Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 11, Bài 11: Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng - Năm học 2019-2020

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 11, Bài 11: Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức và kỹ năng:

a. Kiến thức:

- Học sinh biết: cách xác định khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một số chất.

- Học sinh hiểu: Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một số chất cho biết điều gì.

- Học sinh vận dụng: các bước đo khối lượng bằng cân và đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ.

b. Kỹ năng:

 - Biết thực hành lại đo khối lượng và đo thể tích.

- Biết giải thích một số hiện tượng trong thực tế liên quan đến khối lượng riêng và trọng lượng riêng.

 - Biết tính thương số giữa khối lượng và thể tích của chất lỏng.

2. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:

a. Các phẩm chất:

- Yêu thích bộ môn khoa học, định hướng nghề nghiệp, tích cực trong học tập

b. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực sáng tạo.

- Năng lực hoạt động nhóm.

c. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực thực hành.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn cuộc sống.

 

docx 8 trang tuelam477 3730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 11, Bài 11: Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn
02/11/2019
 Dạy
Ngày
Tiết
Lớp 
6D1
6D7
6D8
6D9
Tiết 11 - Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức và kỹ năng:
a. Kiến thức:
- Học sinh biết: cách xác định khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một số chất.
- Học sinh hiểu: Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một số chất cho biết điều gì.
- Học sinh vận dụng: các bước đo khối lượng bằng cân và đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ.
b. Kỹ năng: 
 - Biết thực hành lại đo khối lượng và đo thể tích.
- Biết giải thích một số hiện tượng trong thực tế liên quan đến khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
 - Biết tính thương số giữa khối lượng và thể tích của chất lỏng.
2. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:
a. Các phẩm chất:
- Yêu thích bộ môn khoa học, định hướng nghề nghiệp, tích cực trong học tập 
b. Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hoạt động nhóm.
c. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực thực hành.
- Năng lực tính toán. 
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
-Dụng cụ TN: Bình chia độ, cân.
- Tài liệu giảng dạy: SGK Vật lí 6
- Dụng cụ hỗ trợ khác: Máy chiếu, máy tính 
2. Học sinh:
- Phiếu học tập.
- SGK Vật lí 6
- Bảng phụ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Phương pháp dạy học:	
	- Bàn tay nặn bột
- Phương pháp dạy học tình huống
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dạy học nhóm.
* Kỹ thuật dạy học:	- Kỹ thuật chia nhóm.
Hoạt động khởi động (5 phút)
HS: Học sinh hoạt động các nhân hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 2p.
PHIẾU BÀI TẬP
Câu 1: Đơn vị nào dưới đây không phải đơn vị đo thể tích:
Lít	B. cm3	C. dm3	D. m2
Câu 2: Để đo thể tích chất lỏng, người ta phải dùng phương pháp gián tiếp, đó là đo thể tích nào?
Đo phần thể tích ít hơn vạch chia trong bình chứa.
Đo phần thể tích chất lỏng tràn ra khỏi bình chứa.
Đo phần thể tích chất lỏng bằng thể tích bình chứa.
Đo phần thể tích của nó trong bình chứa.
Câu 3: Sắp xếp các câu sau theo thứ tự đúng:
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Đặt bình chia độ thẳng đứng.
Chọn bình chia độ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.
Ước lượng thể tích cần đo.
Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng trong bình.
Câu 4. Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng 1 vật? Nêu tên gọi và đơn vị tính của các đại lượng có trong công thức?
P = ., trong đó: m là .
 	 P là .
Một HS trả lời. 
HS khác nhận xét.
GV thống nhất câu trả lời, đánh giá điểm cho mỗi câu.
Sau thời gian hoạt động cá nhân HS đổi bài chấm chéo cho bạn bên cạnh.
B1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
GV: Cho học sinh quan sát 2 chai đựng nước và rượu. 
Hãy suy nghĩ, hoạt động cá nhân trong 2p viết hoặc vẽ ra giấy dự đoán của bản thân các cách để nhận biết 2 chất lỏng trên?
B2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh:
HS: có thể dự đoán: để nhận biết hai chất lỏng chúng ta có thể:
- Ngửi
- Nếm
- Quan sát màu sắc
- Đun sôi
- Đốt
- Cân hai lượng chất lỏng cùng thể tích.
- Đo thể tích của hai chất lỏng cùng khối lượng.
 .
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động1:
Tìm hiểu về khối lượng riêng.
- Thời gian: 15 phút
- Mục tiêu: Tìm hiểu khối lượng riêng là gì, đơn vị và công thức tính khối lượng riêng, công thức tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng.
- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, đàm thoại.
- Kỹ thuật dạy học : động não, hoạt động nhóm.
GV: Đối với các chất lỏng khác chúng ta có thể kiểm tra chất lỏng bằng cách nếm, ngửi, nếm, quan sát màu sắc, đốt được không?
HS tự loại trừ các phương án không khả quan?
B3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
Các em hãy đề xuất các câu hỏi cho dự đoán đã nêu:
HS có thể đề xuất: 
Đo thể tích hai chất lỏng cùng khối lượng, chất lỏng nào có thể tích lớn hơn có phải là rượu?
Tính khối lượng của hai chất lỏng cùng thể tích, chất lỏng nào nhẹ hơn có phải là rượu?
Theo các em để trả lời được câu hỏi trên chúng ta cần làm gì?
HS có thể trả lời: Chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm.
Để kiểm tiến hành thí nghiệm chúng ta cần có những dụng cụ gì? Hãy hoạt động nhóm nêu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.
GV: Chia lớp thành 2 nhóm, chọn nhóm trưởng và yêu cầu nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm của mình. Thời gian haotj động nhóm là 2 phút.
B4: Tiến hành thực nghiệm, tìm tòi – nghiên cứu.
HS: Hoạt động nhóm theo sự chỉ đạo của nhóm trưởng nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm.
Sau thời gian hoạt động nhóm, nhóm trưởng và đại diện nhóm lần lượt nên trình bày kết quả hoạt động nhóm.
HS: khác theo dõi và nhận xét hoạt động của nhóm bạn từ đó đưa ra câu hỏi thắc mắc cho nhóm bạn.
Các nhóm cử ra đại diện trả lời câu hỏi của nhóm bạn và tiến hành thí nghiệm theo phương án đã đưa ra.
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm lần 2.
HS Hoạt dộng nhóm tiến hành thí nghiệm và hoàn thành bảng nhóm.
HS đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình và trả lời câu hỏi thắc mắc của nhóm bạn nếu có.
GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
Dựa trên kết quả các nhóm hãy tính khối lượng của 1m3 nước?
HS trả lời.
B5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
GV: Khối lượng của 1m3 nước là khối lượng riêng của nước. Vậy khối lượng riêng của nước là gì?
HS trả lời, HS khác nhắc lại
Vậy muốn tính khối lượng riêng của một chất chúng ta cần phải làm gì?
Hs: Chúng ta cần tính khối lượng và thể tích chất đó, sau đó lấy khối lượng chia cho thể tích sẽ tìm được khối lượng riêng của một chất.
Ngoài cách tính khối lượng riêng của một chất như trên người ta còn có thể làm thế nào?
HS: có thể trả lời:
Ta có thể tra bảng để tìm khối lượng riêng. 
GV: giới thiệu: Bảng khối lượng riêng của một số chất SGK trang 37 
Dựa vào bảng cho biết khối lượng riêng của sắt là bao nhiêu?
Hs trả lời.
Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 cho em biết điều gì?
HS trả lời.
 GV: Việc tồn tại hàng nghìn năm giữa thiên nhiên, mà không hề bị gỉ rét đã khiến cây cột sắt Delhi (Ấn Độ) trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại trong nhiều thế kỷ qua.
 Chiếc cột sắt đó đã đúc bằng sắt nguyên chất có khối lượng đến gần mười tấn. Người ta đã tính khối lượng của chiếc cột sắt đó như thế nào ?
Hs trả lời:
Khối lượng của khối sắt bằng khối lượng riêng của khối sắt nhân với thể tích khối sắt đó.
Khi làm bài tập về khối lượng riêng cần chú ý những gì?
HS trả lời. 
GV nhận xét
Bài 1: Biết 10dm3 cát có khối lượng 15kg. Tính khối lượng riêng của cát?
? Để tính khối lượng riêng của cát cần áp dụng công thức nào?
HS trả lời
HS hoạt động cá nhân lên bảng trình bày.
I. Khối lượng riêng, Khối lượng của các vật theo khối lượng riêng
1. Khối lượng riêng.
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó.
Đơn vị của khối lượng riêng là: kg/m3.
Công thức tính khối lượng riêng:
Trong đó: D là khối lượng riêng của một chất.( kg/m3).
m là khối lượng của chất đó. (kg)
V là thể tích của chất. (m3)
2. Bảng khối lượng riêng của một số chất.
(SGK tr.37)
3.Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng.
m = D.V
Bài 1:
Tóm tắt
Lời giải
m = 15kg
V = 10dm3
Khối lượng riêng của cát là:
D = = = 1500 kg/m3
Tìm D =?
Kết luận: Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó.
Đơn vị của khối lượng riêng là: kg/m3.
Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng.
m = D.V
Hoạt động2:
Tìm hiểu trọng lượng riêng.
- Thời gian: 10 phút
- Mục tiêu: tìm hiều trọng lượng riêng là gì, đơn vị và công thức tính trọng lượng riêng.
- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, đàm thoại
- Kỹ thuật dạy học : động não, hoạt động nhóm
Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. Dựa vào số liệu này em hãy cho biết 1 mét khối nhôm nặng bao nhiêu kg?
HS trả lời
1m3 nhôm có khối lượng là 2700kg.
Vậy 1m3 nhôm có trọng lượng là bao nhiêu N?
HS: 1m3 nhôm có trọng lượng là 27000N.
Vậy trọng lượng riêng là gì? Đơn vị của trọng lượng riêng?
HS: Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
Đơn vị trọng lượng riêng là: 
Niutơn trên mét khối (N/m3)
Trọng lượng riêng được tính như thế nào?
Hs trả lời:
Dựa vào công thức P = 10m ta có thể tính được trọng lượng riêng theo khối lượng riêng?
HS trả lời: d = 10.D
Có những cách nào xác đinh khối lượng riêng của một số chất?
HS trả lời.
Xác định bằng công thức, tra bảng tìm khối lượng riêng, nhân khối lượng riêng với 10.
II. Trọng lượng riêng
Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
Đơn vị trọng lượng riêng là: 
Niutơn trên mét khối (N/m3)
Công thức:
d = 10.D
Kết luận: Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
Đơn vị trọng lượng riêng là: 
Niutơn trên mét khối (N/m3)
Công thức:
d = 10.D
Hoạt động luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 4:
Tính khối lượng, thể tích, trọng lượng riêng của một số chất
- Thời gian: 10 phút.
- Mục tiêu:
 Hiểu được trọng lượng riêng của chất và làm bài tập cụ thể.
- Phương pháp dạy học: Thực nghiệm
- Kỹ thuật dạy học : hoạt động nhóm
Nói trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000N/m3 điều đó cho ta biết gì?
HS trả lời: Nói trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000N/m3 điều đó cho ta biết 1m3 dầu ăn có trọng lượng 8000N.
Tính trọng lượng của một thanh sắt có thể tích 100 cm3?
Để tính được trọng lượng cảu thanh sắt cần áp dụng công thức nào?
Có những cách tính nào?
HS trả lời.
Kết luận: 
Có thể có 3 dạng bài tập về khối lượng riêng, trọng lượng riêng.
Hoạt động vận dụng(5 phút):
Bài 1: 2 lít dầu hỏa có trọng lượng 16N. Tính trọng lượng riêng của dầu hỏa.
Đáp án: 8000N/m3
Bài 2: Trọng lượng riêng của gạo là:
 	A. 12000 kg. 	B. 12000 kg/m3.
 	 	C. 12000 N. 	D. 12000 N/m3.
Đáp án: D
Bài 6. Công thức tính trọng lượng riêng của một chất là:
 	A. d = P.V	 B. d = P / V
	C. d = m / V	 D. d = V / P
Đáp án: B
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng(5 phút)
1. Bổ sung thông tin: “Em có biết”
2. Hướng dẫn tự rèn luyện: 
- GV yêu cầu HS làm BT sbt 11.1 đến 11.10 SBT/38
- GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu thêm các bài tập dạng khối lượng riêng, trọng lượng riêng.
3. Củng cố kiến thức và kết thúc bài học:
-Tổng kết bài học GV nhấn mạnh cho HS cần nắm vững những kiến thức trọng tâm của bài 
Xét duyệt của tổ nhóm chuyên môn:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_11_bai_11_khoi_luong_rieng_trong_l.docx