Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2017-2018
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
- Kiểm tra khả năng nhớ một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Kiểm tra khả năng ghi nhớ khái niệm trọng lực, trọng lượng và đơn vị lực.
- Kiểm tra khả năng ghi nhớ định nghĩa, công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo khối lượng riêng.
- Kiểm tra khả năng ghi nhó các tác dụng của đòn bẩy và cách sử dụng đòn bẩy để đạt được các tác dụng đó.
b. Về kĩ năng:
- Kiểm tra kĩ năng xác định thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
- Kiểm tra kĩ năng vận dụng công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản.
- Kiểm tra kĩ năng nhận biết một số trường hợp ứng dụng đòn bẩy trong thực tế có lợi về lực.
c. Về thái độ:
- Kiểm tra ý thức, thái độ, động cơ học tập; Rút kinh nghiệm phương pháp học tập;
- GV rút kinh nghiệm giảng dạy.
2. Chuẩn bị
a. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập kiến thức kĩ năng đã học, giấy nháp, viết.
b. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Bảng trọng số bài kiểm tra
Ngày soạn: 22/11/2017 Ngày kiểm tra: /12/2017 Tuần 18 Tiết PPCT 18 KIỂM TRA: HỌC KÌ I Môn: Vật lý - Khối 6 Thời gian làm bài: 45 phút 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: - Kiểm tra khả năng nhớ một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng. - Kiểm tra khả năng ghi nhớ khái niệm trọng lực, trọng lượng và đơn vị lực. - Kiểm tra khả năng ghi nhớ định nghĩa, công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo khối lượng riêng. - Kiểm tra khả năng ghi nhó các tác dụng của đòn bẩy và cách sử dụng đòn bẩy để đạt được các tác dụng đó. b. Về kĩ năng: - Kiểm tra kĩ năng xác định thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. - Kiểm tra kĩ năng vận dụng công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản. - Kiểm tra kĩ năng nhận biết một số trường hợp ứng dụng đòn bẩy trong thực tế có lợi về lực. c. Về thái độ: - Kiểm tra ý thức, thái độ, động cơ học tập; Rút kinh nghiệm phương pháp học tập; - GV rút kinh nghiệm giảng dạy. 2. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập kiến thức kĩ năng đã học, giấy nháp, viết. b. Chuẩn bị của giáo viên: + Bảng trọng số bài kiểm tra Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ T. số của bài KT số câu Điểm số T. số câu LT VD LT VD LT VD 1. Đo độ dài. Đo thể tích 3 3 2,1 0,9 14 (1,5đ) 6 (0,5đ) 0,7 0,5 0,3 0,5 20% (2đ) 1 2. Khối lượng và lực 9 8 5,6 3,4 37,3 (3,5đ) 22,7 (2,5đ) 1,86 2 1,135 1 60% (6đ) 3 3. Máy cơ đơn giản 3 3 2,1 0,9 14 (1,5đ) 6 (0,5đ) 0,7 0,5 0,3 0,5 20% (2đ) 1 Tổng 15 14 9,8 5,2 65,3 34,7 3 2 100% 5 + Ma trận đề kiểm tra Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao 1. Đo độ dài. Đo thể tích Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng. (Câu 1a) Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. (câu 1b) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 0,5 câu 1,5 điểm 75 % 0,5 câu 0,5 điểm 25% 1 câu 2 điểm 20% 2. Khối lượng và lực Nêu được thế nào là trọng lực, thế nào là trọng lượng và nêu được đơn vị lực. (Câu 2) Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng. (Câu 3) Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản (Câu 4) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 câu 3,5 điểm 58,33% 1 câu 2,5điểm 41,67% 3 câu 6 điểm 60% 3. Máy cơ đơn giản Nêu các tác dụng của đòn bẩy và cách sử dụng đòn bẩy để đạt được các tác dụng đó (Câu 5a) Lấy được ví dụ trong thực tế khi sử dụng đòn bẩy ta được lợi về lực (Câu 5b) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 0,5 câu 1,5 điểm 66,67% 0,5 câu 0,5 điểm 33,33% 1 câu 2 điểm 20% TS câu TS điểm Tỉ lệ % 2,5 câu 5 điểm 50 % 0,5 câu 1,5 điểm 15 % 2 câu 3,5 điểm 35 % 5 câu 10 điểm 100 % + Đề bài: Câu 1 (2 điểm). a) Em hãy kể tên các dụng cụ đo độ dài mà em biết và cho biết thế nào là độ chia nhỏ nhất (ĐCNN), thế nào là giới hạn đo (GHĐ)? b) Người ta đổ 80cm3 nước vào Bình chia độ có GHĐ 100cm3, sau đó thả chìm một vât rắn không thấm nước vào bình thì thể tích nước tràn ra là 20cm3. Em hãy cho biết thể tích của vật rắn đó là bao nhiêu ? Câu 2 (1,5 điểm). Thế nào là trọng lực ? Thế nào là trọng lượng ? Nêu đơn vị lực ? Câu 3 (2 điểm). Thế nào là khối lượng riêng ? Viết công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức ? Câu 4 (2,5 điểm). Một vật có khối lượng riêng là 2600kg/m3 và thể tích là 500 lít. Hãy tính khối lượng, trọng lượng và trọng lượng riêng của vật ? Câu 5 (2 điểm). a) Nêu các tác dụng của đòn bẩy và cách sử dụng đòn bẩy để đạt được các tác dụng đó ? b) Nêu ví dụ ứng dụng đòn bẩy trong thực tế để được lợi về lực ? + Đáp án – Thang điểm: Câu Đáp án T.Điểm 1 a) Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ. 0,5đ Giới hạn đo (GHĐ) của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. 0,5đ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 0,5đ b) Tổng thể tích nước bị vật rắn chiếm chỗ là: (100 - 80) + 20 = 40 (cm3) 0,25đ Vì vật rắn không thấm nước nên thể tích vật rắn là 40cm3 0,25đ 2 Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật 0,5đ Trọng lượng của vật là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất. 0,5đ Đơn vị lực là Niutơn (N) 0,5đ 3 Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. 0,75đ Công thức tính khối lượng riêng:; 0,5đ Trong đó: m là khối lượng của vật có đơn vị đo là kilôgam (kg) 0,25đ V là thể tích của vật có đơn vị đo là mét khối (m3) 0,25đ D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật có đơn vị đo là kilôgam trên mét khối (kg/m3) 0,25đ 4 a) D = 2600kg/m3 ; V = 500l = 0,5m3 Từ công thức suy ra m = D . V = 2600 . 0,5 = 1300 (kg) 0,5đ 0,75đ b) Trọng lượng của vật là: P = 10.m = 10 . 1300 = 13000 (N) 0,75đ c) Trọng lượng riêng của vật là: d = 10 . D = 10 . 2600 = 26000 (N/m3) (HS có thể tính: d = = (N/m3) 0,5đ 5 a) - Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. 0,25đ Để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào đòn bẩy một lực hướng từ trên xuống. 0,5đ - Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. 0,25đ Để nâng vật, ta đặt đòn bẩy sao cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật. 0,5đ b) Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực. (HS có thể lấy ví dụ khác) 0,5đ 3. Tiến trình tổ chức kiểm tra a. Ổn định lớp b. Tổ chức kiểm tra Phát đề, HS làm bài. GV giám sát, thu bài. c. Dặn dò Về nhà tự tổng kết những kiến thức, kĩ năng đã đạt được; kiến thức, kĩ năng chưa đạt được để rút kinh nghiệm trong thời gian tới d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến đồng nghiệp hoặc của cá nhân: Phòng GD&ĐT Hòn Đất KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2017 – 2018 Trường THCS Bình Giang Môn: Vật lí Khối: 6 Lớp 6/ Thời gian 45 phút (không kể giao đề) Họ và tên: ........................................ Điểm Lời nhận xét Đề bài Câu 1 (2 điểm). a) Em hãy kể tên các dụng cụ đo độ dài mà em biết và cho biết thế nào là độ chia nhỏ nhất (ĐCNN), thế nào là giới hạn đo (GHĐ)? b) Người ta đổ 80cm3 nước vào Bình chia độ có GHĐ 100cm3, sau đó thả chìm một vât rắn không thấm nước vào bình thì thể tích nước tràn ra là 20cm3. Em hãy cho biết thể tích của vật rắn đó là bao nhiêu ? Câu 2 (1,5 điểm). Thế nào là trọng lực ? Thế nào là trọng lượng ? Nêu đơn vị lực ? Câu 3 (2 điểm). Thế nào là khối lượng riêng ? Viết công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức ? Câu 4 (2,5 điểm). Một vật có khối lượng riêng là 2600kg/m3 và thể tích là 500 lít. Hãy tính khối lượng, trọng lượng và trọng lượng riêng của vật ? Câu 5 (2 điểm). a) Nêu các tác dụng của đòn bẩy và cách sử dụng đòn bẩy để đạt được các tác dụng đó ? b) Nêu ví dụ ứng dụng đòn bẩy trong thực tế để được lợi về lực ? Bài làm ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP I. Lí thuyết: 1. Nêu một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng ? 2. Nêu một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng với GHĐ và ĐCNN của chúng ? 3. Nêu khái niệm trọng lực, trọng lượng và đơn vị lực ? 4. Nêu khái niệm khối lượng riêng, công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức ? 5. Nêu khái niệm trọng lượng riêng, công thức tính trọng lượng riêng và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức ? 6. Nêu tác dụng của mặt phẳng nghiêng và cách sử dụng mặt phẳng nghiêng để đạt được tác dụng đó ? 7. Nêu các tác dụng của đòn bẩy và cách sử dụng đòn bẩy để đạt được các tác dụng đó ? II. Vận dụng: 1. Xác định thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. 2. Nêu ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực ? 3. Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó ? 4. Nêu 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động ? 5. Vận dụng công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng và trọng lượng riêng. 6. Nêu một số phương án sử dụng mặt phẳng nghiêng và chỉ rõ lợi ích của chúng để đưa một vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng trong thực tế ? 7. Nêu một số ví dụ về ứng dụng đòn bẩy để được lợi về lực trong thực tế ? Đáp án: I. Lí thuyết: 1. Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ. Giới hạn đo (GHĐ) của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 2. Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích. Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình. Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. 3. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng của vật là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất. Đơn vị lực là Niutơn (N) 4. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Công thức tính khối lượng riêng:; Trong đó: m là khối lượng của vật có đơn vị đo là kilôgam (kg); V là thể tích của vật có đơn vị đo là mét khối (m3); D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật có đơn vị đo là kilôgam trên mét khối (kg/m3). 5. Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Công thức tính trọng lượng riêng: ; Trong đó: P là trọng lượng của vật có đơn vị là niutơn (N) V là thể tích của vật có đơn vị là mét khối (m3) d là trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật có đơn vị là niutơn trên mét khối (N/m3) 6. Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật. Khi đưa một vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng càng ít so với mặt nằm ngang thì lực cần thiết để kéo hoặc đẩy vật trên mặt phẳng nghiêng đó càng nhỏ. Khi đưa một vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng càng ít so với mặt nằm ngang thì lực đổi hướng càng nhiều. 7. Đáp án: - Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào đòn bẩy một lực hướng từ trên xuống. - Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Để nâng vật, ta đặt đòn bẩy sao cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật. II. Vận dụng: 1. Người ta đổ 50cm3 nước vào Bình chia độ có GHĐ 80cm3, sau đó thả chìm một vât rắn không thấm nước vào bình thì thể tích nước tràn ra là 30cm3. Em hãy cho biết thể tích của vật rắn đó là bao nhiêu ? 2. Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm. Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu. 3. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau. 4. Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng (hình dạng của vật bị thay đổi so với trước khi bị lực tác dụng). Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh (tác dụng lực cản vào xe đạp) thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại. 6. Trong thực tế, thùng dầu nặng từ khoảng 100 kg đến 200 kg. Với khối lượng như vậy, thì một mình người công nhân không thể nhấc chúng lên được sàn xe ôtô. Nhưng sử dụng mặt phẳng nghiêng người công nhân đã dễ dàng lăn chúng lên sàn xe. 7. (HS tự cho ví dụ)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_6_tiet_18_kiem_tra_hoc_ky_i_nam_hoc_2017.doc