Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm trọng lực.

- Nêu được phương, chiều và độ lớn của trọng lực.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm và rút ra được nhận xét.

- Rèn luyện kĩ năng xác định phương thẳng đứng bằng dây dọi.

3. Thái độ:

- Hứng thú học tập và tích cực trong hoạt động nhóm.

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế, cẩn thận, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm.

4. Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt bộ môn

+ K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.

+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm

thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp

+X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí

 

docx 5 trang tuelam477 6610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 8: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm trọng lực.
- Nêu được phương, chiều và độ lớn của trọng lực.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm và rút ra được nhận xét.
- Rèn luyện kĩ năng xác định phương thẳng đứng bằng dây dọi.
3. Thái độ:
- Hứng thú học tập và tích cực trong hoạt động nhóm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế, cẩn thận, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm.
4. Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn
+ K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.
+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm
thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp
+X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Nhóm HS: Giá treo, lò xo xoắn, quả nặng
- Cả lớp: dây dọi, ê ke, khay nước, bảng phụ
III. Phương pháp – kĩ thuật dạy học
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu kết lực quả tác dụng lên 1 vật. Cho ví dụ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động (5p)
Mục tiêu: Tạo được mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh về lực mà Trái Đất tác dụng lên mọi vật, từ đó nảy sinh tình huống có vấn đề.
Phương pháp: Vấn đáp, trực quan
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
GV: Trái đất có hình gì?
- Học sinh trả lời
Giáo viên lấy một quả cầu mô phỏng thành Trái Đất. Đặt một vật ở nửa trên quả cầu.
GV: Vật có rơi xuống đất không?
- Học sinh trả lời
Giáo viên đặt vật ở nửa dưới quả cầu rồi thả tay ra.
GV: Hiện tượng gì xảy ra với vật trên.
- Học sinh trả lời
GV: Vật đặt ở nửa trên quả bóng không bị rớt xuống đất, nhưng vật nằm ở nửa dưới thì bị rơi xuống đất. Vậy tại sao con người ở nửa kia địa cầu lại không bị rơi ra ngoài?
- Học sinh suy nghĩ, dự đoán.
Giáo viên đặt vấn đề vào bài học mới: Để trả lời câu hỏi “Tại sao con người ở nửa kia địa cầu lại không bị rơi ra ngoài?”, cô cùng các em đi qua bài học: Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25p)
Mục tiêu: - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
Nêu được đơn vị đo lực là Niuton.
Xác định được phương, chiều của trọng lực
Phương pháp: Thí nghiệm, thảo luận nhóm
Sản phẩm: Phiếu học tập
Từ dự đoán ban đầu ở phần mở bài, yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi: 
- Có phải là trái đất có thể hút được tất cả mọi vật trên TĐ hay không? 
- Học sinh dự đoán.
- GV Hướng học sinh đến thí nghiệm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh tiến hành 2 thí nghiệm
- Treo quả nặng vào lò xo (H8.1)
- Cầm viên phấn lên cao rồi thả tay ra.
Yêu cầu học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận
- Thảo luận toàn lớp, các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét chung về kết quả thảo luận.
GV: Lực làm cho vật rơi xuống như trong các TN của các em vừa làm gọi là trong lực. Vậy trọng lực là gì?
Học sinh thảo luận và rút ra kết luận về trọng lực.
BÀI 8. TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
I. Trọng lực là gì
1. Thí nghiệm
2. Rút ra kết luận
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật.
- Người ta gọi cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.
- Ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm của trọng lực
- GV dùng dây rọi treo quả nặng. Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi C4 (SGK), từ đó rút ra kết luận về phương và chiều của trọng lực.
- Học sinh suy nghĩ, quan sát và trả lời.
Liên hệ thực tế: Khi lao động, các bác thợ xây thường dùng dây dọi trong các công trình xây dựng .
II. Phương và chiều của trọng lực
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất.
GV yêu cầu học sinh nhắc lại các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thể tích, đơn vị đo khối lượng.
- Vậy đơn vị đo lực là gì? à Chuyển tiếp sang phần III
- GV giới thiệu đơn vị đo lực
III. Đơn vị đo lực
- Đơn vị đo lực là Niu tơn. Kí hiệu là : N
- Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N, 1 kg là 10 N
Hoạt động 3: Luyện tập (7p)
Mục tiêu:
Vận dụng được kiến thức vừa học để trả lời các câu hỏi đơn giản của giáo viên.
Tổng hợp được kiến thức đã học.
Phương pháp: Hoạt động cá nhân
? Tại sao con người ở nửa kia địa câu không bị rơi ra ngoài?
? Tại sao nước trên Trái Đất lại không lơ lửng trên bầu trời.
c. Thầy cầm một tờ giấy, khi thầy buông tay em hãy cho biết tờ giấy sẽ như thế nào? Thầy muốn tờ giấy này rơi đúng vào cái cốc để phía dưới thì em hãy chỉ ra cách làm như thế nào?
- Học sinh suy nghĩ, trả lời theo sự hiểu biết kiến thức
Hoạt động 4: Vận dụng (2p) (Tự học có hướng dẫn)
Mục tiêu: Tiếp tục hoàn thiện kiến thức thông qua câu C6, cách sử dụng êke để kiểm tra
Phương pháp: Hoạt động cá nhân
* Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh hoàn thiện kiến thức tự trả lời câu C6 
Hoạt động 5: Tìm tòi sáng tạo
Mục tiêu: Kích thích sự tỏ mò, tìm hiểu kiến thức khoa học trong đời sống
Phương pháp: Nhiệm vụ về nhà
- Có phải trọng lượng của một vật mở mọi vị trí trên trái đất đều như nhau không?
- Khi con người ở trên các phi thuyền bay đến các thiên thể xa xôi như mặt trăng hoặc ở trên các trạm không gian bay vòng quanh trái đất, họ sẽ ở trong một trạng thái “Không trọng lượng”. Đó là một trạng thái mà cơ thể nhẹ nhàng, lơ lửng không không gian. Em hãy về nhà và tìm hiểu trạng thái không trọng lượng này, khi đó lực hút của trái đất đối với người ra sao?
4. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà làm bài tập 8.1 đến 8.5 trong SBT.
- Ôn tập lại kiến thức đã học để kiểm tra học kì.
V. Phụ lục
Phiếu học tập
Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
TN1: Treo một quả nặng vào một lò xo
- Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không?
- Tại sao quả nặng vẫn đứng yên? (Gợi ý: Sử dụng tính chất hai lực cân bằng)
TN2: Thả một viên phấn từ trên cao xuống
- Tại sao viên phấn lại rơi xuống?
Em hãy thảo luận với các bạn và chọn các từ “lực hút, Trái Đất, cân bằng, biến đổi, hướng xuống dưới” thích hợp điền vào chỗ trống
a. Vật nặng treo trên lò xo, vật đứng yên chứng tỏ có hai lực .. tác dụng lên vật. Lò xo bị dãn gây ra lực kéo vật hướng lên trên. Như vậy lực thứ hai tác dụng lên vật có chiều .. Lực này do .. tác dụng lên vật.
b. Viên phấn khi thả tay liền rơi xuống chứng tỏ có lực làm chuyển động của viên phấn. Lực này là . do tác dụng lên viên phấn, kéo viên phấn xuống dưới.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_bai_8_trong_luc_don_vi_luc.docx