Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 78, Bài 23: Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 78, Bài 23: Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng

- Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất lỏng

- Giải thích được các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế.

- Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày.

- Rèn kĩ năng thí nghiệm.

2. Thái độ

-Hs tích cực tham gia xây dựng bài.

3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên : Máy chiếu. Dc: Nhiệt kế, cốc nước nóng, nước lạnh.

2. Học sinh: Nghiên cứu bài

III. Tổ chức dạy học:

1. Ổn định

2. Khởi động

Ban học tập : Tổ chức trò chơi ô cửa may mắn.

Câu hỏi:Khi kẹp nhiệt kế từ mực thủy ngân thay đổi như thế nào?

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

 

docx 3 trang huongdt93 04/06/2022 2050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 78, Bài 23: Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/02/2021
Ngày giảng: 19/03/2021
Tiết 78. Bài 23. SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ (T2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng 
- Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất lỏng
- Giải thích được các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế.
- Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày.
- Rèn kĩ năng thí nghiệm.
2. Thái độ
-Hs tích cực tham gia xây dựng bài.
3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Máy chiếu. Dc: Nhiệt kế, cốc nước nóng, nước lạnh.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài
III. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định 
2. Khởi động
Ban học tập : Tổ chức trò chơi ô cửa may mắn.
Câu hỏi:Khi kẹp nhiệt kế từ mực thủy ngân thay đổi như thế nào?
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.
3. Bài mới
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất lỏng. Rèn kĩ năng thí nghiệm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu hs hoạt động nhóm 
- Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng ? Giải thích. 
Hs: làm thí nghiệm và mô tả hiện tượng.
GV: Quan sát và giúp đỡ hs
HS báo cáo kết quả, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Lớp nhận xét, đánh giá
GV chuẩn kiến thức
Gv bỗ sung: Chất lỏng bao giờ cũng phải đựng trong một bình chức bằng chất rắn. Khi được nung nóng thì cả bình chứa và chất lỏng trong bình đều nở ra. Do đó sự nở của chất lỏng mà chúng ta quan sát được trong thí nghiệm được gọi là sự nở biểu kiến, trong đó sự nở của bình không được tính đến. 
2/ Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Dự kiến sản phẩm học sinh
Cốc nước nóng
Khi ta đặt bình vào chậu nước nóng, mực nước trong ống thủy tinh dâng lên.
Mực nước trong ống dâng lên vì khi nước trong bình được làm nóng nước nở ra làm tăng thể tích của nước.
Cốc nước lạnh
mực nước trong ống thuỷ tinh hạ xuống vì nước lạnh đi, co lại.
Gv: cho hs quan sát Bảng 23.1 ( trang 32) cho biết: 
- Các chất lỏng khác nhau nở vì có giống nhau không?
- So sánh sự nở vì nhiệt của : Chất lỏng và chất rắn
HS báo cáo kết quả, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Lớp nhận xét, đánh giá
GV chuẩn kiến thức
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Bảng 23.1. Độ tăng giảm thể tích của 1000 cm3 một số chất khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500C ( trang 32)
Chất lỏng
Chất rắn
Rượu
58 cm3
Nhôm
3,45 cm3
Dầu hỏa
55 cm3
Đồng
2.55 cm3
Thủy ngân
9 cm3
Sắt
1,80 cm3
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Giải thích được các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế. Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày.
Gv: hoạt động cặp. 
Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
Hs: Làm bài
Gv: Quan sát và giúp đỡ.
HS báo cáo kết quả, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Lớp nhận xét, đánh giá
GV chuẩn kiến thức
Bài 1:
Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
Dự kiến sản phẩm học sinh
Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì:
+ do tính chất : chất lỏng nở ra khi nóng lên 
+ chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
=> nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên
4. Luyện tập
Gv: Các chất lỏng biến đổi trạng thái như thế nào khi tăng và giảm nhiệt độ?
HS báo cáo, chia sẻ
GV chuẩn kiến thức
5. Hướng dẫn học bài
BTVN: Nêu một số hiện tượng liên quan đến sự nóng lên thì dãn ra, lạnh thì co lại của một số chất lỏng mà em biết?
Chuẩn bị bài mới: Các chất khí biến đổi trạng thái như thế nào khi tăng và giảm nhiệt độ? ( trang 36)
(Phần nhắc nhở học sinh nếu dạy tiết cuối)
- Phòng chống covid: Nhắc nhở học sinh thực hiện khẩu hiệu 5K: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.
- Nhắc nhở học sinh tham gia giao thông đúng quy định

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_78_bai_23_su_co_dan_vi_nhiet_cua_c.docx