Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chủ đề 1: Đo độ dài

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chủ đề 1: Đo độ dài

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.

2. Kĩ năng:

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.

- Xác định được độ dài trong một số trường hợp thông thường.

3. Thái độ:

Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác, khoa học

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.

 

docx 12 trang tuelam477 3500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chủ đề 1: Đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:.......	Ngày soạn:.....................
Tiết PPCT: 01	Ngày dạy:.......................
Chủ đề 1: ĐO ĐỘ DÀI
(2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
2. Kĩ năng:
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- Xác định được độ dài trong một số trường hợp thông thường.
3. Thái độ:
Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác, khoa học
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.
II MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
Tìm hiểu về GHĐ và ĐCNN
Lựa chọn được dụng cụ đo độ dài phù hợp đối với mỗi đối tượng cần đó
Xác định được GHĐ, ĐCNN của thước mét, thước dây, thước kẻ.
Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m.
 - Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).
 1km = 1000m
 1m = 10dm
 1m = 100cm
 1m = 1000mm
Đo được độ dài của bàn học, kích thước của cuốn sách, độ dài của sân trường theo đúng quy tắc đo.
Ước lượng được độ dài của vật và khoảng cách giữa các vật với nhau
IV. Kế hoạch thực hiện chủ đề
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị dạy học
Ghi chú
Ôn tập đơn vị đo độ dài.
Nhóm
15p
Tiết 1
Tìm hiểu về GHĐ và ĐCNN
Nhóm
30p
Tiết 1
Thước thẳng,
 thước dây, thước cuộn.
Cách đo độ dài
Cá nhân/ Nhóm
45p
Tiết 2
Thước thẳng, thước dây, thước cuộn.
V. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5’)
Mục tiêu: 
Nhiệm vụ học tập của học sinh: Học sinh thảo luận nhóm và đề ra phướng án thực hiện yêu cầu.
Cách thức tiến hành dạy học: Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, động não.
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV: Đưa cho HS 1 đoạn dây và yêu cầu HS đề ra phương án thực hiện để biết được độ dài của nó.
- GV: Dẫn nhập vào bài mới.
HS: Dự kiến câu trả lời:
Đo đoạn dây bằng gang tay, bằng thước,...
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức ()
Mục tiêu: 
- Nêu và đổi được các đơn vị đo dộ dài đã học.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của nhất của dụng cụ đo độ dài.
- Liệt kê được các đơn vị đo độ dài hợp pháp do nhà nước quy định.
- Sử dụng được các loại thước đo thông thường và đo được độ dài các vật thường gặp trong đời sống.
Nhiệm vụ học tập của học sinh: 
- Ôn tập các đơn vị đo độ dài.
- Nghiên cứu bài 1, 2: ĐO ĐỘ DÀI (SGK Vật Lý 6, tr 6-11) 
Cách thức tiến hành dạy học: 
- Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi thảo luận.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 1: Ôn tập các đơn vị đo độ dài. Tìm hiểu GHĐ và ĐCNN
1. Ôn tập đơn vị đo độ dài.
1. Giao nhiệm vụ
2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
4. Đánh giá kết quả
.
- GV phân lớp thành 4 nhóm
- GV gợi ý cho HS nhớ lại các đơn vị đo độ dài đã học ở tiểu học bằng cách cho HS làm câu C1 và các câu hỏi:
0,1cm = ....mm
800cm = ....m
1,2km = ....dm
4000mm = ...m
GV cho HS thi đua viết kết quả lên bảng.
- GV thông báo kết thúc khi các nhóm đã hoàn thành yêu cầu.
- GV mời các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận kết quả. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả.
- Đưa ra thống nhất chung:
 + Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu m).
+ Đơn vị đo độ dài thường dùng là ki-lô-mét (km), đề-xi-mét (dm), xen-ti-mét (cm), mi-li-mét (mm).
- HS phân nhóm thành 4 nhóm
- Các nhóm lăng nghe gợi ý và yêu cầu của GV.
- HS thực hiện yêu cầu theo nhóm đã phân.
- Các nhóm viết câu trả lời lên bảng bằng hình thức thi đua.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận.
- HS quan sát và ghi nội dung vào vở.
2. Tìm hiểu về GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
1. Giao nhiệm vụ
2. Thực hiện nhiệm vụ
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
4. Đánh giá kết quả
a) GV: Yêu cầu HS đo độ dài của bàn học bằng gang tay. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bàn học dài bao nhiêu gang tay?
+ Có thể sử dụng dụng cụ đo nào để biết được độ dài chính xác của bàn học: Cái cây, gang tay, cái thước, cái dây? Hãy giải thích lí do chọn dụng cụ đó.
GV yêu cầu HS thực hiện và trả lời các câu hỏi.
- GV thông báo hết thời gian thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- GV cho HS nhận xét, thảo luận.
- GV đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc của HS.
- Đưa ra thống nhất chung:
Để có thể đo chính xác một vật cần chọn 1 dụng cụ đo độ dài phù hợp. Khi sử dụng bất kì dụng cụ nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
- GV chỉ cụ thể trên thước thẳng có độ dài 50cm và cho biết:
+ GHĐ của thước là giá trị lớn nhất được ghi trên thước là 50cm
+ ĐCNN của thước là giá trị giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước là 1mm.
- GV đưa ra khái niệm GHĐ và ĐCNN
+ GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
HS thực hiện yêu cầu.
- HS trình bày báo cáo.
HS tiến hành đo độ dài bàn học bằng gang tay.
- HS báo cáo
Dự kiến câu trả lời: Chọn thước để đo chính xác độ dài của bàn học.
HS lắng nghe và ghi bài vào vở.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS ghi bài vào vở.
3. Vận dụng
1. Giao nhiệm vụ
2. Thực hiện nhiệm vụ
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
4. Đánh giá kết quả
- GV phân lớp thành 4 nhóm
- GV cho HS quan sát các dụng cụ đo: thước dây, thước thẳng, thước cuộn và yêu cầu HS thực hành xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
* Hoạt động thực hành xác định GHĐ và ĐCNN tại 3 trạm. Bố trí một loại thước tại 1 trạm và cho HS thực hành theo nhóm trong vòng 1p tại 1 trạm và di chuyển sang trạm tiếp theo. 
GV yêu cầu HS thực hiện và ghi kết quả vào phiếu học tập số 1.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo và đối chiếu kết quả với nhau.
- GV nhận xét.
GV tiến hành xác định lại GHĐ và ĐCNN để các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình.
- HS phân nhóm.
- Các nhóm lắng nghe gợi ý và yêu cầu của GV.
HS thực hiện yêu cầu theo nhóm đã phân.
HS theo dõi.
Nội dung 2: Cách đo độ dài
1. Cách đo độ dài
1. Giao nhiệm vụ
2. Thực hiện nhiệm vụ
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
4. Đánh giá kết quả
- GV cho HS hoạt động theo cặp và lần lượt thực hiện các yêu cầu sau:
+ Ước lượng độ dài của cuốn sách Vật lý 6.
+ Chọn 1 dụng cụ đo phù hợp để kiểm tra chính xác độ dài của cuốn sách.
+ Trả lời các câu C3, C4, C5 (SGK Vật lý 6, tr 9)
GV yêu cầu HS thực hiện.
GV mời đại diện các cặp HS báo cáo kết quả.
- GV mời HS nhận xét báo cáo.
- GV nhận xét và kết luận
Kết luận C6 (SGK Vật lý 6, tr. 9).
- HS làm việc theo cặp và nghe yêu cầu của GV.
HS thực hiện yêu cầu theo gợi ý của GV.
- HS trình bày báo cáo.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở
2. Vận dụng
1. Giao nhiệm vụ
2. Thực hiện nhiệm vụ
3. Báo cáo kết quả và thảo luận.
4. Đánh giá kết quả
a) GV cho HS thực hiện các câu C7, C8, C9 (SGK Vật lý 6, tr.10).
b) 
- GV phân lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu HS thực hành đo độ dài của bút chì, chiều rộng cuốn sách Vật lý 6. Điền kết quả vào phiếu học tập số 2.
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.
GV mời HS báo cáo kết quả.
GV đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc của HS.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS phân nhóm.
- HS lắng nghe yêu cầu.
a) HS thực hiện cá nhân.
b) HS thực hành đo theo nhóm.
HS trình bày báo cáo.
HS theo dõi.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, củng cố nội dung về đo độ dài
Nhiệm vụ học tập của học sinh: Học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Cách thức tiến hành dạy học: Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình đặt câu hỏi, động não,...
Bài 1: Chọn phương án sai
Người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài là
A. mét (m) B. kilômét (km)
C. mét khối (m3) D. đềximét (dm)
Đáp án C
Bài 2: Giới hạn đo của thước là
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
D. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước.
Đáp án A
Bài 3: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
A. Thước dây B. Thước mét
C. Thước kẹp D. Compa
Đáp án D
Bài 4: Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là
A. mét (m) B. xemtimét (cm)
C. milimét (mm) D. đềximét (dm)
Đáp án A
Bài 5: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:
A. số nhỏ nhất ghi trên thước.
B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
C. độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
D. độ lớn nhất ghi trên thước.
Hiển thị đáp án B
Bài 6: Cho biết thước ở hình bên có giới hạn đo là 8 cm. Hãy xác định độ chia nhỏ nhất của thước.
A. 1 mm B. 0,2 cm
C. 0,2 mm D. 0,1 cm
đáp án B
Bài 7: Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:
A. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cm
B. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm
C. GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mm
D. GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm
đáp án B
Bài 8: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình
A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.
B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.
C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.
D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Đáp án D
Bài 9: Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị:
A. Kilômét B. Năm ánh sáng
C. Dặm D. Hải lí
Đáp án B
Bài 10: Thuật ngữ “Tivi 21 inches” để chỉ:
A. Chiều dài của màn hình tivi.
B. Đường chéo của màn hình tivi.
C. Chiều rộng của màn hình tivi.
D. Chiều rộng của cái tivi.
Đáp án B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Nhiệm vụ của học sinh: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập
Cách thức tiến hành dạy học: Hoạt động theo nhóm 4 HS.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Tích hợp liên môn :
1. Môn Công Nghệ :
Trong ngành công nghệ chế tạo cơ khí, người ta dùng các loại thước như thước lá, thước cặp, thước dây...và có độ chia nhỏ nhất đến 0,05mm. Trong kiến trúc xây dựng thì dùng dụng cụ đo độ dài để vẽ những bản vẽ kĩ thuật chính xác... 2. Môn Địa lý : Để xác định các vùng đất chính xác người ta phải sử dụng các công cụ đo độ dài phù hợp.
3. Môn Toán : Để xác định chiều dài của các cạnh tam giác, đa giác mà yêu cầu phải đo độ dài thì chúng ta cũng cần có dụng cụ đo độ dài phù hợp
GV yêu cầu HS làm bài tập trong sách bài tập Vật lý 6.
 HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Nhiệm vụ của học sinh: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về một số dụng cụ đo độ dài ứng dụng trong thực tế
Cách thức tiến hành dạy học: Giới thiệu, trình bày.
* Sưu tầm và tìm hiểu về một số thước đo
Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp 
 Mọi thước đo độ dài đều có:
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
VI. Củng cố kiến thức:
1. Lý thuyết
- Nêu đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (m)
- Định nghĩa GHĐ và ĐCNN.
- Cách đo độ dài của một vật.
2. Thực hành
Chọn dụng cụ đo phù hợp để đo độ dài các vật.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tên thước
GHĐ
ĐCNN
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đối tượng cần đo
Độ dài ước lượng
Dụng cụ được lựa chọn
Kết quả đo
Tên thước
GHĐ
ĐCNN
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Giá trị TB
Bút chì
Chiều rộng cuốn sách Vật lý 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_chu_de_1_do_do_dai.docx