Giáo trình Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Tập 2

Giáo trình Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Tập 2

Truyền thuyết

- Có nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thuyết, nhưng tựu trung lại đều nhấn mạnh

hai yếu tố: phạm trù nội dung mà truyền thuyết quan tâm phản ánh là những sự kiện và

nhân vật có liên quan đến lịch sử; hình thức nghệ thuật nổi bật của truyền thuyết là các yếu

tố hư cấu, tưởng tượng, kì ảo. Trong đó, nội dung phản ánh là yếu tố thường được dùng để

phân biệt giữa truyền thuyết với các thể loại tự sự dân gian khác: thần thoại, cổ tích. Truyền

thuyết có mối liên hệ với lịch sử đậm nhất, rõ nét nhất. Thần thoại quan tầm đến việc lí giải

nguồn gốc của các hiện tượng tự nhiên, phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Còn cổ tích thì quan tầm nhiều hơn đến các mối quan hệ thế sự giữa người với người trong

xã hội.

- Cần lưu ý rằng “truyền thuyết từ lịch sử mà ra, nhưng truyền thuyết không phải là lịch sử”,

bởi truyến thuyết là truyện kể dân gian, là tác phẩm văn học nghệ thuật (tồn tại trong một

chỉnh thể văn hoá dân gian có tính nguyên hợp). Cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử trong

các truyền thuyết chỉ là bối cảnh, chất liệu, và chỉ nên được coi là các chi tiết nghệ thuật,vì nó thường có yếu tố lí tưởng hoá thông qua sự tưởng tượng kì ảo, sự hư cấu thần kì, góp

phần chuyển tải tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ của tác giả dân gian đối với nhân vật và sự kiện

lịch sử.

- SHS đã lựa chọn cách diễn đạt giản dị nhất để HS lớp 6 có thể ghi nhớ được. GV có

thể tham khảo một số định nghĩa khác về truyền thuyết:

+ “Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kì diệu - là lịch

sử hoang đường - hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử” (Đỗ

Bình Trị, 1961).

+ “Những truyến thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân

qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ

và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn

hoá mà đời đời con cháu ưa thích” (Phạm Văn Đổng, 1969).

+ “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân

gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích

nguồn gốc các phong vật theo quan niệm nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó

là khoa trương phóng đại, đổng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần lờ như cổ

tích và thần thoại. Nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật

lịch sử cụ thể chứ không hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” (Kiều

Thu Hoạch, 1971).

+ “Truyền thuyết là một thê’ loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện,

nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì” (Lê

Chí Quế, 1990).

pdf 105 trang Hà Thu 31/05/2022 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rWrfilTriinniTi
BÙI MẠNH HÙNG (Tổng Chủ biên)
NGUYỄN THỊ NGÂN HOA (Chủ biên)
PHAN HUY DŨNG - PHẠM ĐẶNG XUÂN HƯƠNG 
ĐẶNG LƯU - NGUYỄN THANH TÙNG
NGƯ VÃN
SÁCH GIÁO VIÊN
BÙI MẠNH HÙNG (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN THỊ NGÂN HOA (Chủ biên) 
PHAN HUY DŨNG - PHẠM ĐẶNG XUÂN HƯƠNG 
ĐẶNG LƯU - NGUYỄN THANH TỪNG
M ổ ữ yAíd
nguvan'^cs.com
TẬP HAI j
SÁCH GIÁO VIÊN Ị
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
QUY ƯỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH
GV giáo viên
HS học sinh
SGK sách giáo khoa
SGV sách giáo viên
SHS sách học sinh
VB văn bản
2
Trong
BÀI 6. CHUYÊN KỂVỂ NHỮNG NGƯỜI ANH HỪNG............................................. 6
I. Yêu cẩu cẩn đạt.................................................................................................6
II. Chuẩn bị..........................................................................................................6
III. TỔ chức hoạt động dạy học 10
Giới thiệu bài học và Tri thức ngữ văn................................................................ 10
Đọc văn bản và Thực hành tiếng Việt................................................................. 10
VB 1. Thánh Gióng .................................................................................................... 10
Thực hành tiếng Việt........................................................................................16
VB 2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 18
Thực hành tiếng Việt........................................................................................21
VB 3. Ai ơi mồng 9 tháng 4 (Anh Thư) ........................23
Viết..........................................................................................................................25
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ..............................25
Nói và nghe............................................................................................................27
Kể lại một truyền thuyết .............................. 2 7
Củng cố, mở rộng .............................................................................................28
BÀI 7. THÊ GIỚI CỔ TÍCH 30
I. Yêu cẩu cẩn đạt............................................................................................. 30
II. Chuẩn bị.......................................................................................................30
III. Tổ chức hoạt động dạy học 32
Giới thiệu bài học và Tri thức ngữ văn.................................................................32
Đọc văn bản và Thực hành tiếng Việt..................................................................33
VB 1. Thạch Sanh...............................................................................................33
Thực hành tiếng Việt......................................................................................... 35
VB 2. Cây khế..................................................................................................... 38
Thực hành tiếng Việt.........................................................................................40
VB 3. Vua chích choè..........................................................................................42
Viết ............................................................................................................................44
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 44
Nói và nghe............................................................................................................. 46
Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật 46
Củng cố, mở rộng .....................................................................................47
ĐỌC MỞ RỘNG .......................................................................................................49
BÀI 8. KHÁC BIỆT VÀ GẨN GŨI.............................................................................. 50
I. Yêu cẩu cẩn đạt..................................................................................... 50
II. Chuẩn bị..............................................................................................50
III. Tổ chức hoạt động dạy học...................................................................52
Giới thiệu bài học và Tri thức ngữ văn...............................................................52
Đọc văn bản và Thực hành tiếng Việt................................................................. 52
VB 1. Xem người ta kìa! (Lạc Thanh)..............................................................52
Thực hành tiếng Việt..................................................................................56
VB 2. Hai loại khác biệt (Giong-mỉ Mun) ........................58
Thực hành tiếng Việt..................................................................................60
VB 3. Bài tập làm văn (trích Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể,
Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê) .....
rillllf SlilTilillC..iĩ-illl
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm 65
Nói và nghe...............................................................................................................68
Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống 68
Củng cố, mở rộng......................................................................................69
BÀI 9. TRÁI ĐẤT - NGÔI NHÀ CHUNG................................................................... 70
I. Yêu cẩu cẩn đạt.......................................................................................70
II. Chuẩn bị............................................................................................... 70
III. Tổ chức hoạt động dạy học ................................................................... 73
Giới thiệu bài học và Tri thức ngữ văn.................................................................73
Đọc văn bản và Thực hành tiếng Việt..................................................................74
VB 1. Trái Đất-cái nôi của sựsống (Hồ Thanh Trang) ..................................... 74
Thực hành tiếng Việt..................................................................................76
VB 2. Các loài chung sống với nhau nhưthếnào? (Ngọc Phú) .......................77
Thực hành tiếng Việt..................................................................................80
VB 3. Trái Đất (Ra-xun Gam-da-tốp) 82
Viết............................................................................................................................85
Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận................................................85
Tóm tắt bằng sơ đổ nội dung của một văn bản đơn giản 85
4
Nói và nghe.............................................................................................................87
Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường 87
Củng cố, mở rộng .....................................................................................................89
ĐỌC MỞ RỘNG ........................................................................................................90
BÀ110. CUỐN SÁCH TÔI YÊU ............................................................................... 91
I. Yêu cấu cẩn đạt 91
II. Chuẩn bị.................................................................................................................91
III. Tổ chức hoạt động dạy học ......................................................................... 93
Giai đoạn 1: Khởi động dự án ...............................................................................93
Giới thiệu bài học và Tri thức ngữ văn 93
Giai đoạn 2:Thực hiện dựán..................................................................................94
Đọc.............................................................................................................................95
Thách thức đẩu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách 95
Viết............................................................................................................................97
Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả 97
Giai đoạn 3: Báo cáo kết quả dự án...................................................................... 98
Nói và nghe...............................................................................................................98
Về đích: Ngày hội với sách 98
ÔN TẬP HỌC Kì II....................................................................................................100
5
Bài 6. CHUYỆN KỂ VỂ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG (13 tiết)
Illi IIII Illi nil llllllllllll III Illi III II III lllllll II lllllllll III llllllllllll llllllll IIIIIIIIIIIIIIII llllllllllll llllllllllll II llllllllll llllllllllll llllllllll II llllllllll II lllllllll III lllllllllll lllllllll III minium llllllllllll llllllllllll IIII llllllll Illlllllllll III HU III It llllllllllII II Illi III II llllllllll II lllllllll III llllllllllll llllllllllll llllllllllll II llllllllll I lllllllllll llllllllll II lllllllllll llllllllll II llllllllllll lllllllll III llllllllll
(Đọc và Tiếng Việt: 8 tiết, Viết: 4 tiết, Nói và nghe: 1 tiết)
Đ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
• Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời kể, 
yếu tố kì ảo; nhận biết được chủ đề của VB.
• Nhận biết được VB thông tin thuật lại một sự kiện và cách triển khai VB theo trật tự 
thời gian.
• Hiểu được công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 
một chuỗi liệt kê phức tạp).
• Bước đầu biết viết VB thông tin thuật lại một sự kiện.
• Kể được một truyền thuyết.
• Tự hào về lịch sử và truyền thống văn hoá của dân tộc, có khát vọng cống hiến vì 
những giá trị cộng đổng.
CHUẨN BỊ
1. Tri thức ngữ văn cho GV
Tri thức ngữ văn của bài học này được xác định là những đặc điểm lí luận của thể loại 
truyền thuyết như cốt truyện, nhân vật, lời kể,... Đây là thể loại trọng tâm của bài học này. 
Sau đây là những khái niệm, nội dung cốt lõi cần lưu ý khi thực hiện việc chuẩn bị và tổ chức 
dạy học bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng.
Truyền thuyết
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thuyết, nhưng tựu trung lại đều nhấn mạnh 
hai yếu tố: phạm trù nội dung mà truyền thuyết quan tâm phản ánh là những sự kiện và 
nhân vật có liên quan đến lịch sử; hình thức nghệ thuật nổi bật của truyền thuyết là các yếu 
tố hư cấu, tưởng tượng, kì ảo. Trong đó, nội dung phản ánh là yếu tố thường được dùng để 
phân biệt giữa truyền thuyết với các thể loại tự sự dân gian khác: thần thoại, cổ tích. Truyền 
thuyết có mối liên hệ với lịch sử đậm nhất, rõ nét nhất. Thần thoại quan tầm đến việc lí giải 
nguồn gốc của các hiện tượng tự nhiên, phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. 
Còn cổ tích thì quan tầm nhiều hơn đến các mối quan hệ thế sự giữa người với người trong 
xã hội.
- Cần lưu ý rằng “truyền thuyết từ lịch sử mà ra, nhưng truyền thuyết không phải là lịch sử”, 
bởi truyến thuyết là truyện kể dân gian, là tác phẩm văn học nghệ thuật (tồn tại trong một 
chỉnh thể văn hoá dân gian có tính nguyên hợp). Cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử trong 
các truyền thuyết chỉ là bối cảnh, chất liệu, và chỉ nên được coi là các chi tiết nghệ thuật,
vì nó thường có yếu tố lí tưởng hoá thông qua sự tưởng tượng kì ảo, sự hư cấu thần kì, góp 
phần chuyển tải tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ của tác giả dân gian đối với nhân vật và sự kiện 
lịch sử.
- SHS đã lựa chọn cách diễn đạt giản dị nhất để HS lớp 6 có thể ghi nhớ được. GV có 
thể tham khảo một số định nghĩa khác về truyền thuyết:
+ “Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kì diệu - là lịch 
sử hoang đường - hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử” (Đỗ 
Bình Trị, 1961).
+ “Những truyến thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân 
qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ 
và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn 
hoá mà đời đời con cháu ưa thích” (Phạm Văn Đổng, 1969).
+ “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân 
gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích 
nguồn gốc các phong vật theo quan niệm nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó 
là khoa trương phóng đại, đổng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần lờ như cổ 
tích và thần thoại. Nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật 
lịch sử cụ thể chứ không hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” (Kiều 
Thu Hoạch, 1971).
+ “Truyền thuyết là một thê’ loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, 
nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì” (Lê 
Chí Quế, 1990).
Một số yếu tố của truyền thuyết
Ở đây tổng kết một số đặc điểm chính của truyền thuyết đã được các nhà nghiên cứu 
chỉ ra như sau:
- Truyến thuyết thường phản ánh thành tựu, chiến công của cộng đổng trong một quá 
trình lịch sử, kết tụ qua một sự kiện lịch sử cụ thể, một nhân vật lịch sử tiêu biểu, với hai kiểu 
sự kiện chính, hai kiểu nhân vật chính là: nhân vật anh hùng văn hoá (trong sự nghiệp dựng 
nước) và anh hùng chiến trận (trong sự nghiệp giữ nước).
- Nhân vật anh hùng là hình ảnh đại diện cho sức mạnh của cộng đổng, cho nguyện 
vọng, xu thế chung của cộng đồng. Nhiệm vụ của họ chính là nhiệm vụ trọng đại của cộng 
đồng tại thời điểm đó; và chiến công của họ củng là chiến công mang tầm vóc dân tộc tại thời 
điểm đó.
Nếu căn cứ theo lịch sử, có thể sắp xếp các nhân vật vào hệ thống như sau:
+ Những nhân vật của những truyền thuyết về thời đại Văn Lang - Âu Lạc: Lạc Long 
Quân - Âu Cơ; Tản Viên Sơn Thánh (tinh), Thánh Gióng, Lang Liêu, nhân vật Vua Chủ - 
An Dương Vương,...
+ Những nhân vật của những truyền thuyết về thời Bắc thuộc: Hai Bà Trưng cùng các nữ 
tướng, Bà Triệu, Phùng Hưng, Ngô Quyến, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn,...
+ Những nhân vật của những truyền thuyết về giai đoạn xây dựng và bảo vệ quốc gia 
“phong kiến độc lập” bao gồm: những anh hùng dân tộc chống ngoại xâm (Lý Thường Kiệt, 
Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi,...); những “anh hùng nông dân” chống phong kiến (Quận He Nguyễn 
Hữu Cầu, Phan Bá Vành, Hầu Tạo, chàng Lía,...); những danh nhân văn hoá và những vị quan 
có công đức với dân (Không Lộ Thiền Sư, Chu Văn An, Nguyễn Trãi,...).
Hai VB truyền thuyết Thánh Gióng và Sơn Tinh, Thuỷ Tinh mà SHS giới thiệu trong bài 6 
đều là truyền thuyết về các nhân vật thời đại các Vua Hùng (nhà nước Văn Lang).
- Truyền thuyết thường sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu mang ý nghĩa biểu 
tượng (có thể coi là các ước lệ nghệ thuật) để chuyển tải tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ của tác 
giả dân gian vế lịch sử. Ví dụ: truyền thuyết dân gian đã sử dụng những mô-típ thiêng hoá 
để miêu tả nhân vật anh hùng, sự kiện lịch sử. Thông thường là ba mô-típ: ra đời kì lạ, chiến 
công phi thường và hoá thân thẩn kì.
Một mô thức chung cho mọi anh hùng tiêu biểu của truyến thuyết là:
+ Sự ra đời thần kì của người anh hùng - nguồn gốc cao quý;
+ Chiến công mang màu sắc siêu nhiên, ảnh hưởng tới số phận cộng đổng;
+ Cái chết thẩn kì - sự hoá thân bất tử.
- Để phục vụ cho mục đích dễ nhớ, dễ kể, dễ lưu truyền của đời sống diễn xướng tự sự 
dân gian (nắm được cốt truyện cũng là nắm được nội dung của truyện), cốt truyện của 
truyện dân gian thường được tổ chức theo trình tự thời gian tuyến tính (cái gì xảy ra trước kể 
trước, cái gì xảy ra sau kê’ sau), vì vậy cốt truyện của truyền thuyết cũng thường gồm 3 phần, 
tương ứng với 3 giai đoạn trong cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thế 
của nhân vật chính - sự nghiệp và chiến công phi thường - kết cục của nhân vật. Truyện bắt 
đầu tại thời điểm lịch sử “gọi tên” - thời điểm cần có những cá nhân anh hùng, tập thể anh 
hùng gánh vác trọng trách của cộng đổng, và đó là lí do để nhân vật chính xuất hiện, đáp 
ứng yêu cầu của lịch sử. Khi nhân vật hoàn thành sứ mệnh của mình thì cũng là lúc câu 
chuyện kết thúc.
Ở phần sự nghiệp và chiến công, trong một số trường hợp, nhân vật lịch sử có hành trạng 
cuộc đời trải qua nhiều địa phương khác nhau, để lại những dấu tích khác nhau, và cũng làm 
sản sinh ra nhiều truyền thuyết địa danh khác nhau gắn liền với tên tuổi, hoạt động của 
nhân vật. Điều này dẫn đến việc có cả một chuỗi truyền thuyết phản ánh sự kiện và nhân vật 
lịch sử, với nhiều bản kể và dị bản khác nhau. Khi giảng dạy, GV có thể giới thiệu cho HS 
các dị bản của cùng một cốt truyện kể, để HS hiểu về đặc điểm của truyện kể dân gian.
- Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, tôn vinh, có sử dụng một 
số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện, tạo niềm tin thiêng liêng 
cho mọi người vào những điểu mà câu chuyện kể. Ví dụ:
+ Thời gian: câu chuyện được kể trong truyến thuyết thường được xác định bằng một 
thời điểm lịch sử cụ thể nào đó (Vào đời..., Năm thứ..., Đến năm... đời...ỵ
8
+ Không gian: các truyền thuyết cũng thường gắn với một địa danh cụ thể, xác định, 
ví dụ: truyện Thánh Gióng liên quan rất rõ đến một số địa danh như làng Phù Đổng, huyện 
Gia Bình, núi Trâu Sơn, núi Ninh Sóc, làng Cháy,... với nhiều dấu tích như những dãy ao 
tròn, tre đằng ngà; truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói rõ Sơn Tinh chính là thần núi Tản Viên 
(Ba Vì), nơi Vua Hùng đóng đô là thành Phong Châu xưa; truyện Sự tích Hồ Gươm gắn với 
những địa danh cụ thể ở vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh và kinh đô Thăng Long - Hà Nội;...
Dấu chấm phẩy
Dấu chấm phẩy thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một 
chuỗi liệt kê phức tạp. Dấu chấm phẩy thường dùng để đánh dấu (ngắt) các thành phần lớn 
trong một câu, thường các thành phần này có quan hệ đồng đẳng, mang tính liệt kê (khi cần 
đánh dấu các thành phần, bộ phận nhỏ hơn, người ta thường dùng dấu phẩy), đặt ở cuối các 
dòng có tính chất liệt kê (trước khi xuống dòng chuyển sang một dòng khác). Tuy nhiên, GV 
không nên đi quá sâu vào vấn đề lí thuyết mà chú trọng thực hành, minh hoạ bằng ví dụ 
trong SHS hoặc tìm thêm ví dụ khác.
□ Tài liệu tham khảo
- Khái niệm truyền thuyết được dùng với nội hàm như ngày nay đã trải qua nhiểu tranh luận của 
các nhà nghiên cứu, học giả để định hình khái niệm. GV có thể tìm hiểu thêm về diễn tiến quan 
niệm truỵển thuyết của các nhà nghiên cứu văn học dân gian từ đầu thế kỉ XX đến nay trong 
công trình: Trần Thị An, Đặc trưng thể loại và việc ván bản hoá truyền thuyết dân gian 
Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014.
- Phẩn trình bày các đặc điểm thi pháp của thể loại truyền thuyết, GV có thể tìm đọc các cuốn 
sách như:
+ Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại ván học dân gian, NXB Giáo dục, 2002;
+ Lê Trường Phát, Thi pháp văn học dân gian, NXB Giáo dục, 2000.
2. Phương tiện dạy học
Ngoài các phương tiện dạy học truyền thống là bảng, phấn (bút viết bảng), nếu có điểu 
kiện, GV nên chuẩn bị thêm một số công cụ dạy học khác như:
- Tranh ảnh: Có nhiều tranh ảnh minh hoạ về các truyền thuyết, lễ hội được học trong 
bài học (nguồn phong phú nhất là trên in-tơ-nét), GV có thể chọn lọc để minh hoạ cho 
bài học.
- Đoạn phim ngắn hoặc phim: Các truyền thuyết, lễ hội, sinh hoạt văn hoá trong bài 
học đều đã được dựng thành phim (đặc biệt là phim hoạt hình, phim tài liệu,...), dễ dàng tìm 
được trên in-tơ-nét. GV có thể chọn lọc để minh hoạ cho bài học.
- Sơ đồ, bản đố, bảng biểu, mô hình: cần thiết cho việc minh hoạ cốt truyện, dàn ý hoặc 
ôn tập, tổng kết kiến thức.
- Các phương tiện kĩ thuật: máy tính, máy chiếu, màn chiếu, ti vi, hệ thống âm thanh, 
bảng điện tử, bút điện tử,...
- Phiếu học tập: GV tự thiết kế hoặc sử dụng các phiếu học tập có sẵn để tiến hành các hoạt 
động dạy học.
9
in Tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÓI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THÚC NGŨ VĂN
Hoạt động r,m hiểu Giới thiệu bài học
- HS tự đọc phần Giới thiệu bài học.
- HS trình bày cách hiểu của các em. HS có thể trình bày trong nhóm, sau đó một số 
HS trình bày trước lớp. GV và HS thống nhất cách hiểu: Phần Giới thiệu bài học hướng tới 
chủ đề của bài học thông qua các VB đọc hiểu, nêu bật đặc điểm của một nhóm truyền 
thuyết tiêu biểu (chuyện kể về những người anh hùng). Lời giới thiệu nêu lên vị trí trung 
tâm, năng lực nổi trội của các nhân vật anh hùng trong các truyền thuyết về lịch sử xa xưa 
của dân tộc, đất nước nhưng đóng thời nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa cá nhân người 
anh hùng với cộng đổng. Thực chất, người anh hùng trong truyển thuyết phản ánh ý chí, 
khát vọng và sức mạnh của cả cộng đồng. Nói khác đi, đó là biểu tượng đại diện của cộng 
đổng chứ không phải người anh hùng cá nhân chủ nghĩa. Điều này có ý nghĩa giáo dục sầu 
sắc đổi với HS: cần biết cân bằng giữa cá nhân, riêng tư và cộng đổng, tập thể. Và một điếu 
nữa mà lời giới thiệu nhấn mạnh là nhân vật người anh hùng hay chính truyền thuyết về 
người anh hùng là sản phẩm từ kí ức của cộng đổng. Vì là sản phẩm của kí ức (trí nhớ, tưởng 
tượng,...) nên nhân vật người anh hùng và truyền thuyết về người anh hùng kết hợp cả yếu 
tố thực (những hạt nhân, hình bóng sự thật lịch sử; sự vật, hiện tượng, lô-gíc thực,...) và yếu 
tố hư ảo (hoang đường, kì ảo). Đọc hiểu các truyền thuyết phải đặc biệt chú ý điều đó.
Hoạt động a Khám phá Tri thức ngữvăn
- HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SHS trước khi đến lớp: định nghĩa về truyền 
thuyết, một số yếu tố của truyền thuyết (nhân vật chính, cốt truyện, lời kể, yếu tố kì ảo). 
GV cũng yêu cầu HS kể tên một vài tác phẩm truyến thuyết đã học hoặc tự đọc.
- HS kể tên một số truyền thuyết đã đọc và liên hệ với tri thức ngữ văn vừa đọc.
+ HS tóm tắt ngắn gọn cốt truyện và xác định nhân vật chính của một truyền thuyết 
yêu thích.
+ HS trao đổi nhóm để nhận biết các yếu tố cơ bản của truyền thuyết (cốt truyện, nhân 
vật chính, lời kể,...) trong những VB đã đọc.
+ HS chỉ ra những yếu tố hoang đường, kì ảo được sử dụng trong các truyền thuyết mà 
các em đã đề cập.
ĐỌC VÃN BÀN VÃ THỤC HÃNH TIẾNG VIỆT
VĂN BẢN 1.THÁNH GIÓNG
1. Phân tích yêu cầu cần đạt
- HS xác định được chủ đề của truyện.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thêToại của truyền thuyết: 
tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho 
ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo,...
- HS biết nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực 
của cầu chuyện trong lời kể truyền thuyết.
2. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động Khởi động
- Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Nhưng “người anh hùng” 
với tư cách là một nhân vật quen thuộc, được yêu mến và ngưỡng mộ có thể đã quen thuộc 
trong vốn tri thức, sự trải nghiệm, tiếp nhận của HS từ trước, khi các em đọc truyện tranh, 
xem phim hoạt hình,... Các em cũng hiểu được anh hùng là những người được ngưỡng mộ 
vì những phẩm chất cao cả hay thành tích phi thường, giúp ích cho nhiều người. Một số em 
HS có thể ngưỡng mộ ai đó như một người anh hùng của riêng mình. GV có thể gợi dẫn để 
các em thích thú với việc chia sẻ về người mà các em ngưỡng mộ. Hoạt động này cũng nhằm 
lưu ý các em: tiêu chuẩn đầu tiên để trở thành một người anh hùng thường là yếu tố thành 
tích phi thường, có ích lợi cho cộng đồng.
- HS trao đổi nhóm về từng nội dung được nêu trong SHS. GV có thể cho HS xem các 
đoạn phim ngắn hoặc các bài báo, các tranh ảnh minh hoạ,... kể về người anh hùng trong 
đời thường để gợi hứng thú cho các em. Dành thời gian cho từng nhóm hoặc từng cá nhân 
thiết kế bản giới thiệu ngắn về người anh hùng của các em, sau đó để các em giới thiệu với 
cả lớp.
Hoạt động Đọc văn bản
- HS cẩn được khuyến khích đọc VB trước khi đến lớp. Trên lớp, GV chọn một số đoạn 
tiêu biểu và yêu cầu một vài HS đọc diễn cảm trước lớp. Lưu ý quy trình đọc diễn cảm:
+ Căn cứ vào diễn biến sự kiện, đặc điểm nhân vật để hình dung cách đọc, giọng đọc, 
ngữ điệu,...
+ Chú ý các từ khó, những chỗ cần lưu ý hơn trong khi đọc.
- GV lưu ý trong khi đọc VB, HS chủ yếu sử dụng ba chiến lược: hình dung, theo dôi và 
tưởng tượng. Chiến lược hình dung giúp hình thành hình ảnh trong tâm trí HS, kết nối trí 
tưởng tượng của HS với những gì HS đang đọc; bước đầu chú ý vào những chi tiết hư cấu 
của truyện kể. Chiến lược theo dôi giúp HS nắm vững các sự kiện chính, ghi nhớ được diễn 
biến cầu chuyện. Riêng câu hỏi: Miếu thờ ban đầu trông như thế nào?, GV có thể cung cấp 
thêm cho HS những VB sớm nhất ghi chép về Thánh Gióng (như Việt điện u linh tập (Lý Tế 
Xuyên), An Nam chí lược (Lê Tắc), Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp),... đề tăng vốn 
trải nghiệm và hiểu biết cho HS.
- Thánh Gióng là một VB có nhiếu từ ngữ khó (từ Hán Việt, từ chỉ địa danh đã chuyển 
nghĩa, mang tính ước lệ). Những từ ngữ khó, ít gặp ở các VB khác đã được chú thích ở chân 
trang. Khi đọc lần đẩu tiên, người đọc có thể phải liếc mắt xuống phía dưới để hiểu nghĩa từ. 
Nhưng nếu đã chuẩn bị bài ở nhà, khi lên lớp, HS sẽ ít gặp khó khăn hơn. Tuy vậy, GV vẫn 
cần phải kiểm tra mức độ hiểu của HS về các từ ngữ khó (ví dụ: sứ giả, áo giáp, tâu, truyền, 
khôi ngô, phúc đức, thụ thai, phi,...ỵ
- GV cho HS tìm hiểu thêm về các dị bản của truyền thuyết Thánh Gióng, như bản kể 
trong sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi, bản kể trong sách 
Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1 - Văn học dân gian (Phong Châu kể) để HS hiểu bản kể 
trong SHS chỉ là một trong nhiều bản kể về người anh hùng Thánh Gióng.
Hoạt động Khám phá văn bản
Hệ thống câu hỏi sau khi đọc ở đây được chia theo các nhóm như sau: câu hỏi nhận biết 
(câu 1, 2); câu hỏi phân tích, suy luận (cầu 3) và câu hỏi đánh giá, vận dụng (câu 4, 5, 6). Tuỳ 
theo đối tượng HS, GV có thể kết hợp các câu hỏi này hoặc gia giảm phạm vi, độ khó để tạo 
thành những câu hỏi mới.
Cầu hỏi 1
- Trong các câu chuyện truyền thuyết, đề tài đánh giặc cứu nước là một đề tài lớn, 
cơ bản, xuyên suốt. Những câu chuyện như vậy, tất yếu thường mở đầu bằng bối cảnh: đất 
nước, xóm làng đang chìm trong đau thương của chiến tranh.
- Thánh Gióng là truyện tiêu biểu cho đề tài này. GV cần yêu cầu HS đọc kĩ hai đoạn 
mở đầu của VB trong SHS để xác định bối cảnh của câu chuyện:
+ Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu.
+ Không gian: không gian hẹp là một làng quê (làng Phù Đổng, GV lưu ý HS đọc chú 
thích về làng Phù Đổng); không gian rộng là bờ cõi chung của đất nước.
Trong khoảng thời gian và không gian đó đã xảy ra một sự việc: “giặc Ân đến xâm 
phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền sứ giả đi khắp nơi, tìm 
người tài giỏi cứu nước.”
Đây là tình huống khá điển hình ở các tác phẩm truyền thuyết: đất nước đối diện với 
một mối lâm nguy, thử thách to lớn: đánh đuổi giặc ngoại xám, giữ yên bờ cõi. Tại thời 
điểm này, lịch sử đòi hỏi phải có những cá nhân kiệt xuất, những người tài đánh giặc giúp 
dân cứu nước.
- Truyện Thánh Gióng có nhiều dị bản, trong đó có bản kể đưa tình huống này lên ngay 
đoạn mở đầu của tác phẩm, như VB sau đây, GV có thể giới thiệu để HS hiểu thêm về bối 
cảnh của câu chuyện:
“Tục truyến, đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân vào xâm lược nước ta, nhà vua rất lo 
ngại, bèn sai sứ giả đi khắp chợ cùng quê tìm người tài giỏi ra giúp nước.
Bấy giờ, ở Kẻ Đổng có một người đàn bà đã luống tuổi mà vẫn chưa có chồng. Một đêm, 
trời làm mưa lớn, sáng dậy bà ra vườn định hái cà, bỗng thấy một vết chân người rất to in 
hằn trên đất. Bà tò mò đặt chân ướm thử. Lạ thay, từ đó bà thụ thai. Vì quá xấu hổ, bà đã bỏ 
làng lên rừng ở. Sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, 
liền đặt tên là Gióng, rồi bế con về nhà. Vất vả, lam lũ, bà đâu có ngại. Bà chỉ buồn một nỗi 
bé Gióng của bà đã ba tuổi rồi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu là cậu nằm đấy...”
(Theo Truyện cổ xứ Bắc, Bảo tàng Hà Bắc xuất bản, 1990)
Câu hỏi 2
- GV yêu cẩu HS đọc kĩ đoạn đẩu và tìm ra những chi tiết liên quan đến sự ra đời của 
Thánh Gióng (GV có thể đặt ra các câu hỏi nhỏ để hướng dẫn các em):
+ Hai vợ chồng ông lão nhà nghèo, chăm làm ăn và có tiếng phúc đức, nhưng chưa có con.
+ Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân to hơn vết chân người thường.
+ Bà ướm thử vào vết chân, không ngờ vê' nhà đã thụ thai.
+ Sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một em bé mặt mũi rất khôi ngô.
+ Chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả, và cũng không nhích đi được 
bước nào, đặt đâu nằm đấy.
- GV có thể nêu vấn đề định hướng phản biện bằng cách đưa ra tình huống mới: sự việc 
Thánh Gióng ra đời có thể kể gọn lại như sau được không: “Ở một làng nọ, có hai vợ chồng 
sinh ra được một đứa con trai. Đứa bé bụ bẫm, đáng yêu, bi bô cười nói suốt ngày làm vui lòng 
bổ mẹ”? Cách kể này có những chi tiết gì khác với cách kể của truyến thuyết Thánh Gióng?
Thông qua việc giải quyết các yêu cầu trên, HS phát hiện ra những chi tiết thể hiện việc 
Thánh Gióng đã ra đời một cách kì lạ: mẹ Thánh Gióng chỉ vì ướm thử vào vết chân lạ mà 
mang thai Thánh Gióng. Đến khi Thánh Gióng sinh ra cũng không giống một đứa trẻ bình 
thường: đến ba tuổi cũng chẳng biết nói cười, đi lại, chỉ biết nằm một chỗ,...
- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng làm nổi bật tính chất khác thường, hé mở rằng đứa 
trẻ này không phải là một người bình thường. Điều này nằm trong mối liên kết xuyên suốt 
VB truyền thuyết kể về người anh hùng: ra đời một cách khác thường, kì lạ - lập nên những 
chiến công phi thường - và sau đó từ giã cuộc đời cũng theo một cách không giống người 
bình thường.
Vết chân khổng lồ (to hơn vết chân người thường) nơi đống ruộng tạo sự tò mò về chủ 
nhân của nó, như một dấu hiệu ám chỉ rằng vết chân ấy không phải của một người bình 
thường. Đó là sức mạnh vô hạn, bí ẩn của tự nhiên được hình tượng hoá. Một số truyền 
thuyết dân gian còn gắn vết chân này với hình tượng Đổng Thiên Vương là thần sấm, có 
thân hình khổng lồ, thích đi hái cà, mỗi lần đi để lại vết chân khổng lổ (xem Nguyễn Đổng 
Chi, Lược khảo v

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ngu_van_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_so.pdf