Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 23, Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Trần Phước Vàng

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 23, Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Trần Phước Vàng

I – MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Thể tích chất lỏng tăng khi chất lỏng nóng lên, giảm khi chất lỏng lạnh đi

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp và chứng minh

3. Về thái độ: Trung thực ; biết hợp tác nhóm.

II – CHUẨN BỊ:

 - 1bình thuỷ tinh có đáy bằng; 1 ống thuỷ tinh thẳng ; 1nút cao su có đục lỗ ; 1chậu nhựa ; nước có pha màu ; 1 bình thuỷ đựng nước nóng

- Tranh vẽ phóng to hình 19.3 + Bảng phụ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4)

?: Em hãy cho biết sự nở vì nhiệt cùa chất rắn xảy ra như thế nào ? cho ví dụ ?

 

doc 3 trang huongdt93 04/06/2022 2180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 23, Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Trần Phước Vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23;Tiết 23	 	 
 Ngày dạy:
Bài 19 	SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I – MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Thể tích chất lỏng tăng khi chất lỏng nóng lên, giảm khi chất lỏng lạnh đi
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
- Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp và chứng minh 
3. Về thái độ: Trung thực ; biết hợp tác nhóm.
II – CHUẨN BỊ: 
 - 1bình thuỷ tinh có đáy bằng; 1 ống thuỷ tinh thẳng ; 1nút cao su có đục lỗ ; 1chậu nhựa ; nước có pha màu ; 1 bình thuỷ đựng nước nóng
- Tranh vẽ phóng to hình 19.3 + Bảng phụ 
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
?: Em hãy cho biết sự nở vì nhiệt cùa chất rắn xảy ra như thế nào ? cho ví dụ ?
3. Bài mới
Tg
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
2’
Bài 19
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
- Gọi hai hs đọc đoạn đối thoại trong SGK phần đầu bài ?
- Muốn biết bạn bình trả lời như vậy đúng hay sai chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay . 
- Hai hs đóng vai An và Bình đọc đoạn đối thoại
- Ghi bài.
7’
10’
1. Làm thí nghiệm
2. Trả lời câu hỏi 
C1: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên và nở ra
C2: Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi và co lại
C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
* HĐ2: Nghiên cứu xem nước có nở ra khi nóng lên không? 
-Giới thiệu dụng cụ TN
-Nêu mục đích của TN 
- Tiến hành TN biểu diễn, y/c hs quan sát hiện tượng xảy ra
- Từ hiện tượng TN vừa quan sát được, emhãy trả lời các C1 ; C2 ?
? Khi đặt bình thuỷ tinh vào chậu nước nóng, h/tượng gì xảy ra ? giải thích ?
?Nếu đặt bây giờ đặt bình vào chậu nước lạnh thì hiện tượng gì xảy ra ?
- Làm TN kiểm chứng
? Vì sao mực nước trong ống thuỷ tinh lại hạ xuống ?
- Yêu cầu hs khác nhận xét ?
- Treo tranh hình 19.3 và mô tả, qua đây em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng: Rượu ; Dầu ; Nước ?
? Vậy các chất lỏng khác nhau sẽ nở vì nhiệt như thế nào ?
- Quan sát 
- Nghe, ghi nhớ
- Quan sát hiện tượng xảy ra
- Đọc nội dung C1 ; C2 
C1:
 Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên . Vì lúc này nước trong bình nóng lên và nở ra
C2:
Mực nước trong ống thuỷ tinh hạ xuống
- Quan sát và kiểm tra kq dự đoán.
Lúc này nứơc trong bình lạnh đi và co lại 
Nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Quan sát. nghe
C3: 
 Sự nở vì nhiệt của rượu > dầu > nước 
 các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
4’
3. Rút ra kết luận 
- Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau. 
* HĐ3: Rút ra kết luận 
- Treo bảng phụ 
- Yêu cầu hs hoàn thành C4 ?
- Gọi 2;3 hs nhắc lại kết luận
- HS lên điền từ 
C4: (1) tăng
(2) giảm
(3) không giống nhau
- Nhắc lại kết luận 
10’
4. Vận dụng 
C5: Vì khi đun thì nứơc trong ấm nóng lên, nở ra và sẽ tràn ra ngoài
C6: Để tránh nắp chai bị bật ra khi nhiệt độ môi trường tăng lên, chất lỏng trong chai sẽ nở ra vì nhiệt
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ sẽ dâng lên nhiều hơn vì thể tích chất lỏng ở 2 bình tăng lên như nhau.
* HĐ4: Vận dụng
? Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
?Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
? Gọi hs đọc nội dung C7?
- Gợi ý : 
+ Thể tích phần chất lỏng ở hai bình dâng lên bằng nhau hay bìh nhiều, bình ít ? 
+ Một ống có tiết diện nhỏ và một ống có tiết diện lớn hơn
-Gọi hs trả lời và nhậ xét ?
C5: Vì khi đun thì nứơc trong ấm nóng lên, nở ra và sẽ tràn ra ngoài
C6: Vì khi nhiệt độ môi trường tăng lên, chất lỏng trong chai sẽ nở ra vì nhiệt. Nếu đóng đầy chai thì nắp chai sẽ bị bật ra.
C7: 
Mực chất lỏng trong ống nhỏ sẽ dâng lên nhiều hơn vì thể tích chất lỏng ở 2 bình tăng lên như nhau.
 Củng cố ( 6’ ?: Em hãy cho biết sự nở vì nhiệt của chất lỏng ? Cho ví dụ ?
	?: Gọi hs làm bài tập 19.1 & 19.2 ? Đọc mục “ Có thể emchưa biết “ 
5. Dặn dò (1’): Về nhà học bài + Làm bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo 
IV – RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_23_bai_19_su_no_vi_nhiet_cua_chat.doc