho HS thực hành cắt tam giác đều:
+ Lấy ba que tính bằng nhau xếp thành một hình tam giác đều trên tấm bìa.
+ Chấm các điểm ở đầu các que tính.
+ Nối các điểm và cắt theo đường nối.
Cắt các góc của hình tam giác trên và làm theo hướng dẫn sau để kiểm tra xem các góc của chúng có bằng nhau không?
- GV hướng dẫn HS vẽ tam giác đều theo các bước đã hướng dẫn phần Thực hành 5: Vẽ tam giác đều ABC cạnh 3 cm:
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.
+ Lấy A, B làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 3cm.
Gọi C là một trong hai giao điểm của hai đường tròn. Nối C với A và C với B, ta được tam giác đều ABC.
- GV cho HS hoạt động cá nhân vẽ hình và tô màu như hình bài Vận dụng 2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát SGK và hoàn thành theo yêu cầu của GV
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 - HS giơ tay trình bày, hoàn thành vở.
- GV nhận xét, sửa sai và lưu ý một số lỗi cho HS. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các đặc điểm của tam giác đều, cách vẽ tam giác đều và cho HS nêu lại các bước vẽ một tam giác đều.
2. Tam giác đều
HĐKP2:
a) Sau khi dùng compa kiểm tra thì ta thấy tam giác ABC có 3 cạnh bằng nhau.
b) Sau khi dùng compa kiểm tra thì ta thấy tam giác ABC cũng có 3 góc bằng nhau.
Tam giác ABC ( Hình 5) có :
- Ba đỉnh: A, B, C ; 
- Ba cạnh bằng nhau: AB = = AC = BC. 
- Ba góc đỉnh A, B, C bằng nhau.
- Tam giác ABC như thế được gọi là tam giác đều.
Thực hành 4:
( HS thực hành cắt dưới sự hướng dẫn của GV. Sau khi cắt, )
Thực hành 5: Vẽ tam giác đều.
Vẽ tam giác đều ABC cạnh 3cm bằng thước và compa.
Vận dụng 2:
Hoạt động 3: Hình lục giác đều
a) Mục tiêu: 
- HS mô tả được một số yếu tố của hình lục giác đều.
- HS tạo lập được hình lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.
- HS mô tả được một số yếu tố cơ bản của hình lục giác đều.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn và cho HS hoạt động nhóm 4 thực hiện HĐKP3.
- GV cho HS quan sát Hình 7 trong SGK, dẫn dắt và cho HS rút ra nhận xét về đặc điểm lục giác đều, độ dài các cạnh, các góc và các đường chéo của lục giác đều. 
- GV cho một vài HS phát biểu lại các đặc điểm của lục giác đều như trong SGK và ghi vở.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện Thực hành 6 và rút ra nhận xét về ba đường chéo chính.
- GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm Vận dụng 3.
- GV yêu cầu HS đọc hiểu phần “ EM có biết” để biết thêm về bàn cờ vua lục giác.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát SGK và hoàn thành theo yêu cầu của GV.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS: Lắng nghe, ghi chú, giơ tay phát biểu
- Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các đặc điểm của hình lục giác đều.
3. Hình lục giác đều
HĐKP3:
a) HS ghép các tam giác đều theo hướng dẫn để được hình 6.
b) Nhận xét: Các góc và các cạnh của tam giác đều bằng nhau.
Xét hình ABCDEF ( Hình 7) có:
- Sáu đỉnh A, B, C, D, E, F.
- Sáu cạnh bằng nhau.
- Sáu góc đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.
- Ba đường chéo chính là AD, BE, CF.
Hình ABCDEF như thế được gọi là hình lục giác đều.
AB = BC = CD = ĐE = EF = FA
Thực hành 6:
Sau khi dùng thước đo thì ta thấy các đường chéo chính AD, BE, CF có độ dài bằng nhau.
=> Trong hình lục giác đều ba đường chéo chính bằng nhau.
Vận dụng 3:
Bạn Bình đúng.
Bởi vì: Nếu hình có sáu cạnh có chiều dài bằng nhau, nó được gọi là một hình lục giác sáu cạnh đều. Chỉ khi tất cả các góc có cùng kích thước, và các cạnh bằng nhau, mới gọi là lục giác đều.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK – tr79)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở, giơ tay trình bày miệng.
Bài 1 :
Hình vuông: b)	Hình tam giác đều: c) 	Hình lục giác đều: g)
Bài 2 :
Vẽ hình vuông ABCD cạnh 7cm bằng thước và ê ke:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng CD = 7cm.
+ Bước 2: Vẽ hai đường thẳng vuông góc với CD tại C và D .
+ Bước 3: Nối hai điểm A và B ta được hình vuông cần vẽ.
=> Ta được hình vuông ABCD.
A
B
C
D
7cm
Bài 3:
Sau khi dùng thước êke kiểm tra thì là thấy các cạnh và các góc của hình MNPQ bằng nhau. Nên hình MNPQ là hình vuông.
Bài 4:
Vẽ tam giác đều ABC cạnh 4 cm:
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm.
+ Lấy A, B làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 4cm.
Gọi C là một trong hai giao điểm của hai đường tròn. Nối C với A và C với B, ta được tam giác đều ABC.
Bài 5:
Tam giác ABC là tam giác đều. Bởi vì có các cạnh và các góc bằng nhau.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b) Nội dung: GV hỏi, HS đáp.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chia HS thành nhóm 6 người, dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm trao đổi và hoàn thành bài tập bài 6 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm và thực hành vẽ, cắt, ghép.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 7.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, hoàn thành vở.
Bài 7 : 
Biển báo
Hình dạng
Hình tam giác đều
Hình chữ nhật
Hình vuông
Ý nghĩa
Bảo người trước sắp tới phần đường người đi bộ cắt ngang.
Đường cao tốc
Bắt đầu đường ưu tiên.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Luyện vẽ tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.
- Hoàn thành bài tập 6 ( SBT –tr 67) và nộp sản phẩm bao thư vào tiết học sau.
- Tìm hiểu và đọc trước “Bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân”. và sưu tầm đồ vật, tranh ảnh về hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân theo tổ. ( Tổ nào sưu tầm được nhiều đồ vật, tranh ảnh nhất sẽ được phần thưởng của GV).
Tuần 6
Tiết PPCT: 4
Phân môn: Hình học
BÀI 2: : HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN 
( TIẾT 1 ) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận dạng các hình trong bài.
- Mô tả một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân bằng các dụng cụ học tập.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt
+ Nghiên cứu kĩ bài học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: dụng cụ cắt ghép, giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..
+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS. 
+ Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị một số HĐ của bài học.
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), compa, bút chì, tẩy...
+ Giấy A4, kéo.
+ Đồ vật, tranh ảnh về các hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- GV thiết kế tình huống thực tế tạo hứng thú cho HS.
- Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu slide về bức tranh, diều, tấm bìa, mái nhà rông và đặt câu hỏi: “Quan sát hình dạng của bức tranh, cái diều, tấm bìa, mái nhà rông, em có biết đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_tuan_56.docx