Sách giáo viên Giáo dục công dân Lớp 6

Sách giáo viên Giáo dục công dân Lớp 6

1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

Đánh giá là quá trình thu thập, xử lí và phân tích thông tin về một vấn đề nhằm xác định các loại chỉ số (số lượng, chất lượng, giá trị) trong tương quan với mục tiêu đã đặt ra từ trước, từ đó đưa ra những nhận xét, cảnh báo, khuyến nghị,. giúp hoàn thiện, cải thiện, nâng cao chất lượng công việc. Đánh giá kết quả giáo dục nói chung và đánh giá kết quả giáo dục môn học cũng dựa trên nền tảng của quan điểm này về đánh giá.

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ HS đạt được về phẩm chất và năng lực so với các yêu cẩu cần đạt của mỗi lớp học, cấp học, nhằm ghi nhận sự tiến bộ và những điểm côn hạn chế của mỗi HS tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân. Đổng thời cung cấp thông tin để GV điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trình. Đánh giá kết quả giáo dục trong môn GDCD cũng tuân thủ yêu cầu này một cách nghiêm túc và toàn diện.

 

doc 125 trang Hà Thu 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo viên Giáo dục công dân Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Sách giáo viên
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Lời mở đầu
Sách giáo viên Giáo dục công dán 6 là một trong những sản phẩm mà tập thể tác giả sách giáo khoa Giáo dục công dán 6 đầu tư biên soạn để tạo ra những công cụ hiệu quả, đổng hành với thẩy, cô giáo dạy mòn Giáo dục công dân 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Sách bao gồm một số vấn để cơ bản của phương pháp, kĩ thuật dạy học Giáo dục công dân 6 cũng như những vấn để có liên quan về xây dựng kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 6 và có đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học này.
Để Sách giáo viên Giáo dục công dán 6 tăng tính hấp dẫn, thiết thực và hiệu quả cho việc dạy và học môn học này, nhóm tác giả đã khai thác:
Với phần nội dung chung, các vấn đề cơ bản đảm bảo phù hợp với định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, cụ thể, nhất quán với các chuyên đề bổi dưỡng phục vụ triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên cả nước.
ở mỗi bài học, chủ để cụ thể, nhóm tác giả tập trung khai thác cách thức tổ chức các hoạt động của giáo viên trên tinh thẩn lấy học sinh làm trung tâm. Cách thức tổ chức các hoạt động này được gợi mở trên tinh thẩn tương tác, thẩy cô có thể tiến hành dựa trên điểu kiện của địa phương hay những thế mạnh của mình. Ngoài ra, các hoạt động gợi mở để khai thác thay thê cũng là vấn đề mà các tác giả rất quan tâm để khai thác trong cuốn sách này.
Hi vọng, cuốn sách sẽ là người bạn đổng hành quan trọng cùng với quý thầy cô. Sách giáo viên Giáo dục công dân 6 sẽ là một gợi mở thú vị để quý thầy cô sẽ có thể khơi gợi nhiều ý tưởng hơn về việc triển khai dạy học Giáo dục công dân 6. Đây sẽ là điểm đến tạo ra cảm xúc tích cực và tình cảm với môn học này không chỉ với học sinh, giáo viên mà côn với cả tập thể tác giả. 
Mục lục
PHẦN MỘT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÉ DẠY HỌC MÔN
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
GDCD
: Giáo dục công dân
SGK
: Sách giáo khoa
GD&ĐT
: Giáo dục và Đào tạo
SGV
: Sách giáo viên
GV
: Giáo viên
THCS
: Trung học co sở
HS
: Học sinh
THPT
: Trung học phổ thông
SBT
: Sách bài tập
tr.
:Trang
PHẦN MỘT
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VÉ DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
VỊ TRÍ VÀ MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 (gồm Chương trình tổng thể và Chương trình các môn học), môn Giáo dục công dân (GDCD) được hợp thành từ 3 môn học ở 3 cấp học: Đạo đức (cấp Tiểu học), Giáo dục công dân (cấp Trung học cơ sở (THCS)) và Giáo dục Kinh tế và Pháp luật (cấpTrung học phổ thông (THPT)).
ởcâpTHCS, mòn GDCD giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh (HS) tiếp cận hai mục tiêu nhằm hình thành, phát triển ý thức và các chuẩn mực thái độ, hành vi của người công dân:
Giúp HS có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đở người khác; tự giác, tích cực học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống.
Giúp HS có tri thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật; đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; thực hiện được các công việc để đạt mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân; biết cách thiết lập, duy trì mói quan hệ, hoà hợp với những người xung quanh, thích ứng với xã hội biến đổi và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống của cá nhân, cộng đổng phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đổng, quy định của pháp luật và lứa tuổi.
YÊU CÃU CẦN ĐẠT CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn GDCD một mặt cùng các mòn học, hoạt động giáo dục khác góp phần giúp HS hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo); mặt khác tập trung giúp HS hình thành, phát triển các năng lực đặc thù của môn học (năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội).
Ở cấpTHCS,yêu cấu cần đạt vể các năng lực đặc thù được Chương trình mòn học quy định như sau:
Năng lực điều chỉnh hành vi
ứ. Nhận thức chuẩn mực hành vi
Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó.
Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
Nhận biết được mục đích, nội dung, phương thức giao tiếp và hợp tác trong việc đáp ứng các nhu cẩu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Đánh giá hành vi của bản thán và người khác
Đánh giá được tác dụng và tác hại của thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và người khác trong học tập và sinh hoạt.
Đổng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi tích cực; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực về đạo đức và pháp luật.
Đánh giá được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm và thái độ của đối tượng giao tiếp; khả năng của bản thân và nguyện vọng, khả năng của các thành viên trong nhóm hợp tác.
Điều chỉnh hành vi
-Tự thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; phê phán những hành vi, thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại.
Tự điểu chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi; sống tự chủ, không đua đòi, ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, càn quấy, không làm những việc xấu (bạo lực học đường, mắc các tệ nạn xã hội,...); biết rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, hướng đến các giá trị tốt đẹp.
Tự thực hiện và giúp đỡ bạn bè thực hiện được một số hoạt động cơ bản, cần thiết để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
-Tiết kiệm tiền bạc, đổ dùng, thời gian, điện nước; bước đẩu biết quản lí tiền, tạo nguồn thu nhập cá nhân và chi tiêu hợp lí.
Năng lực phát triển bản thân
Tự nhận thức bản thán
Tự nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và các quan hệ xã hội của bản thân.
Lập kế hoạch phát triển bản thân
Xác định được lí tưởng sổng của bản thân; lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện, kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn.
Xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân với sự tư vấn của thầy, cô giáo và người thân.
Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân
Kiên trì hoàn thành mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện; tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
-Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã để ra.
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh té - xã hội
Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế -xã hội
Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật.
-Nhận biết được một sổ hiện tượng, sự kiện, vấn để của đời sống xã hội liên quan đến đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống và kinh tê phù hợp với lứa tuổi.
Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin để tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tê phù hợp với lứa tuổi.
Tham gia hoạt động kinh tế - xã hội
Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề thường gặp hoặc một số vấn đề về đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tê phù hợp với lứa tuổi trong những tình huống mới của cá nhân, gia đình, cộng đổng.
Hình thành, duy trì được mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh và thích ứng được với xã hội biến đổi.
Nêu được tình huống có vấn đề; hình thành được ý tưởng mới trong học tập và cuộc sóng; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đạo đức, kĩ năng sóng, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
Biết lắng nghe và phản hổi tích cực trong giao tiếp; đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao; khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong hợp tác giải quyết các vấn đề học tập, lao động và hoạt động cộng đổng.
NỘI DUNG GIÁO DỤC CÔNG DĂN
Ở cấpTHCS, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn GDCD quy định nội dung giáo dục gồm:
Giáo dục đạo đức: trọng tâm là các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
Giáo dục kĩ năng sống: trọng tâm là các kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân và tự bảo vệ;
Giáo dục kinh tế: chủ yếu là hoạt động tiêu dùng;
Giáo dục pháp luật: chủ yếu là quyền và nghĩa vụ công dân.
Trên cơ sở này, nội dung dạy học mòn GDCD 6 được quy định qua 12 bài học cụ thể: 1) Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ; 2) Yêu thương con người; 3) Siêng nàng, kiên trì; 4) Tôn trọng sư thật; 5) Tự lập; 6) Tựnhận thức bản thán; 7) ứng phó với tình huống nguy hiểm; 8) Tiết kiệm; 9) Công dán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 10) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam, 11) Quyền cơ bản của trẻ em, 12) Thực hiện quyển trẻ em.
CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC CÔNG DÀN 6
Để quá trình tổ chức các hoạt động dạy học được thuận lợi, phù hợp với khả năng nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của HS và thời lượng tiết học ỞTHCS, đồng thời đảm bảo thể hiện chính xác, đầy đủ, rõ ràng nội dung và mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt vể phẩm chất, năng lực HS của chương trình, từ 10 chủ đề trong chương trình, sách giáo khoa (SGK) GDCD 6 được chia thành 12 bài học. Cụ thể:
Bài 1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Bài 2. Yêu thương con người
Bài 3. Siêng năng, kiên trì
Bài 4. Tôn trọng sự thật
Bài 5. Tựlập
Bài 6. Tự nhận thức bản thân
Bài 7. ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài 8. Tiết kiệm
Bài 9. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Bài 11. Quyền cơ bản của trẻ em
Bài 12. Thực hiện quyền trẻ em
Như vậy:
-Thời lượng giáo dục đạo đức: 2 bài mỗi bài 2 tiết và 3 bài mỗi bài 3 tiết = 13 tiết (khoảng 37% tổng thời lượng);
-Thời lượng giáo dục kĩ năng sống: 1 bài X 3 tiết và 1 bài X 4 tiết = 7 tiết (khoảng 20% tổng thời lượng);
-Thời lượng giáo dục kinh tế: 1 bài X 3 tiết = 3 tiết (khoảng 8% tổng thời lượng);
-Thời lượng giáo dục pháp luật: 1 bài mỗi bài 3 tiết và 3 bài mỗi bài 2 tiết = 9 tiết (khoảng 25% tổng thời lượng);
Theo cách thiết kế trên, câu trúc nội dung và phân bố thời lượng dạy học trong SGK GDCD 6 đáp ứng quy định của chưong trình. Tuy nhiên, đây chỉ là câu trúc và phân bố mang tính định hướng. Khi thực hiện, GV có thể căn cứ vào yêu cẩu cần đạt đã quy định trong chưong trình và năng lực thực sự của HS cũng như thực tế dạy học ở mỏi lớp để chủ động thiết kế kế hoạch dạy học, sắp xếp nội dung và phân bó thời lượng một cách thích hợp.
CẤU TRÚC BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Dựa trên co sở Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đỏng quốc gia thẩm định SGK Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/ĨT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 (sau đây viết gọn là Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK): "Cấu trúc bài học trong SGK bao gồm các thành phần cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng" (mục 2, Điều 7), bài học trong SGK GDCD 6 bao gồm 4 thành phần cơ bản: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.
Khởi động: là hoạt động nhằm kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của HS, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
Khám phá: là hoạt động giúp HS tự nhận thức, tự chiếm lĩnh kiến thức mới hoặc hình thành nhận thức mới đúng hơn, tốt hơn, chính xác hơn về một vấn đề thông qua hệ thống các câu hỏi/giải pháp/tình huống phù hợp với nội dung và mức độ yêu cẩu cẩn đạt đã được quy định trong chương trình.
Luyện tập: là hoạt động giúp HS củng cố, mở rộng, phát triển kiến thức, nhận thức vừa khám phá và rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống phù hợp với nội dung và mức độ yêu cẩu cần đạt đã được quy định trong chương trình.
Vận dụng: là hoạt động giúp HS bước đầu vận dụng kiến thức, kĩ năng đã khám phá và luyện tập để giải quyết một số vấn đề trong thực tế gia đình, nhà trường và xã hội phù hợp với nội dung và mức độ yêu cầu cần đạt đã được quy định trong chương trình.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Định hướng chung
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn GDCD đã giới thiệu một cách khái quát 4 nguyên tắc giáo dục phù hợp với đặc trưng môn học, đó là:
Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để HS khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống HS trong việc phân tích, đối chiếu, minh hoạ để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để HS tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực trong môn GDCD, trên cơ sở đó hình thành phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai.
Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn GDCD như: giải quyết vấn để, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu gương; trải nghiệm; xử lí tình huống; thảo luận nhóm; sắm vai; dự án; thực hành,...
Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho HS khi triển khai môn GDCD.
Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội khi tổ chức dạy học mòn GDCD.
Từ những nguyên tắc trên, giáo viên (GV) có thể nhận thức rõ hơn về phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học thông qua mòn GDCD với các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, thay cho cách tiếp cận "HS biết cái gì từ những điểu đã học?", Chương trình Giáo dục phổ thông hiện nay chú trọng đến mục tiêu"HS làm được gì từ những điều đã học?"; do vậy, tinh thẩn của dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực được vận dụng trong môn GDCD là phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân HS, giúp HS tự tìm tòi, khám phá tri thức dựa trên khả năng, sở thích và mối quan tâm riêng của mình, giúp HS làm chủ tri thức và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, thúc đẩy tư duy sáng tạo, phản biện và khả năng giải quyết vấn để, nhấn mạnh đến các tình huống thực tế cuộc sống và thông qua kĩ năng giải quyết các tình huống đó, tạo điều kiện để HS có thể rút ra kinh nghiệm và kiến tạo tri thức GDCD cho riêng mình.
Thứ hai, những yêu cẩu cơ bản đối với phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ứng dụng trong môn GDCD là: Quá trình dạy học môn GDCD được tổ chức thành các hoạt động học tập trên cơ sở phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn;
-Trong quá trình dạy học môn GDCD, GV tổ chức hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải chỉ biết kiến thức, kĩ năng chuyên biệt của mòn học;
Mục tiêu dạy học của môn GDCD là nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; tạo điểu kiện để HS biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó phát triển được những năng lực cần thiết trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Đây cũng chính là hướng đích đến chuẩn đầu ra một cách chặt chẽ và khoa học.
Thứ ba, để đáp ứng những yêu cầu cơ bản trên, bản chất của đổi mới phương pháp dạy học trong việc dạy môn GDCD không phải thể hiện ở chỏ GV có ý thức, khả năng, điều kiện vận dụng các phương pháp, phương tiện, biện pháp dạy học hiện đại hay không mà là ở thực tiễn hành động của người GV GDCD là: các phương pháp, phương tiện, biện pháp dạy học đó có Ưu tiên cho việc tích hợp, thực hành vận dụng kiến thức - kĩ năng, gắn các nội dung học tập với trải nghiệm của HS, đặt HS vào các tình huống của thực tiễn đời sống để yêu cấu phát biểu suy nghĩ, cảm xúc và đề xuất các giải pháp hành động,... cũng nhưcó phải hành động phù hợp hay không.
Nói cách khác, đổi mới phương pháp dạy học mòn GDCD không phải là đánh giá xem phương pháp đó là truyền thống hay hiện đại mà là sự vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện dạy học và hiệu quả của nó đối với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học theo các yêu cầu cần đạt do chương trình đề ra. Khi GV tổ chức các hoạt động học tập môn GDCD cho HS theo tinh thẩn chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tưduy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học tập theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại, các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin nhưng vẫn kết hợp hài hoà với các phương pháp dạy học truyền thống,... thì khi đó mới có thể nói được là GV đã thực sự đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD nói riêng.
Định hướng dạy học theo SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Khi sử dụng SGK GDCD 6, trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, GV cần chú ý thêm một số điểm sau:
- SGKGDCD 6 khai thác kênh chữ và kênh hình với nhiều tính chất, nội dung, chức năng khác nhau (minh hoạ nội dung, diễn tả tình huống,...). GV cẩn hiểu được tính chất, nội dung, chức năng của từng hình ảnh, chuỗi hình ảnh để có hướng khai thác một cách chính xác và hiệu quả nhất.
SGK GDCD 6sử dụng câu hỏi ở các mức độ khác nhau (nhận biết, lựa chọn đúng/sai, phân biệt lợi ích/tác hại của ứng xử theo chuẩn mực hành vi/không theo chuẩn mực hành vi,...). GV cấn phân biệt tính chất, độ khó của câu hỏi và chủ động quan sát lớp học để kịp thời gợi ý, hỗ trợ HS trả lời, không để HS bị áp lực khi khám phá nội dung bài học và không để lớp rơi vào những khoảng trống nặng nề.
SGK GDCD 6 có khai thác một số hoạt động sắm vai để giúp HS luyện tập thực hành một cách sinh động, hấp dẫn. GV cần chủ động tổ chức để HS có sự chuẩn bị (hoặc gợi mở HS tự chuẩn bị) về đạo cụ, trang phục, không gian,... để hoạt động này có thể diễn ra nhanh gọn, an toàn và hấp dẫn, đúng mục tiêu.
SGKGDCD 6 có một số hoạt động thảo luận, chia sẻ. GV cẩn chú ý đến việc linh hoạt trong cách chia nhóm (nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm cố định, nhóm ngẫu nhiên, nhóm theo giới tính, nhóm theo sở thích,... và luân phiên, linh hoạt); theo dõi và phát triển các quan hệ giao tiếp, hợp tác cũng như các biểu hiện của sự nhường nhịn, hoà nhã; khuyến khích HS đề xuất và trao đổi, lựa chọn cách xử lí đối với một số tình huống cụ thể, gần gũi với đời sống và phù hợp với HS,... để quá trình dạy học môn GDCD đổng thời đạt được nhiều mục tiêu.
Ngoài ra, vì chương trình môn GDCD, cũng như chương trình các mòn học khác, đéu được xây dựng theo hướng mở (chỉ quy định những yêu cẩu cần đạt và những nội dung dạy học cơ bản, cốt lõi nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt) cho nên trong quá trình sử dụng SGKGDCD ố này, căn cứ vào yêu cầu cẩn đạt của chương trình, GV hoàn toàn có thể chủ động, sáng tạo trong việc mở rộng, thay thế một số phương thức khác của một vài hoạt động trong chủ đề,... trên tinh thần đúng yêu cẩu cần đạt, phù hợp với đặc điểm HS, đảm bảo tương thích với chủ để và đạt hiệu quả dạy học cao nhất.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
Đánh giá là quá trình thu thập, xử lí và phân tích thông tin về một vấn đề nhằm xác định các loại chỉ số (số lượng, chất lượng, giá trị) trong tương quan với mục tiêu đã đặt ra từ trước, từ đó đưa ra những nhận xét, cảnh báo, khuyến nghị,... giúp hoàn thiện, cải thiện, nâng cao chất lượng công việc. Đánh giá kết quả giáo dục nói chung và đánh giá kết quả giáo dục môn học cũng dựa trên nền tảng của quan điểm này về đánh giá.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ HS đạt được về phẩm chất và năng lực so với các yêu cẩu cần đạt của mỗi lớp học, cấp học, nhằm ghi nhận sự tiến bộ và những điểm côn hạn chế của mỗi HS tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân. Đổng thời cung cấp thông tin để GV điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trình. Đánh giá kết quả giáo dục trong môn GDCD cũng tuân thủ yêu cầu này một cách nghiêm túc và toàn diện.
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ HS đạt được về phẩm chất và năng lực so với các yêu cẩu cần đạt của mỏi lớp học, cấp học nhằm ghi nhận sự tiến bộ và những điểm côn hạn chế của mỗi HS tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân; đổng thời cung cấp thông tin để GV điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trình. Đánh giá kết quả giáo dục trong môn GDCD cũng tuân thủ yêu cầu này một cách nghiêm túc và toàn diện.
Thời lượng dành cho đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Giáo dục công dân là 10% trong tổng số 35 tiết ở khối lớp 6 (tương đương với 4 tiết). Nội dung là đánh giá cuối học kì và cuối năm học.
Mục tiêu đánh giá
Đánh giá kết quả GDCD là hoạt động thu thập thông tin và so sánh mức độ đạt được của HS so với yêu cẩu cấn đạt của môn học nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự tiến bộ của HS, mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình để trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động dạy học và cách tổ chức quản lí nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Nguyên tắc đánh giá
- Khi đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập của môn GDCD, cóng cụ đánh giá chỉ nên là những bài trắc nghiệm vừa sức, chủ yếu để HS lựa chọn phương án đúng/ sai, nên/không nên, đổng tình/không đổng tình, có lợi/có hại,...
- Đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập của môn học GDCD cẩn kết hợp với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, hoạt động tập thể.
- Đánh giá quá trình học tập môn học GDCD trên lớp cẩn kết hợp với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của HS trong quá trình sinh hoạt ở nhà và tham gia các hoạt động cộng đồng.
- Kết quả đánh giá toàn diện HS ở môn học GDCD phải là sự kết hợp của các loại hình đánh giá: GV đánh giá, HS tự đánh giá bản thân, HS đánh giá lẫn nhau, phụ huynh đánh giá con em,...; trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất.
Hình thức đánh giá
Đánh giá thường xuyên
Đánh giá thường xuyên là một hình thức đánh giá trong dạy học mòn GDCD được thực hiện qua từng hoạt động, tiết học, bài học. Như vậy, mỗi HS đều được đánh giá một cách thường xuyên, bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra liên tục, xuyên suốt.
Mục đích của đánh giá thường xuyên là giúp GV, HS xác định được mức độ được giáo dục của từng HS trên co sở đối chiếu với mục tiêu, các yêu cầu cần đạt theo chưong trình môn Giáo dục công dân, từ đó tác động phù hợp nhằm giúp các em tiến bộ không ngừng, góp phẩn nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình này.
Trong đánh giá thường xuyên mòn GDCD, ngoài GV, cả HS cũng tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau nhằm tạo ra sự thống nhất. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, côn có sự tham gia của các lực lượng giáo dục, trước hết là gia đình. Chính sựtham gia này của các lực lượng giáo dục giúp cho việc đánh giá trở nên khách quan hon nhờ HS được đánh giá mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ, liên quan đến những bài học GDCD về mối quan hệ với gia đình, sự đánh giá của gia đình về việc HS thực hiện hành vi là cực kì quan trọng.
Nội dung đánh giá thường xuyên trong dạy học môn GDCD gổm:
Các biểu hiện về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù theo chương trình quy định theo từng bài học.
Các yêu cẩu cẩn đạt theo từng nội dung, bài học được quy định trong chương trình môn học.
Những nội dung này được cụ thể hoá bằng mục tiêu của từng bài GDCD, thậm chí mục tiêu của từng hoạt động được tổ chức theo bài GDCD đó.
Ngoài ra, đánh giá thường xuyên côn quan tâm đến quá trình HS hoạt động, nhất là tư duy, để đạt được kết quả hoạt động (kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ).
Do đó, khi đánh giá HS, GV cẩn căn cứ vào mục tiêu hoạt động, mục tiêu bài học, đối chiếu với kết quả, tính đến các điều kiện thực hiện để xác định được mức độ được giáo dục của từng em.
Trong đánh giá thường xuyên, GV nhất thiết phải vận dụng phối hợp các phương pháp đánh giá khác nhau, nhờ đó việc đánh giá mới bảo đảm tính khách quan, nhất là đánh giá hành vi của HS. Bởi vì, các bài học GDCD liên quan đến các mối quan hệ đa dạng của các em, trong đó có nhiều mối quan hệ ngoài nhà trường - gia đình, hàng xóm láng giềng, công trình công cộng, môi trường,.... Khi đó, việc HS thực hiện hành vi đạo đức không có mặt của thầy, cô giáo. Và, nhờ sự vận dụng phối hợp các phương pháp, cộng với sựtham gia của các lực lượng giáo dục, cùng với tự đánh giá của HS thì hành vi của các em mới có thể được đánh giá khách quan.
Sau khi có được thông tin chính xác và đẩy đủ về kết quả học tập môn GDCD của mỗi HS, GV cần dự kiến và tiếp tục tác động đến HS nhằm giúp từng em khắc phục những hạn chê để đạt được những yêu cẩu theo bài học và tiến bộ. Theo quy định hiện hành, hình thức đánh giá thường xuyên của môn GDCD là bằng nhận xét, không cho điểm. Ngoài ra, trong quá trình đánh giá thường xuyên, tuỳ tính chất bài GDCD, GV cẩn liên hệ và phối hợp với các lực lượng giáo dục, nhất là gia đình, nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục.
Đánh giá định kì
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đánh giá định kì đối với môn GDCD được thực hiện vào bốn thời điểm: giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học.
Nội dung đánh giá định kì bao gồm:
Các biểu hiện về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù theo chưong trình quy định theo các nội dung, bài đã học.
Các yêu cấu cần đạt theo các nội dung, bài đã học được quy định trong chưong trình môn học.
Trên co sở đánh giá thường xuyên, đối chiếu mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kết quả đạt được của HS với mục tiêu, yêu cẩu cẩn đạt của chưong trình mòn GDCD, GV đưa ra đánh giá cá nhân HS theo một trong các mức sau:
Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn GDCD.
Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu học tập của mòn GDCD.
Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn GDCD.
Bên cạnh đó, GV cũng cần ghi nhận sự tiến bộ của HS sau một thời gian học tập (học kì, năm học).
Những phưong pháp kiểm tra, đánh giá thường được vận dụng trong đánh giá định kì môn GDCD là vấn đáp, kiểm tra viết.
Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành ngày 12- 12-2011 về Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và THPT và Thông tư 26/2020/ TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HSTHPTban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12-12-2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, thì việc kiểm tra, đánh giá môn GDCD 6 được kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập:
- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cẩu vể chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ đối với từng chủ để thuộc mòn GDCD quy định trong Chưong trình Giáo dục phổ thông 2018 do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành;
Đánh giá bằng nhận xét sự tiên bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS trong quá trình học tập mòn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chưong trình Giáo dục phổ thông 2018 do Bộ trưởng Bộ GD&ĐTban hành.
Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của HS không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn GDCD theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kì tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
Mục đích cuối cùng của mòn GDCD là hình thành và phát triển các chuẩn mực hành vi cho HS. Do vậy, cẩn đánh giá cả về nhận thức và về hành vi thực hiện bài học của HS trong cuộc sống hằng ngày ở nhà trường, gia đình và cộng đồng, trong đó đặc biệt coi trọng việc đánh giá hành vi của HS.
Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Giáo dục công dân 6
Tìm hiểu bài kiểm tra tự luận
Bài kiểm tra tự luận là một phương pháp kiểm tra viết nhằm kiểm tra, đánh giá bài làm của HS như nhớ lại, sắp xếp lại, vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào việc suy luận, giải quyết những vấn đề theo yêu cầu của câu hỏi kiểm tra (như trình bày, giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, làm bài tập thực hành,...). Phương pháp này giúp GV làm rõ không chỉ kết quả học tập môn GDCD, mà côn quá trình HS tư duy trong việc giải quyết các vấn để của câu hỏi, bài tập đặt ra trong quá trình học tập môn học này.
Bài kiểm tra tự luận thường được vận dụng để kiểm tra, đánh giá trong, sau khi GV tiến hành một hoạt động, tiết học, bài học.
Có thể sử dụng bài kiểm tra tự luận để kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS. Cụ thể, đối với kiểm tra, đánh giá kiến thức, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến sự cần thiết (ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện và tác hại của việc làm trái với bài học) và cách thực hiện (những hành vi, công việc cần làm, những hành động cần tránh theo bài học GDCD quy định).
Đối với kiểm tra, đánh giá kĩ năng, HS cẩn đánh giá hành vi (xác định hành vi đó là đúng hay sai và giải thích vì sao) hay xử lí tình huống (nêu cách xử lí tình 

Tài liệu đính kèm:

  • docsach_giao_vien_giao_duc_cong_dan_lop_6.doc