Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 10: Ôn tập - Trường THCS An Phong

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 10: Ôn tập - Trường THCS An Phong

I - MỤC TIÊU

 1. HS nhớ lại các kiến thức về: Đo đđộ dài,đo khối lượng, đo thể tích.Biết đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng , đơn vị đo thể tích. Khi niệm lực,Lực đàn hồi,Trọng lực.

 2. Biết vận dụng các công thức để giải bài tập về : Tính khối lượng của một vật khi biết trọng lượng vật và ngược lại

 3. Ý thức cẩn thận khi đổi đơn vị, thực hiện các phép tính.

 II - CHUẨN BỊ

 Đối với mỗi HS

Tập học, SGK, SBT và các bài tập đã giải

 III - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định lớp (1) 1'

2. Kiểm tra bài cũ( 1)

Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập của HS

 

doc 4 trang huongdt93 04/06/2022 1350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 10: Ôn tập - Trường THCS An Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10; Tiết 10 ÔN TẬP 
Ngày dạy : 
I - MỤC TIÊU
 1. HS nhớ lại các kiến thức về: Đo đđộ dài,đo khối lượng, đo thể tích.Biết đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng , đơn vị đo thể tích. Khái niệm lực,Lực đàn hồi,Trọng lực..
 2. Biết vận dụng các công thức để giải bài tập về : Tính khối lượng của một vật khi biết trọng lượng vật và ngược lại
 3. Ý thức cẩn thận khi đổi đơn vị, thực hiện các phép tính.
 II - CHUẨN BỊ 
 Đối với mỗi HS
Tập học, SGK, SBT và các bài tập đã giải
 III - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp (1)	1'
2. Kiểm tra bài cũ( 1)	
Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập của HS
3. Bài mới
Tg
NỘI DUNG
TTRỢ GIÚP CỦA GV 
HĐ CỦA HS
30'
'
10'
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ:
[NB]. Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
[NB]. Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
[NB]. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
NB]. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m.
[NB]. Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilơmét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).
 1km = 1000m
 1m = 10dm
 1m = 100cm
 1m = 1000mm 
[NB]. Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm cĩ ghi sẵn dung tích.
[NB]. Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
[NB]. Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1l = 1dm3; 	1ml = 1cm3 = 1cc.
[VD]. Đo được thể tích của một lượng nước bằng bình chia độ.
Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật.
NB]. Đơn vị để đo khối lượng là kilơgam, kí hiệu là kg. Các đơn vị khối lượng khác thường được dùng là gam (g), tấn (t).
[NB]. Một số loại cân thường gặp là: cân địn, cân đồng hồ, cân y tế. 
Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực cĩ phương thẳng đứng và cĩ chiều hướng về phía Trái Đất.
[NB]. Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đĩ.
]. Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.
[VD]. Nêu được ít nhất một ví dụ về tác dụng đẩy, một ví dụ về tác dụng kéo của lực.
[VD]. Nêu được một ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đĩ.
[NB]. Một quả cân cĩ khối lượng 0,1kg thì cĩ trọng lượng gần bằng 1N.
[NB]. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nĩ biến dạng.
[NB]. Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
[NB]. Cơng thức: P = 10m; trong đĩ, m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N.
II. Đổi một vài đơn vị thường gặp:
1km = 1000 m
 1cm = 0.01m
 1dm = 100 mm
 1kg =1000 g ; 50g= 0.05kg 
 1 dm3 = 1l ; 1ml =1 cm3
 1m3 = 1000 dm3
 0.25 dm3 =250 m3
 15cm3 = 0.00015 m3
 Giáo viên đưa ra các câu hỏi:
 - Hãy kể tên những dụng cụ đo độ dài?
- GHĐ và ĐCNN của thước là gì?
-Đơn vị đo độ dài ?
- Kể tên một số đơn vị đo độ dài lớn hơn mét và nhỏ hơn mét? 
- Kêể tên một vài dụng cụ đo thể tích chất lỏng? 
- GHĐ và ĐCNN của bình chia độ? 
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là đơn vị gì?
- Mơ tả lại cách đo thể tích của vật rắn khơng thấm nước bằng bình chia độ ?
- Đơn vị đo khối lượng ?
- Người ta dùng dụng cụ gì để đo khối lượng?
- Trọng lực là gì?trọng lực cĩ phương và chiều ntn?
- Đơn vị lực là gì?
- y/c Nêu được ít nhất một ví dụ về tác dụng đẩy, một ví dụ về tác dụng kéo của lực
vd
- Nêu được một ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đĩ.
- Một quả cân cĩ khối lượng 0,1kg thì cĩ trọng lượng ?
- Ví dụ: Với cùng một lị xo và các quả gia trọng giống nhau, khi treo vào lị xo một quả gia trọng ta thấy lị xo giãn thêm một đoạn l1, nếu treo vào lị xo 2 quả gia trọng thì ta thấy lị xo giãn thêm một đoạn l2 = 2l1; Điều đĩ chứng tỏ độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại. 
- Viết biểu thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng? Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong hệ thức?
- Gọi HS lên bảng đổi một số đơn vị
Lưu ý : phải học thuộc bảng đơn vị đo độ dài ( Km hm dam m dm cm mm ). Một đơn vị đứng sau bằng 10 đơn vị trước. 1km = 10hm = 100dam =1000m ..
¯ Học sinh suy nghĩ và trả lời
+Cá nhân HS trả lời:
- Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
 - Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
-Là mét, kí hiệu là m.
- 1km = 1000m
 1m = 10dm
 1m = 100cm
 1m = 1000mm 
- bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm cĩ ghi sẵn dung tích.
- Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
- Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1l = 1dm3; 	1ml = 1cm3 = 1cc.
- HS mơ tả
- Đơn vị đo khối lượng là kilơgam. Kí hiệu:kg
- Dùng cân
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực cĩ phương thẳng đứng và cĩ chiều hướng về phía Trái Đất.
- Niutơn.kh: N
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nĩi vật này đã tác dụng lực lên vật kia.
Ví dụ: 1. Giĩ thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đĩ giĩ đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
2. Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đĩ đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau cĩ cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
 Ví dụ: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách cĩ phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách cĩ phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này cĩ độ lớn bằng nhau.
- 1N.
- Cơng thức: P = 10m; trong đĩ, m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N.
- HS lên bảng:
1km = 1000 m
 1cm = 0.01m
 1dm = 100 mm
 1kg =1000 g ; 50g= 0.05kg 
 1 dm3 = 1l ; 1ml =1 cm3
 1m3 = 1000 dm3
 0.25 dm3 =250 m3
 15cm3 = 0.00015 m3
4 . Củng cố	1'
5 . Dặn dò	1'
HS ôn lại kiến thức đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết
IV- RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_10_on_tap_truong_thcs_an_phong.doc