Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 42: Biến dạng của lò xo - Năm học 2022-2023

Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 42: Biến dạng của lò xo - Năm học 2022-2023

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được biến dạng của lò xo và ứng dụng của nó trong một số thiết bị thường gặp.

- Thực hiện được thí nghiệm chứng minh độ dãn của lò xo treo thẳng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

 

docx 4 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3661
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 42: Biến dạng của lò xo - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/11/2021
Tiết 14: BÀI 42: BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được biến dạng của lò xo và ứng dụng của nó trong một số thiết bị thường gặp.
- Thực hiện được thí nghiệm chứng minh độ dãn của lò xo treo thẳng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng:
Năng lực phát triển liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
Năng lực phát triển về phương pháp thực nghiệm trong vật lí
Năng lực trao đổi thông tin.
Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu thích môn học, chăm chỉ, thật thà,....
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: 
- Một số đồ dùng thường ngày hoạt động dựa trên sự biến dạng của lò xo
- Dụng cụ cần thiết để các nhóm HS làm thí nghiệm chứng minh độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS làm quen với biến dạng của lò xo qua một số đồ chơi, dụng cụ thường gặp vẽ trong hình và yêu cầu các em kể thêm để tạo cho các em động lực tìm hiểu tính chất biến dạng của lò xo.
b. Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
GV chiếu hình để yêu cầu HS quan sát, phát hiện ra lò xo trong từng thiết bị, mô tả vai trò và hoạt động của lò xo trong các thiết bị đố và tìm thêm ví dụ đời sống:
Các vật trong hình: a) kẹp quần áo; b) giảm sóc xe máy; c) bạt nhún, đều có cấu tạo và hoạt động dựa trên sự biến dạng của lò xo. Em có biết biến dạng này được sử dụng trong dụng cụ, thiết bị, máy móc nào khác không?
HS có thể sự đoán câu trả lời:Những đồ vật, dụng cụ sử dụng biến dạng của lò xo: bút bi, đệm lò xo, lực kế, ..
GV dẫn dắt khái quát nội dung bài học cho HS
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nhận biết hiện tượng biến dạng của lò xo
a. Mục tiêu: HS nhận biết được biến dạng đàn hồi và phân biệt nó với biến dạng không đàn hồi
b. Nội dung: HS đựa vào việc tìm ra các vật có tính chất biến dạng tương tự như lò xo trong số các vật không có tính chất đó để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS đọc phần đọc hiểu trong bài sau đó yêu cầu HS tar lời và thảo luận các câu hỏi để củng cố nhận thức HS:
? CH:
Những đồ vật, dụng cụ sử dụng biến dạng của lò xo: bút bi, đệm lò xo, lực kế, ..
a.Qủa bóng cao su
e. Hòn đá
b. Cái bình sứ
g. Cây tre
c. Dây cao su
h. Miếng kính
d. Lưỡi cưa
i. Cái tẩy
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân, quan sát hình vẽ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét kết quả và kết luận
I. Hiện tượng biến dạng của lò xo
Hiện tượng khi dùng tay kéo hai đầu của lò xo xắn thfi lò xo dãn ra và khi tay thôi tác dụng lực thì lo xo co lại thì trở về hình dạng bạn đầu.
Các vật có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo là: quả bóng cao su, dây cao su, cây tre, cái tẩy
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm về đặc điểm biến dạng của lò xo
a. Mục tiêu: HS bước đầu làm quen dần với các phương pháp thực nghiệm trong vật lí
b. Nội dung: HS đựa vào việc tìm ra các vật có tính chất biến dạng tương tự như lò xo trong số các vật không có tính chất đó để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV tổ chức cho HS ngồi theo nhóm ( không quá 3 người)
GV hướng dẫn HS để hiểu rõ mục đích hoạt động là dùng thí nghiệm để tìm tòi, khám phá một quy luật của KHTN.
+ GV cùng HS thực hiện thí nghiệm 1,2 như SGK 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS lần lượt thực hiện thí nghiệm theo trình tự:
1) Xác định mục đích của thi nghiệm: Khám phá đặc điểm của sự biển đạng của lò xo, cụ thể là khám phá mối quan hệ giữa độ dãn ∆l của lò xo treo thẳng đứng và khối lượng m của vật treo.
2) Đưa ra đự đoán về mối quan hệ trên.
+ Xác định cách làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán và các dụng cụ cần thiết để làm
thí nghiệm.
+ Lắp ráp dụng cụ và thực hiện các phép đo.
+ Ghi kết quả đo vào bảng ghi kết quả và rút ra kết luận
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS trao đổi thảo luận thắc mắc với GV
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV giải đáp HS và nhận xét hướng dẫn HS để thực hiện được thí nghiệm và hoan thành mẫu báo cáo thực hành
II. Đặc điểm biến dạng của lò xo
HĐ1: Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài ban đầu l0=25 cm Chiều dài l của lò xo khi bị kéo giãn bởi các vật treo có khối lượng m khác nhau được cho kết quả:
m
10
20
30
40
50
60
l
25,5
26
26.5
27
27.5
28
HĐ 2:
Khi đặt vật lên đĩa cân thì vật đẩy đĩa cân xuống làm kéo dãn lò xo của cân. Lò xo bị kéo dãn làm quay kim. Độ dãn của lò xo càng lớn thì kim quay càng nhiều. Do đó dựa vào độ quay của kim có thể biết khối lượng của vật
C+D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP+ VẬN DỤNG
a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV tổ chức hoạt động vận dụng ở nhà làm việc nhóm để tự thiết kế và chế tạo một cái cân dùng để cân những vật có khối lượng nhỏ bằng các dụng cụ dễ kism như: dây cao su, lò xo, gỗ dán, kẹp giấy, dây thép, .
HS có thể đăng kí mượn cân ở phòng thí nghiệm của nhà trường
HS tìm hiểu xem làm các nào để dụng cái cân này làm lực kế?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2022_2023_bai_42_bien_dang_cua.docx