Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Cẩm Vân

Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Cẩm Vân

1. Mục tiêu: Đưa ra các tình huống có vấn đề để rút ra mục tiêu bài học.

2. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: GV chuẩn bị một đoạn video clip giới thiệu về khoa học tự nhiên.

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh theo dõi đoạn video clip giới thiệu. (3:16)

- Học sinh nêu được các đối tượng mà khoa học tự nhiên nghiên cứu.

- Giáo viên rút ra mục tiêu của bài học này.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Kể tên được một số đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên được chiếu trong video clip.

3. Sản phẩm học tập

 Câu trả lời của học sinh.

 

docx 25 trang Bảo Trúc 12/04/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Cẩm Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời lượng: 1 tiết
Ngày soạn: 1/6/2021
Lớp dạy: 
MỤC TIÊU BÀI DẠY
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
(STT) của YCCĐ
hoặc
dạng mã hoá của YCCĐ
(STT)
Dạng
Mã hoá
1. Năng lực KHTN
Nhận thức khoa học tự nhiên
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
(1)
KHTN.1.1
Tìm hiểu tự nhiên
Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì?
(2)
KHTN.2.2.1
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống.
(3)
KHTN.3.1
2. Năng lực chung
Tự chủ tự học
Chủ động tìm hiểu về Khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau.
(4)
TC.6.2
Giao tiếp và hợp tác
Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia.
(5)
GT.4.1
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
(6)
GQ.5.2
3. Phẩm chất chủ yếu
Nhân ái
Tham gia tích cực, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
(7)
NA.1.3
Chăm chỉ
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
(8)
CC.2.3
Trách nhiệm
Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên.
(9)
TN.3.1
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học
Giáo viên
Học sinh
Khởi động
(5 phút)
Hình ảnh, video clip

Hình thành kiến thức mới
(30 phút)


Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên
(15 phút)
Hình ảnh từ 1.1 đến 1.6 và thêm một số hình ảnh khác.
Phiếu học tập

Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của Khoa học tự nhiên 
(15 phút)
Hình ảnh từ 1.7 đến 1.10 Phiếu học tập

Luyện tập
(5 phút)

Hệ thống câu hỏi SGK
Bảng con, bút lông 
Vận dụng
(5 phút)
Hình ảnh hoặc video clip về hệ thống tưới nước tự động.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Có thể ghi ở dạng STT hoặc dạng mã hóa đối với YCCĐ)
Nội dung
dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá 

(STT)
Mã hóa




Hoạt động 1. Đặt vấn đề
(5 phút)
Biết được các vấn đề cần khám phá trong bài học
Mục tiêu của bài học.

- Dạy học trực quan.
- Kỹ thuật Động não - Công não
Câu trả lời của học sinh
Hoạt động 2. Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên
(15 phút)
(1)
KHTN.1.1
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
- Dạy học trực quan.
- Kỹ thuật: động não - công não
Câu trả lời của học sinh
(2)
(4)
(8)

KHTN.2.2.1
TC.6.2
CC.2.3
- Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì?
- Dạy học trực quan (quan sát hình ảnh)
- Dạy học nhóm.
- Kỹ thuật: động não - công não.

Phiếu học tập
Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên
(15 phút)
(3)
(5)
(6)
(7)

KHTN.3.1
GT.4.1
GQ.5.2
NA.1.3
Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống.
 
- Dạy học nhóm.
- Kỹ thuật: động não - công não.
- Kỹ thuật tia chớp.
Phiếu học tập

Hoạt động 4.
Luyện tập 
(3 phút)
(9)
TN.3.1
Luyện tập 
- PPDH: 
Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm
- Câu trả lời của học sinh.
Hoạt động 5.
Vận dụng
(7 phút)
(8)
CC.2.3
Vận dụng nội dung bài học. 
Dạy học trực quan.
Nêu và giải quyết vấn đề
Câu trả lời của HS.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1. Đặt vấn đề (5 phút)
1. Mục tiêu: Đưa ra các tình huống có vấn đề để rút ra mục tiêu bài học.
2. Tổ chức hoạt động:
* Chuẩn bị: GV chuẩn bị một đoạn video clip giới thiệu về khoa học tự nhiên.
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học sinh theo dõi đoạn video clip giới thiệu. (3:16)
- Học sinh nêu được các đối tượng mà khoa học tự nhiên nghiên cứu.
- Giáo viên rút ra mục tiêu của bài học này.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Kể tên được một số đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên được chiếu trong video clip.
3. Sản phẩm học tập
 Câu trả lời của học sinh.
4. Phương án đánh giá
GV đánh giá qua câu trả lời của HS.
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm khoa học tự nhiên (15 phút)
1. Mục tiêu: KHTN.1.1; KHTN.2.2.1; TC.6.2; CC.2.3
2. Tổ chức hoạt động 
* Chuẩn bị: 
GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
Phiếu học tập cho các nhóm (Phụ lục 1)
Hình ảnh về hoạt động đời sống hàng ngày và hoạt động nghiên cứu khoa học. (Tối đa 10 hình ảnh) 
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và dạy học trực quan, hình thức hoạt động nhóm.
- Học sinh quan sát một số hình ảnh và nhận biết đâu là hoạt động đời sống hàng ngày, đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Mỗi nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
- Học sinh tự nghiên cứu thông tin SGK/tr7 và trả lời câu hỏi “Môn Khoa học tự nhiên nghiên cứu, tìm hiểu điều gì?”
- Học sinh từ những đối tượng cụ thể đã kể tên ở phần khởi động sẽ phân chia vào các phân nhóm “sự việc”, “hiện tượng”, “quy luật tự nhiên” để rút ra khái niệm Khoa học tư nhiên.
- Học sinh trả lời câu hỏi “Khoa học tự nhiên là gì”
- GV nhận xét và tổng kết.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi nhóm học sinh thảo luận, quan sát và nhận biết các hình ảnh theo phân nhóm đã chia. (Thời gian 2 phút)
- Sau khi hết thời gian, các nhóm nộp phiếu học tập, một nhóm đại diện lên gắn các hình ảnh theo phân nhóm đã chia lên bảng. Các nhóm khác theo dõi và cho ý kiến.
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi. 
- Học sinh thi đua lên bảng gắn các thẻ hình ảnh theo phân nhóm đã chia. (Thời gian 3 phút)
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHẬN BIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Các nhóm quan sát và phân chia các hình ảnh dưới đây vào các nhóm hoạt động tương ứng.
Hình 1 Thả diều Hình 2 Lấy mẫu nước nghiên cứu
Hình 3 Gặt lúa Hình 4 Rửa bát, đĩa.
Hình 5 Hoạt động tập thể Hình 6 Làm thí nghiệm
Hình 7 NASA phóng tàu thăm dò sự sống Hình 8 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tham gia lên Hỏa tinh. thử nghiệm lâm sàng vaccin Nanocovax
Hình 9 Khám bệnh ở cơ sở y tế Hình 10 Bữa cơm gia đình.
Hoạt động đời sống 
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Hình 1, 3, 4, 5, 9, 10
Hình 2, 6, 7, 8
- Cá nhân học sinh thi đua với nhau thực hiện yêu cầu phân chia các đối tượng cụ thể vào các phân nhóm “sự vật”, “hiện tượng”, “quy luật tự nhiên”
Sự vật
Hiện tượng
Quy luật tự nhiên
Trái Đất
Cỏ
Cây
Con khỉ
Mưa
Gió
Mặt trời chiếu sáng
Tên lửa được phóng lên Hỏa Tinh
Ngáp khi mệt mỏi
Cười khi vui vẻ
Khóc khi buồn
3. Sản phẩm học tập
Câu trả lời cụ thể, phiếu học tập của các nhóm
4. Phương án đánh giá
Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 
Nội dung đánh giá
Câu hỏi đánh giá
Kết quả
Có
Không
Năng lực Khoa học tự nhiên
1. HS có nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học không?


2. HS có nêu ra được các đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên không?


3. HS có nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên không?


Năng lực chung
1. Học sinh có tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 


2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?


Phẩm chất
HS có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên?



Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên (15 phút)
Mục tiêu: KHTN.3.1; GT.4.1; GQ.5.2; NA.1.3
2. Tổ chức hoạt động:
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.
- Hình ảnh 1.7 đến 1.10.
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm. (Phụ lục 2)
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng dạy học hợp tác, dạy học trực quan, hình thức làm việc nhóm
- Các nhóm tiến hành làm việc nhóm và thảo luận về vai trò của khoa học tự nhiên bằng cách nối hoạt động thực tế với vai trò tương ứng.
- Ngoài những hoạt động trên, HS kể tên thêm một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của Khoa học tự nhiên.
- HS cho biết các hoạt động trên có tương ứng với vai trò nào?
- HS trả lời câu hỏi “Vai trò của Khoa học tự nhiên là gì?
- GV nhận xét và tổng kết
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 2. (Thời gian: 2 phút)
- Một nhóm đại điện lên bảng thực hiện yêu cầu. Các nhóm còn lại theo dõi và cho ý kiến.
- Cá nhân HS động não tìm và kể thêm một số hoạt động trong thực tế. Đồng thời, nêu vai trò tương ứng với hoạt động đó.
- Từ đó, HS nêu được các vai trò quan trọng của Khoa học tự nhiên.
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 2.
PHIẾU HỌC TẬP 2
VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Các nhóm hãy thảo luận và nối các hoạt động trong đời sống với vai trò tương ứng của khoa học tự nhiên.
Hoạt động trong thực tế

Vai trò của khoa học tự nhiên
Hình 1.7 Trồng dưa lưới
C
a/ Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Hình 1.8 Sản xuất phân bón
C
b/ Nâng cao nhận thực của con người về thế giới tự nhiên.
Hình 1.9 Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
C
c/ Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất và kinh doanh.
Hình 1.10 Giải thích hiện tượng nguyệt thực
B
d/ Chăm sóc sức khỏe con người.


e/ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Học sinh tìm và kể thêm một số hoạt động trong thực tế. Đồng thời, nêu vai trò tương ứng với hoạt động đó.
Nghiên cứu tách chiết và xử lý chất gel trong lá thuốc bỏng để trị bỏng: Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Chế tạo vaccin phòng ngừa Covid – 19: Chăm sóc sức khỏe con người.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
3. Sản phẩm học tập
 Câu trả lời của học sinh, các phiếu học tập của học sinh 
4. Phương án đánh giá
Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 
Nội dung đánh giá
Câu hỏi đánh giá
Kết quả
Có
Không
Năng lực Khoa học tự nhiên
1. HS có trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên với cuộc sống không?


2. HS có kể tên được các hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của Khoa học tự nhiên không?


Năng lực chung
1. HS có thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập không?


2. HS có làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia không?


Phẩm chất
HS tham gia tích cực, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân không?



Hoạt động 4. Luyện tập (3 phút)
1. Mục tiêu: TN 3.1
2. Tổ chức hoạt động
* Chuẩn bị: 
- Bảng con, bút lông (Mỗi HS tự trang bị)
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu cá nhân HS đọc câu hỏi và ghi đáp án đúng của các câu hỏi bài tập SGK/ tr 8.
- GV nhận xét và cho điểm cộng.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân HS ghi đáp án vào bảng con và đưa lên.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ học tập. 
Câu 1: B
Câu 2: D	
3. Sản phẩm học tập
- Câu trả lời của HS.
4. Phương án đánh giá
GV đánh giá qua câu trả lời của HS.
Hoạt động 5. Vận dụng (7 phút)
1. Mục tiêu: CC.2.3
2. Tổ chức hoạt động 
* Chuẩn bị:
- Hình ảnh và video hệ thống tưới rau tự động.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề, dạy học trực quan.
- GV giới thiệu với HS video hoặc hình ảnh về hệ thống tưới rau tự động .
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức về vai trò Khoa học tự nhiên trong cuộc sống để trả lời câu hỏi “Vai trò nào của Khoa học tự nhiên được áp dụng trong hoạt động trên?”
- GV nhận xét và tổng kết.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Cá nhân các HS cho ý kiến về vấn đề trên.
3. Sản phẩm học tập
Câu trả lời của HS.
4. Phương án đánh giá
GV đánh giá qua câu trả lời của HS.
NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
1/ Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
2/ Vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất và kinh doanh.
Chăm sóc sức khỏe con người.
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
BÀI 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời lượng: 2 tiết
Ngày soạn: 7/6/2021
Lớp dạy: 
MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
(STT) của YCCĐ
hoặc
dạng mã hoá của YCCĐ
(STT)
Dạng
Mã hoá
1. Năng lực KHTN
Nhận thức khoa học tự nhiên
Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.
(1)
KHTN.1.2
Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
(2)
KHTN.1.3
Phân biệt được các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
(3)
KHTN.1.3
Tìm hiểu tự nhiên
Tìm hiểu các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK.
(4)
KHTN.2.4.1
2. Năng lực chung
Tự chủ tự học
Chủ động tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau.
(5)
TC.1.1
Giao tiếp và hợp tác
Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh. 
(6)
GT.2.2.1
Trình bày được kết quả của nhóm trước lớp.
(7)
GT.2.1.4
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Thảo luận với các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên.
(8)
GQ.3.5.2
3. Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ
Chăm chỉ, tích cực tham gia tích cực, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
(9)
CC.3.2.1
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
(10)
CC.3.1.2
Trách nhiệm
Trung thực, cẩn thận và trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK
(11)
TN.5.3.2
Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
(12)
TN. 5.4.1
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học
Giáo viên
Học sinh
Tiết 1
Khởi động
(10 phút)
Trò chơi ô chữ

Hình thành kiến thức mới
(55 phút)


Hoạt động 1. Tìm hiểu một số lĩnh vực khoa học tự nhiên
(35 phút)
Nước vôi trong
Quả địa cầu
.
Tờ giấy 
Ống hút
Hạt đậu nảy mầm.
Đèn pin.
Tiết 2
Luyện tập 1
(5 phút)

Hình ảnh từ 2.3 đến 2.8

Hoạt động 2. Phân biệt vật sống và vật không sống
(20 phút)
Hình ảnh từ 2.9 đến 2.12
Phiếu học tập

Luyện tập 2 ( 10 phút)
Hệ thống câu hỏi SGK
Bảng con, bút lông
Vận dụng
(10 phút)
Video clip về hoạt động của Robot.


TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Có thể ghi ở dạng STT hoặc dạng mã hóa đối với YCCĐ)
Nội dung
dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá 

(STT)
Mã hóa



Tiết 1

Hoạt động 1. Khởi động
(10 phút)
Biết được các vấn đề cần khám phá trong bài học
Mục tiêu của bài học.

- Kỹ thuật trò chơi.
- Kỹ thuật tia chớp.
Bảng đáp án trò chơi ô chữ
Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số lĩnh vực khoa học tự nhiên
(35 phút)
(1)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
KHTN.1.2
KHTN 2.4.1
TC.1.1
GT.2.2.1
GT.2.1.4
GQ.3.5.2
CC.3.2.1
CC.3.1.2
TN.5.3.2

Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.
Tìm hiểu các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK.
- Dạy học nhóm.
- Dạy học thực hành thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm
Tiết 2
Hoạt động 3.
Luyện tập 1 ( 5 phút) 
(3)
(6)
(7)
(8)
(9)

KHTN.1.3
GT.2.2.1
GT.2.1.4
GQ.3.5.2
CC.3.2.1

Phân biệt được các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Dạy học trực quan (quan sát hình ảnh)
- Dạy học nhóm.
Phiếu học tập
Hoạt động 4. Phân biệt vật sống và vật không sống
(20 phút)
(2)
(6)
(7)
(8)
(9)
(12)

KHTN.1.3
GT.2.2.1
GT.2.1.4
GQ.3.5.2
CC.3.2.1
TN. 5.4.1

Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
- Dạy học nhóm.
- Kỹ thuật: động não - công não.
- Kỹ thuật tia chớp.
Phiếu học tập

Hoạt động 5.
Luyện tập 2
(10 phút)
(9)
CC.3.2.1
Luyện tập 
- PPDH: 
Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
- Câu trả lời của học sinh.
Hoạt động 6.
Vận dụng
(10 phút)
(12)
TN. 5.4.1

Vận dụng nội dung bài học vào vấn đề thực tế..
Dạy học trực quan.
Nêu và giải quyết vấn đề
Câu trả lời của HS.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động ( 10 phút)
1. Mục tiêu: Đưa ra các tình huống có vấn đề để rút ra mục tiêu bài học.
2. Tổ chức hoạt động:
* Chuẩn bị: GV chuẩn bị bảng phụ Trò chơi ô chữ.
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS tham gia chơi trò chơi Ô chữ.
- Gợi ý các ô chữ hàng ngang: Hoạt động nghiên cứu khoa học sau đây thuộc lĩnh vực nào?
Hàng ngang thứ nhất: Giải thích hoạt động của hiện tượng nguyệt thực.
Hàng ngang thứ hai: Làm thí nghiệm điều chế khí oxygen.
Hàng ngang thứ ba: Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của thang máy.
Hàng ngang thứ tư: Theo dõi cây trồng nuôi cấy mô trong nhà kính.
- Giáo viên rút ra mục tiêu của bài học này.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi khi chọn hàng ngang ô chữ và nghe câu hỏi để trả lời.
- HS sinh tìm ra ô chữ hàng dọc.
3. Sản phẩm học tập
 Câu trả lời của học sinh.
4. Phương án đánh giá
Câu trả lời của HS.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số lĩnh vực khoa học tự nhiên (35 phút)
Mục tiêu: KHTN.1.2; KHTN 2.4.1
TC.1.1; GT.2.2.1; GT.2.1.4; GQ.3.5.2; CC.3.2.1; CC.3.1.2; TN.5.3.2
Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị
GV: Nước vôi trong: 2 cốc; quả địa cầu: 2 quả
HS: 1 tờ giấy; 1 chiếc ống hút; cốc gieo đậu xanh nảy mầm (chuẩn bị ờ nhà); 1 cây đèn pin
Lưu ý: Nhóm nào được phân công thí nghiệm nào thì chuẩn bị dụng cụ cho thí nghiệm đó.
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia HS thành 8 nhóm để thực hành thí nghiệm và thảo luận. Mổi nhóm chọn 1 nhóm trưởng, 1 thư ký.
GV phân công các nhóm thực hành thí nghiệm tương ứng.
Nhóm 1, 2: Cầm 1 tờ giấy giơ lên cao và buông tay. Quan sát tờ giấy rơi xuống. (GV có thể gợi ý các nhóm cắt hình hoa hoặc gấp máy bay)
Nhóm 3,4: Dùng ống hút thổi một hơi vào cốc chứa nước vôi trong. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Nhóm 5, 6: Quan sát quá trính nảy mầm của hạt đậu. (Thực hiện trước ở nhà khoảng 1- 3 ngày.) Nếu không đủ thời gian, GV có thể cho xem video clip.
Nhóm 7, 8: Một HS chiếu đền pin vào quả địa cầu, một HS khác cho quả địa cầu quay. Mô tả chu kỷ ngày đêm.
Từ kết quả thảo luận, GV yêu cầu HS liệt kê các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên.
GV cho HS kể them một số hiện tượng thuộc các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm thực hiện thí nghiệm trong vòng 5 phút và hoàn thành phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TÌM HIỂU CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Các nhóm thực hiện thí nghiệm và trả lời các câu hỏi dưới đây. Đồng thời, các nhóm hãy cho biết các thí nghiệm trên thuộc lĩnh vực nào?
Thí nghiệm 1: Cầm tờ giấy giơ lên cao và buông tay. Tờ giấy sẽ có hiện tượng gì?
 .
Thí nghiệm 2: Sục khí carbon dioxide vào cốc chứa nước vôi trong. Cốc vôi trong thay đổi như thế nào?
 .
Thí nghiệm 3: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu. Hạt dậu phải có điều kiện gì để nảy mầm thành cây trưởng thành?
 .
Thí nghiệm 4: Một HS chiếu đèn pin vào quả địa cầu, một HS khác cho quả địa cầu quay. Mô tả chu kỳ ngày và đêm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận kết hợp biểu diễn lại thí nghiệm trước lớp.
Các nhóm khác nhận xét và chỉnh sửa nếu có.
HS liệt kê các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên.
Sản phẩm học tập
Đáp án phiếu học tập:
Thí nghiệm 1: Tờ giấy rơi từ từ đến khi chạm đất. – Lĩnh vực: Vật lý
Thí nghiệm 2: Nước vôi trong đục dần và xuất hiện kết tủa trắng không tan. Nếu tiếp tục thổi khí Carbon dioxide đến dư thì kết tủa tan dần, nước trở nên trong suốt. – Lĩnh vực: Hóa học
Thí nghiệm 3: Hạt đậu cần nước để nảy mầm thành cây trưởng thành. – Lĩnh vực: Sinh học
Thí nghiệm 4: Nhờ mặt trời mà trái đất mới có ban ngày và ban đêm. Nhưng mặt trời chỉ chiếu sáng được 1/2 bề mặt trái đất. Nên khi 1/2 bề mặt trái đất là ban ngày thì 1/2 còn lại là ban đêm và ngược lại. – Lĩnh vực: Khoa học trái đất và thiên văn học.
Các câu trả lời của HS.
Phương pháp đánh giá
Sử dụng công cụ thang đánh giá
Tiêu chí
Mức 5 – Làm được thành thạo
Mức 4 – Đã làm đúng
Mức 3 – Đã biết làm nhưng còn sai sót
Mức 2 – Đã làm được nhưng còn lúng túng
Mức 1 – Chưa làm được
Hiểu nội dung thí nghiệm.





Chuẩn bị được đồ dùng thí nghiệm.





Thực hiện được các bước thí nghiệm.





Sáng tạo khi thực hiện thí nghiệm.





Sử dụng công cụ đánh giá là bảng kiểm:
Nội dung đánh giá
Câu hỏi đánh giá
Kết quả
Có
Không
Năng lực Khoa học tự nhiên
1. Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.


2. Phân biệt được các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.


Năng lực chung
1. HS có thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập không?


2. HS có làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia không?


Trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.


Phẩm chất
HS tham gia tích cực, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân không?



Tiết 2
Hoạt động 3. Luyện tập 1 (5 phút)
Mục tiêu: KHTN.1.3; GT.2.2.1; GT.2.1.4; GQ.3.5.2; CC.3.2.1
Tổ chức hoạt động 
Chuẩn bị: Hình ảnh 2.3 đến 2.8. Phiếu học tập.
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 8 nhóm để thảo luận. Mổi nhóm chọn 1 nhóm trưởng, 1 thư ký.
GV tổ chức cho HS tiến hành thảo luận để hoàn thành phiếu học tập 2. 
GV nhận xét và đánh giá điểm số.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 2 trong thời gian 3 phút.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Hãy dựa vào kiến thức đã học về các lĩnh vực của khoa học tự nhiên ở tiết học trước, các em hãy xác định những hình ảnh sau đây thuộc lĩnh vực nào?
Hai nhóm có kết quả phiếu học tập nhanh nhất trình bày trước lớp.
Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu có)
Sản phẩm hoạt động
Đáp án phiếu học tập
Hình 2.3: Sinh học
Hình 2.4: Khoa học trái đất
Hình 2.5: Sinh học
Hình 2.6: Hóa học
Hình 2.7: Vật lý
Hình 2.8: Thiên văn học
Câu trả lời của HS.
Phương pháp đánh giá
GV đánh giá qua câu trả lời của HS.
Hoạt động 4. Phân biệt vật sống và vật không sống (20 phút)
Mục tiêu: KHTN.1.3; GT.2.2.1; GT.2.1.4; GQ.3.5.2; CC.3.2.1; TN. 5.4.1
Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị: Hình ảnh từ 2.9 đến 2.12; Phiếu học tập
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
GV chia HS thành 8 nhóm để thảo luận. Mổi nhóm chọn 1 nhóm trưởng, 1 thư ký.
GV tổ chức cho HS tiến hành thảo luận để hoàn thành phiếu học tập 3. 
GV nhận xét và đánh giá điểm số.
GV gợi ý HS tổng kết kiến thức.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 3 trong thời gian 3 phút.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
PHÂN BIỆT VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG
Các nhóm hãy quan sát hình 2.9 đến 2.12 và thảo luận để hoàn thành bảng dưới đây bằng cách đánh dấu P vào đặc điểm vật có và dấu O vào đặc điểm vật không có:
Vật
Lấy các chất cần thiết
Loại bò các chất thải
Lớn lên
Sinh sản
Vật sống
Vật không sống
2.9 Con gà






2.10 Cây cà chua






2.11 Đá sỏi






2.12 Máy tính






Hai nhóm có kết quả phiếu học tập nhanh nhất trình bày trước lớp.
Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu có)
Sản phẩm hoạt động
Đáp án phiếu học tập
Vật
Lấy các chất cần thiết
Loại bò các chất thải
Lớn lên
Sinh sản
Vật sống
Vật không sống
2.9 Con gà
P
P
P
P
P

2.10 Cây cà chua
P
P
P
P
P

2.11 Đá sỏi
O
O
O
O

P
2.12 Máy tính
O
O
O
O

P
Phiếu học tập của các nhóm.
Phương pháp đánh giá
Sử dụng công cụ bảng kiểm để đánh giá.
Nội dung đánh giá
Câu hỏi đánh giá
Kết quả
Có
Không
Năng lực Khoa học tự nhiên
Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.


Năng lực chung
1. HS có thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập không?


2. HS có làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia không?


Trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.


Phẩm chất
HS tham gia tích cực, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân không?



Hoạt động 5. Luyện tập 2 (10 phút)
Mục tiêu: CC.3.2.1
Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi SGK, bảng con, bút lông.
GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu cá nhân HS đọc câu hỏi và ghi đáp án đúng của các câu hỏi bài tập SGK/ tr 11.
- GV nhận xét và cho điểm cộng.
HS thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân HS ghi đáp án vào bảng con và đưa lên.
Sản phẩm học tập
Câu trả lời của HS
Câu 1:
Vật lý học: đạp xe để xe chuyển động; dùng cần cẩu nâng hàng, 
Hóa học: bón phân đạm cho cây trồng; quá trình lên men rượu; 
Sinh học: ghép cành, chiết cành; sản xuất phân vi sinh, 
Khoa học Trái Đất: dự báo thời tiết; cảnh báo lũ quét, sóng thần, sạt lỡ, 
Thiên văn học: quan sát hiện tượng nhật thực, nguyệt thực; 
Câu 2: C
Câu 3: Dựa vào đối tượng nghiên cứu để phân biệt khoa học về vật chất và khoa học về sự sống.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học về sự sống là các vật sống.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học về vật chất là các vật không sống.
Phương án đánh giá
GV đánh giá dựa trên câu trả lời của HS.
Hoạt động 6. Vận dụng (10 phút)
Mục tiêu: TN. 5.4.1
Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị: Video clip về hoạt động của Robot.
GV chuyển giao nhiệm vụ
GV giới thiệu cho HS đoạn clip về hoạt động của Robot. 
GV gợi ý cho HS vận dụng các đặc điểm của vật sống để nhận biết Robot là vật sống hay vật không sống? ( trao đổi chất; sinh trưởng và phát triển; sinh sản)
GV nhận xét và đánh giá điểm cộng cho HS.
HS thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân các HS cho ý kiến về vấn đề trên.
Sản phẩm học tập
Câu trả lời của HS
Phương án đánh giá
GV đánh giá thông qua câu trả lời của HS.

 NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
Lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính sau:
Vật lý học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động , lực, năng lượng và sự biến đổi
Hóa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
Sinh học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.
Khoa học trái đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển cùa nó.
Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
Vật sống và vật không sống
Vật sống : có sự trao đổi chất giữa môi trường bên trong với ngoài cơ thể; có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
Vật không sống: không có sự trao đổi chất; không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_nam_hoc_2021_2022_t.docx