Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.

2. Kĩ năng:

- Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

- Đo được thể tích vật rắn không thấm nước.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào trong thực tế.

- Nghiêm túc trong khi học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Bình chia độ, bình tràn, ca đong, can đong.

- Phương pháp: Tìm và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS, thực hành, trực quan, vấn đáp.

2. Học sinh:.

- Đọc trước bài mới.

 

docx 3 trang tuelam477 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
3
BÀI 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Tiết:
3
Ngày soạn: 18/09/2020	Ngày giảng: 6A: 26/09/2020
6B: 26/09/2020
6C: 23/09/2020
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
2. Kĩ năng:
- Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
- Đo được thể tích vật rắn không thấm nước.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào trong thực tế.
- Nghiêm túc trong khi học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Bình chia độ, bình tràn, ca đong, can đong.
- Phương pháp: Tìm và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS, thực hành, trực quan, vấn đáp...
2. Học sinh:.
- Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
Lớp 6A...............................................Lớp 6B.........................................................
Lớp 6C...............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi: Làm bài 3.5 trong SBT?
Đáp án: Bài 3.5:
a, ĐCNN: 0,1 cm3
b, ĐCNN: 0,5 cm3
3. Bài mới:
* Khởi động: (1’)
- GV: Đưa ra tình huống như trong SGK.
- HS: Lắng nghe và đọc tình huống trong SGK.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước (20’)
- GV: Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ 4.2 và cho HS trả lời câu hỏi C1 trong SGK để tìm hiểu về cách đo thể tích vật rắn không thấm nước khi dùng bình chia độ.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ 4.3 và cho HS trả lời câu hỏi C2 trong SGK để tìm hiểu về cách đo thể tích vật rắn không thấm nước khi dùng bình chia độ.
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành kết luận trong câu C3.
- GV: Chốt lại kiến thức.
- GV: Phát dụng cụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn HS tiến hành đo thể tích của vật rắn không thấm nước đã chuẩn bị.
- GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này.
- HS : Trả lời câu C1.
- HS : Trả lời câu C2.
- HS : Thảo luận nhóm và hoàn thành C3 trong SGK.
- HS: Lắng nghe.
- HS : Làm TN và thực hành. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
- Lắng nghe.
BÀI 4. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
I. CÁCH ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC:
1. Dùng bình chia độ.
C1: Thả hòn đá vào bình chia độ, mực nước dâng lên so với ban đầu bao nhiêu thì đó là thể tích của hòn đá.
2. Dùng bình tràn.
C2: thả hòn đá vào bình tràn, nước dâng lên sẽ tràn sang bình chứa. Đem lượng nước này đổ vào bình chia độ ta thu được thể tích của hòn đá.
* Rút ra kết luận:
C3:
a) . thả chìm dâng lên ..
b) . thả tràn ra .
3. Thực hành.
a. Chuẩn bị.
- Bình chia độ, bình tràn, bình chứa, ca đong 
- Vật rắn không thấm nước
- Kẻ bảng 4.1
b. Ước lượng thể tích của vật (cm3) và ghi vào bảng.
c. Đo thể tích của vật.
* Bảng kết quả đo:
Vật cần đo thể tích
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng (l)
Thể tích đo được (cm3)
GHĐ
ĐCNN
 ..
 ..
 ..
 ..
Hoạt động 2: Vận dụng (15’)
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C4 trong SGK.
- GV: Hướng dẫn HS về nhà tự làm câu C5và C6.
- HS: Cá nhân HS hoàn thành theo yêu cầu của GV.
- HS: Lắng nghe.
II. VẬN DỤNG:
C4: lưu ý là phải đổ đầy nước vào bình tràn trước khi thả vật và khi đổ nước từ bát sang bình chia độ thì không để nước rơi ra ngoài hay còn ở trong bát.
4. Củng cố: (3’)
- GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức bài học.
- Đọc ghi nhớ và "Có thể em chưa biêt".
- GV hệ thống kiến thức bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- VN học bài và làm bài tập từ 4.1 đến 4.4 trong SBT.
- Đọc và nghiên cứu trước bài 5: "Khối lượng. Đo khối lượng".
IV.TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	 
Khe Mo,ngày 21 tháng 09 năm 2020
 Duyệt giáo án tuần 3 của tổ chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_bai_4_do_the_tich_vat_ran_khong_tham_nu.docx