Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 11: Kiểm tra 45 phúc Học kì 1 - Trường THCS An Phong
I. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề)
1/ Mục tiêu
a/ Kiến thức:
-Nhằm cũng cố đánh giá lại mà hs đã học như: đo độ dài, đo thể tích, khối lượng, lực, trọng lực, lực kế - phép đo lực – trọng lượng và khối lượng, lực đàn hồi,.
b/ Kĩ năng:
-Vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán, tư duy, sáng tạo trong cách làm bài.
c/Thái độ:
• Có tính trung thực, nghiêm túc, cẩn thận,.khi làm bài kiểm tra.
II. Xác định hình thức kiểm tra:
- Đề kiểm tra học kì I, hình thức trắc nghiệm và tự luận.
- Bảng trọng số đề kiểm tra (h=1,0): Dựa vào Khung PPCT để lập bảng trọng số, số câu và điểm số của đề kiểm tra.
Tuần 11; Tiết 11 Ngày dạy: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HKI – VẬT LÍ 6 Năm học: 218-2019 -------- I. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề) 1/ Mục tiêu a/ Kiến thức: -Nhằm cũng cố đánh giá lại mà hs đã học như: đo độ dài, đo thể tích, khối lượng, lực, trọng lực, lực kế - phép đo lực – trọng lượng và khối lượng, lực đàn hồi,... b/ Kĩ năng: -Vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan. - Rèn luyện kỹ năng tính toán, tư duy, sáng tạo trong cách làm bài. c/Thái độ: Có tính trung thực, nghiêm túc, cẩn thận,..khi làm bài kiểm tra. II. Xác định hình thức kiểm tra: - Đề kiểm tra học kì I, hình thức trắc nghiệm và tự luận. - Bảng trọng số đề kiểm tra (h=1,0): Dựa vào Khung PPCT để lập bảng trọng số, số câu và điểm số của đề kiểm tra. Nội dung Tổng số tiết TS tiết lý thuyết Số tiết quy đổi Số câu Điểm số BH VD BH VD BH VD 1. Đo độ dài - Đo thể tích 3 3 3 0 3 0 2 0 2. Khối lượng - Lực 7 6 7 1 8 3 5 3 Tổng 10 9 10 1 11 3 7,0 3,0 III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ, HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN. Tên Chủ đề Nhận biết (Mức độ 1) Thông hiểu (Mức độ 2) Vận dụng (Mức độ 3) Vận dụng cao (Mức độ 4) Chủ đề 1: Đo độ dài, đo thể tích (3 tiết) 1. Đo độ dài. 2. Đo thể tích chất lỏng. 3. Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. 1. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. 2. Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. Số câu (điểm) 1 (1,0đ) 3 (2đ) Số câu (điểm) Tỉ lệ % 4(3 đ) 30 % Chủ đề 2: Khối lượng và lực (11 tiết) 1. Khối lượng. Đo khối lượng. 2. Lực. Hai lực cân bằng. 3. Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực. 4. Trọng lực. Đơn vị lực. 5. Lực đàn hồi. 6. Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng. 7. Khối lượng riêng. 8. Trọng lượng riêng. 9. Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi. 1. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 2. Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. 3. Nêu được đơn vị đo lực. 4. Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 5. Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức tính khối lượng riêng. 6. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng. 7. Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính trọng lượng riêng. 8. Nêu được đơn vị đo trọng lượng riêng. 1. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. 2. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). 3. So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 4. Nêu được ví dụ về một số lực. 5. Viết được hệ thức P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m. 1. Đo được khối lượng bằng cân. 2. Vận dụng được công thức P = 10m. 3. Đo được lực bằng lực kế. 4. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. Vận dụng được công thức tính khối lượng. Số câu (điểm) 4(2đ) 3(2,0 đ) 2 (2,0 đ) 1(1đ) Số câu (điểm) Tỉ lệ % 7(4,0 đ) 40 % 3 (3,0 đ) 30 % Chủ đề 3: Máy cơ đơn giản ( 4 tiết) 1. Máy cơ đơn giản. 2. Mặt phẳng nghiêng. Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường. Số câu (điểm) Số câu (điểm) Tỉ lệ % TS số câu (điểm) Tỉ lệ % 11 (7,0 đ) 70 % 3(3,0 đ) 30 % Họ và tên:...................................... Lớp: 6A Kiểm tra 1 tiết Môn: Vật lý Ngày......./ 11 /2018 Chữ ký GT: Số của mỗi bài: ........................ Số mật mã % ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Số tờ: ............ Chữ ký GK1: Chữ ký GK1: Số mật mã: Lời ghi của GK: Điểm (bằng chữ) Điểm (bằngsố): I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1. (TH) Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau? A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 2. (NB) Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp. C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp. 0 ml 100 ml 200 ml 300 ml 400 ml Câu 3.(TH)Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là A. 400 ml và 20 ml . B. 400 ml và 200 ml. C. 400 ml và 2 ml . D. 400 ml và 0 ml. Câu 4: (NB) Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào ? A. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra. B. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén lại. C. Xuất hiện cả khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén ngắn. D. Xuất hiện ngay cả khi lò xo không bị kéo dãn hoặc nén ngắn. Câu 5. (NB) Niu tơn không phải là đơn vị của A. trọng lượng riêng B. trọng lượng C. lực đàn hồi D. trọng lực Câu 6.(NB) Lực không gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây ? A. Làm cho vật chuyển động nhanh lên. B. Làm cho vật chuyển động chậm lại. C. Làm cho vật biến dạng. D. Làm cho vật chuyển động. Câu 7. (TH) Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận không đúng là A. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn B. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ C. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ. D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Câu 8.(TH) Cho thước thẳng như hình vẽ 1 0 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cm Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước là: A. 10 cm và 1cm B. 0,1 m và 0,1 cm C. 10 cm và 0,2 cm D. 1 dm và 0,5 cm II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (1 điểm) Đơn vị đo thể tích thường dùng là đơn vị nào? Kí hiệu? Câu 2: (1 điểm) Đổi đơn vị sau: 1m = .cm 5dm= ..mm 125cm = ..m 15dm3= ..m3 Câu 3: ( 1 điểm) Trong các sự vật và hiện tượng sau, hãy chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị nó tác dụng? a) Nhà cửa, cây cối bị đổ, gẫy sau cơn bão. b) Treo một vật nặng vào một lò xo, ta thấy lò xo bị dãn ra. Câu 4: (1 điểm) Cho 1 ví dụ về hai lực cân bằng? Và chỉ rõ phương chiều của hai lực đó? Câu 5: (1điểm) Vật A có khối lượng là 2,5kg thì có trọng lượng là bao nhiêu? Câu 6: (1 điểm) Một quả nặng có trọng lượng là 15N thì có khối lượng là bao nhiêu? ---- Hết---- PHÒNG GD-ĐT THANH BÌNH Trường THCS An Phong HƯỚNG DẨN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – HKI VẬT LÍ 6 – NH: 2018-2019 I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Chọn D B A C A D A C II. TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 (1,0đ) - Đơn vị đo độ thể tích thường dùng là mét khối và lít. Kí hiệu m3 và l 1 2 (1,0đ) Đổi các đơn vị sau: 1m = 200 cm 5dm= 500 mm 125cm = 1,25 m 15 dm3= 0,015 m3 0,25 0,25 0,25 0,25 3 (1,0đ) 1. Gió gây ra lực tác dụng lên nhà cửa, cây cối làm cho nhà cửa, cây cối bị đổ, gẫy sau cơn bão. 2. Vật nặng đã tác dụng lực vào lò xo làm lò xo bị giãn ra (biến dạng). 0,5 0,5 4 (1,0đ) Quyển sách nằm yên trên mặt bàn + Là lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới + Llực đỡ của mặt bàn có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên. 0,5 0,25 0,25 5 (1,0đ) Trọng lượng của vật A là: PA = 10.mA = 10.2,5 = 25 (N) 1,0 6 (1,0đ) Khối lượng của vật B là : m = P/10 = 15/10 = 1,5kg 1,0 * Ghi chú: - Học sinh có thể giải bài tập theo cách khác: Nếu lập luận lôgic, kết quả đúng thì cho trọn số điểm. - Sai hoặc thiếu đơn vị trừ 0,25 điểm cho toàn bài thi. - Điểm số làm tròn theo quy định. --- Hết ---
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_6_tiet_11_de_kiem_tra_45_phuc_hoc_ki_1_tr.doc