Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Trung học Cơ sở trong bộ môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Trung học Cơ sở  trong bộ môn Ngữ văn

Một số biện pháp tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ văn

3.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học, người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật dạy học trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.

3.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm và dạy học cá thể là những hình thức dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng.

Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.

3.3. Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Người học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.

Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn.

Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.

 

docx 11 trang tuelam477 5241
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Trung học Cơ sở trong bộ môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THCS TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN 
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Trong xu thế chung của nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện nay, giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang thực hiện bước chuyển đổi từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh học như thế nào, vận dụng được cái gì qua việc học. Chính vì vậy, yêu cầu của đổi mới giáo dục là phải thực hiện thành công việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời cũng chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các
hoạt động dạy học.
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục cần có nhận thức đúng đắn về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổ mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, từ năm học 2020-2021 toàn ngành Giáo dục sẽ tiến hành đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thổng cũng như là đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học là vô cùng cần thiết. Trong đó, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực học sinh. Bởi dạy văn là dạy kĩ năng đọc - hiểu, nghe, nói, viết, hướng tới khám phá cái hay, cái đẹp từ những tác phẩm văn chương nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho các em tri thức hiểu biết và làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng các em tới Chân – Thiện - Mĩ là những giá trị đích thực của cuộc sống.
Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên chúng ta đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công nhất định. Đây là điều quan trọng làm tiền đề để chúng ta tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học. 
Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp tại trường THCS, chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự học của học sinh là chưa nhiều mà còn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thật sự khách quan (chủ yếu là tái hiện kiến thức). Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. 
Quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn tại trường TH&THCS Triệu Thượng cũng không nằm ngoài những thực trạng nêu trên. Đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn của nhà trường có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với học sinh, luôn chịu khó tìm tòi, đổ mới sáng tạo để có những bài giảng hay, lí thú và hấp dẫn cho các em. Tuy nhiên giáo viên vẫn chưa có giải pháp hiệu quả nhằm kích thích năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực cảm thụ văn chương cho các em dẫn đến phần lớn các em học sinh vẫn đang còn thu động trong học tập bộ môn Ngữ văn.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn chuyên đề Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua môn Ngữ văn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn cho học sinh THCS hiện nay.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Thực trạng dạy học văn trong nhà trường hiện nay
1.1. Đối với người học
Môn ngữ văn có vai trò trang bị cho học sinh những giá trị chân, thiện, mĩ trong cuộc sống. Vì vậy, giáo viên phải là người truyền lửa cho tâm hồn các em bằng những bài học hay, những giờ học lí thú và bổ ích. Hiện nay, nhận thức của các em về môn Ngữ văn đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, nhiều em đã thực sự có niềm đam mê với văn học bởi chính văn học đã làm cho các em biết sống yêu thương, sống sẽ chia và hi sinh vì người khác. Đó là điều mà bất kì một người giáo viên dạy văn nào cũng cảm thấy tự hào.
Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cũng như sự trao đổi, phản ảnh của nhiều đồng nghiệp trực tiếp dạy học bộ môn Ngữ văn hiện nay, trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chúng ta nhận thấy một thực trạng đáng buồn về chất lượng dạy học Ngữ văn. Khảo sát nhiều bài kiểm tra của nhiều học sinh cho thấy các em viết sai chính tả là lỗi phổ biến nhất. Những lỗi chính tả thường gặp là tên riêng không viết hoa, rất nhiều bài văn từ đầu đến cuối không có dấu chấm câu, hoặc có chăng cũng là dùng dấu câu tùy tiện không theo quy luật nào, không phù hợp với cách diễn đạt. Nhiều từ đơn giản các em vẫn viết không đúng. Cùng với đó là lỗi dùng từ, đặt câu 
Học sinh trong quá trình tạo lập văn bản thì viết câu sai cấu trúc ngữ pháp, sai lô-gich diễn đạt, nhiều câu văn của học sinh diễn đạt lủng củng, mơ hồ, không rõ nghĩa Điều đó cho thấy học sinh chưa nắm vững kiến thức bộ môn, chưa biết vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.
Có một thực tế hiện nay là rất ít học sinh biết rung động trước những tác phẩm văn chương hay. Do vậy, khi làm bài học sinh còn suy luận chủ quan, dung tục hóa văn chương. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh làm bài sai kiến thức cơ bản. Tình trạng “Lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” không phải là không phổ biến. Học sinh nhầm chi tiết của tác phẩm này với tác phẩm khác, sai tên tác giả, tác phẩm, lẫn lộn nhà văn này với nhà văn khác. Để dẫn đến những tồn tại trên, ngoài việc có một bộ phận nhỏ ngữ liệu được lựa chọn đưa vào sách giáo khoa còn vượt quá ngưỡng tiếp nhận của học sinh thì nguyên nhân cơ bản là thuộc về phía người dạy và người học.
Đa phần học sinh THCS học tập môn Ngữ văn là rất thụ động. Các em không quan tâm đến các hoạt động để tự tìm đến tri thức mà quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì mà giáo viên đã giảng. Điều này khiến các em không phát huy được sự sáng tạo, biến người học thành nô lệ của sách vở, quen suy nghĩ, diễn đạt bằng ý vay mượn, lời sẵn có của người khác. Vì chưa có hào hứng, chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy rất khó khăn.
Nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn và việc học lệch để vì mục đích thi cử. Số đông học sinh và cả định hướng của phụ huynh là tập trung vào các môn học tự nhiên để sau này thi cử thuận lợi còn học môn Ngữ văn chỉ là đủ điểm lên lớp.
1.2. Đối với người dạy
Đa số giáo viên Ngữ văn hiên nay đều được đào tạo bài bản, có năng lực, tâm huyết với nghề, trách nhiệm cao với công việc, có ý thức cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo được hứng thú cho học sinh, phát huy hiệu quả những giờ dạy học văn trên lớp. 
Tuy nhiên, bên cạnh đó một số giáo viên vẫn còn dùng phương pháp dạy học một chiều: thầy giảng, trò lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều thầy giảng là đủ. Thầy giáo chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình đến học sinh. Vì vậy giờ học tác phẩm văn chương vẫn chưa thu hút được sự chú ý và cộng tác của người học, gây cho một bộ phận học sinh tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn chương. 
2. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
2.1. Thế nào là năng lực?
Năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lý các kiến thức, kĩ năng, thái độ một cách có hứng thú để hành động có hiệu quả trong các tình huống đa dạng trong cuộc sống.
2.2. Đặc trưng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:
Một là, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai là, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, sáng tạo.
Ba là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp giữa GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn là, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải, đáp án mẫu, theo hướng dẫn tìm ra được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
2.3. Các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học Ngữ văn
Trong định hướng phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông hiên nay, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ văn học là năng lực mang tính đặc thù của môn học; ngoài ra các năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực tự học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung dạy học của môn học.
2. 3.1. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt 
Tiếng Việt chính là công cụ để chúng ta giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong học tập. Vì vậy bộ môn Ngữ văn phải có nhiệm vụ trang bị cho học sinh khả năng sử dụng tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả trong tình huống giao tiếp.
Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở cả 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
Chẳng hạn sau khi học xong các truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng hay Thầy bói xem voi ta có các thành ngữ tương ứng, giáo viên phải là người khơi gợi để học sinh hiểu được ý nghĩa của các thành ngữ này và biết cách vận dụng linh hoạt trong khi giao tiếp. Đó chính là góp phần làm cho năng lực giao tiếp tiếng Việt của các em được nâng cao và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2.3.2. Năng lực cảm thụ văn học 
Cảm thụ văn học chính là sự phát hiện và cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học cả về giá trị nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm, hay trong một từ ngữ, một hình ảnh có giá trị thẫm mĩ của một câu văn, câu thơ.
Học sinh phải có khả năng phát hiện, đánh giá và thưởng thức cái đẹp trong văn học và cuộc sống, biết làm chủ cuộc sống, biết làm chủ cảm xúc của bản thân, biết hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện.
Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học, biết rung cảm, hướng thiện, vận dụng được những giá trị thẩm mĩ mà văn học đã mang lại trong thực tế cuộc sống.
Học sinh có năng lực cảm thụ văn chương tốt thì mới hiểu được ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ và mới thấy được nét đẹp của thơ văn, làm cho tâm hồn các em thêm phong phú.
Chẳng hạn, qua truyện cổ tích Thạch Sanh, học sinh có thể phát hiện và nêu được ý nghĩa giàu giá trị nhân văn đằng sau các chi tiết kì ảo như tiếng đàn Thạch Sanh, niêu cơm Thạch Sanh, 
2.3.3. Năng lực tư duy sáng tạo 
Không phải cứ nhắc đến năng lực tư duy sáng tạo là cần phải có những sản phẩm hay, mới lạ, độc đáo. Sáng tạo trong dạy học Ngữ văn cũng không đòi hỏi thầy cô và các em phải có những sáng kiến, phát hiện mới mẽ, cao siêu và những đóng góp lớn lao. Mà cốt lõi ban đầu là hướng dạy học Ngữ văn đến sự suy nghĩ độc lập, mang tính cá thể, có cái tôi riêng của các em và có thể vận dụng những kiến thức và kĩ năng đó vào những tình huống khác nhau trong bộ môn cũng như trong cuộc sống, tránh đi cách học không chú ý đến nội dung mà chỉ góp nhặt những câu văn cũ của người khác trong lối học văn xưa nay. 
Giáo viên phải biết khuyến khích những khả năng tu duy sáng tạo tự nhiên hợp với lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng của các em. Đôi khi cũng cần phải quên đi những tư tưởng khoa học cao siêu mà chỉ đơn giản là sự tư duy sáng tạo từ cái nhìn rất con người, rất trẻ con – vụng về nhưng rất thật trong cuộc sống và có thể rất khác với người lớn.
Các thầy cô có thể khuyến khích các em những suy nghĩ tự do và sáng tạo hợp với tuổi mình, chạm đến những vấn đề gần gũi với sự trải nghiệm với các em như tình bạn, gia đình, vấn đề phát triển bản thân... 
Giáo viên khơi gợi ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ những gì đã có trong văn bản ngôn từ của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi có khả năng tạo được tâm lí thoải mái trong tư duy của các em khi tiếp cận tác phẩm ở các dạng câu hỏi từ khái quát đến cụ thể, từ khẳng định đến gợi mở, định hướng. 
2.3.4. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Trong quá trình học tập môn Ngữ văn, học sinh có thể phát hiện và giải quyết một số tình huống có vấn đề về nội dung và nghệ thuật; những vấn đề trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm; những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn bản nói và viết; 
Ví dụ: Tại sao Thạch Sanh luôn bị lừa mà không hề oán giận? Có phải Thạch Sanh không biết căm thù? Nếu em là Thạch Sanh, em sẽ làm gì? 
Với những câu hỏi đó, giáo viên có thể cho học sinh tự do nêu lên chính kiến của mình, khuyến khích các em trình bày trước tập thể để có sự tranh luận giữa các bạn trong lớp. Điều đó vừa tạo không khí học tập sôi nổi, vừa giúp các em mạnh dạn tự tin khi đứng trước các tình huống có vấn đề mà GV hoặc các ban khác đưa ra.
2.3.5. Năng lực hợp tác - phối hợp
Trong hoạt động dạy học thì một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác, bàn bạc thảo luận để cùng nhau giải quyết. Vì vậy làm việc theo nhóm là một kĩ năng vô cùng cần thiết trong quá trình dạy học.
Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiều bài học, điều quan trọng ta phải chú ý là đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề tài có tính phức hợp, có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ của nhiều người. 
Ví dụ: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường? Lại có gì khác thường? Trong truyện cổ tích thần kì, xuất xứ kì lạ đó có tác dụng như thế nào?
2.3.6. Tự quản bản thân 
Tự quản bản thân thực chất là một kĩ năng sống mà không phải ai cũng có thể có được. Tự quản bản thân là phải biết làm chủ cảm xúc, làm chủ suy nghĩ và hành động của mình hướng vào mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh. 
Học sinh phải tự đánh giá, điều chỉnh hành động phù hợp với những tình huống mới, biết xác định các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiết trong những tình huống của cuộc sống.
Ví dụ: Từ hình tượng con hổ trong truyện Con hổ có nghĩa, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ và tình cảm giữa người với người trong cuộc sống?
2.3.7. Năng lực tự học
Môn Ngữ văn, với nhiều vấn đề, hiện tượng xã hội, nhiều tác giả, tác phẩm thầy trò không thể giải quyết hết trên lớp được. Một tiết học đôi khi giáo viên không cần đi theo tiến trình dạy học một cách chi tiết. Có khi chỉ cần bám sát một nội dung trọng điểm nào đó đắt giá để dạy là có thể giúp các em hình thành các kĩ năng và khắc sâu kiến thức một cách hiệu quả. Phần còn lại giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho các em tự học, tự tìm hiểu. Việc làm việc độc lập sẽ giải quyết được nhiều nội dung, bộc lộ được nhiều kĩ năng hơn trong một khoảng thời gian ngắn, trong đó các em phát huy rõ nhất là sự suy nghĩ độc lập sáng tạo của mình. 
3. Một số biện pháp tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ văn
3.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học, người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật dạy học trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.
3.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm và dạy học cá thể là những hình thức dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. 
Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.
3.3. Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Người học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. 
Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. 
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.
3.4. Vận dụng dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. 
Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. 
3.5. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan trong dạy học. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử, mạng trường học kết nối, 
3.6. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy,...
3.7. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Chẳng hạn dạy một tiết giảng văn không thể không dùng phương pháp giảng bình. Chính những đoạn giảng bình sẽ làm cho học sinh hiểu sâu hơn và cảm nhận dược đầy đủ hơn vẻ đẹp của các tác phẩm văn học.
3.8. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập riêng mang tính đặc trưng của bộ môn.
III. KẾT LUẬN
Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Đây là vấn đề chúng tôi và đồng nghiệp tiếp tục tìm hiểu và vận dụng nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong giờ học Ngữ văn trong thời gian tới.
IV. TIẾT DẠY MINH HỌA
Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm
CON HỔ CÓ NGHĨA
(Truyện trung đại Việt Nam)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện Con hổ có nghĩa.
- Sơ bộ hiểu được đặc điểm và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại.
- Kể lai được nội dung câu chuyện.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Biết cách vận dụng yếu tố hư cấu vào kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng tình cảm, yêu thương và giúp đỡ con người
- Thích học môn Ngữ văn.
4. Năng lực cần phát triển
* Năng lực chung:
- Năng lực tư duy.
- Năng lực tưởng tượng và sáng tạo.
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác – phối hợp
* Năng lực đặc thù.
- Năng lực đọc - hiểu
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ
- Năng lực diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, máy tính, bảng phụ, bút lông, 
2. Học sinh
- Học bài cũ, nghiên cứu bài mới và soạn bài.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm 
- Kĩ thuật: Động não, kĩ thuật trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích?
2. Bài mới	
a. Đặt vấn đề
GV chiếu slide video con hổ đang săn mồi
	GV yêu cầu HS nêu ý kiến nhân xét của mình về con vật này.
	GV khái quát: Con hổ được mệnh danh là chúa tể rừng xanh, nó được xem là con vật hung dữ, là kẻ sát nhân máu lạnh. Thế nhưng trong bài học hôm nay các em sẽ có thêm những nhận thức khác về loài vật này. Chúng ta cùng vào bài mới “Con hổ có nghĩa”.
b. Triển khai các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV chiếu slide giới thiệu về tác giả Vũ Trinh, tác phẩm Lan Trì kiến văn lục
HS nghe và ghi nhớ những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm
GV hướng dẫn cách đọc, gọi HS đọc văn bản
GV chiếu slide hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích (phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS)
GV: Văn bản thuộc thể lạo nào? Trình bày hiểu biết của em về thể loại đó?
HS dựa vaog chí thích (*) ở SGK để nêu
GV chiếu slide đặc điểm thể loại truyện trung đại cho HS xem
GV kết luận đặc điểm truyện trung đại
GV: Có thể chia VB làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?
HS nêu theo hiểu biết
HS khác nhận xét
GV chiếu slide về bố cục của truyện, ghi nội dung chính lên bản.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Vũ Trinh (1759-1828)
- Quê: Bắc Ninh
- Ông là người thông minh, đỗ đầu kì thi Hương năm 17 tuổi.
b. Tác phẩm
- Tác phẩm Con hổ có nghĩa trích trong tập Lan Trì kiến văn lục: (chép những chuyên nghe và thấy ở Lan Trì). Đây là tập truyện truyền kì bằng chữ Hán do ông viết trong thời kì ở ẩn ở Hồ Sơn (Nam Định) những năm 1793-1794 cuối đời Tây Sơn.
2. Đọc – tìm hiểu chú thích
3. Thể loại: Truyện trung đại
- Thời gian: TK X đến hết TK XIX
- Truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán
- Nội dung cốt truyện đơn giản song mang tính giáo huấn cao.
- Có truyện có yếu tố hư cấu; có truyện gần với kí (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép sự thật)
4. Bố cục
- Có thể chia truyện thành hai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “thế mới sống qua được” ⟹ Truyện con hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều.
+ Đoạn 2: Còn lại ⟹ Truyện con hổ và bác tiều Mỗ ở Lạng Giang.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
II. Tìm hiểu chi tiết VB
HS thảo luận nhóm với các nội dung cụ thể sau: (Năng lực hợp tác- phối hợp) 
GV: Sau khi trao đổi, thảo luận xong yêu cầu nhóm 1,2 trình bày nội dung 1; nhóm 3,4 trình bày nội dung 2
GV chiếu slide nội dung thảo luận nhóm cho HS quan sát
Nội dung 1: Con hổ đực trong câu chuyện thứ nhất đã gặp phải tình huống gì? Nó đã làm gì trong tình huống đó? Em có nhận xét gì về con hổ đực và cách trả ơn của nó với bà đỡ Trần? Trước hành động của con hổ đực, bà đỡ Trần đã có thái độ và hành động như thế nào? 
Nội dung 2: Hổ trán trắng đã gặp phải tình huống gì? Ai là người đã giúp hổ qua con nguy kịch? Hổ trán trắng đã làm gì để trả ơn bác tiều? Qua đó em có nhận xét gì về con hổ trán trắng và cách trả ơn của nó?
1. Con hổ với bà đỡ Trần
a. Con hổ:
- TH: hổ cái đang đau đẻ
- Hành động: 
+ Gõ cửa, xông tới cõng bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái.
+ Cầm tay bà đỡ Trần rõ nước mắt.
+ Mừng rỡ, đùa giỡn với con
+ Đào bạc tặng bà đỡ Trần
+ Cúi đầu tiễn biệt, gầm lên
=> Đối với đồng loại: hết lòng vì hổ cái, yêu thương con. Đối với bà đỡ Trần thì lễ phép ân nghĩa, thắm tình lưu luyến trong phút chia tay => Có tình có nghĩa
=> Chỉ trả ơn một lần.
b. Bà đỡ Trần
- Thái độ: Run sợ.
- Hành động: Giúp hổ cái sinh con
=> Có tấm lòng nhân từ, giàu tình thương
2. Con hổ với bác tiều mỗ
- Tình huống: Con hổ bị hóc xương, đau đớn, vật vã, máu me, nhớt dãi trào ra 
-> Nguy hiểm đến tính mạng.
- Hành động
Bác tiều
Con hổ
- Dùng tay thò vào cổ họng, móc xương ra 
-> Dũng cảm, cao đẹp
- Hổ trả ơn bác tiều:
+ Đem nai đến.
+ Khi bác mất, hổ nhảy nhót, chạy quanh quan tài.
+ Ngày giỗ: đem dê, lợn đến.
-> Ân nghĩa, thủy chung với ân nhân. 
=> Trả ơn mãi mãi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV chiếu slide yêu cầu HS trao đổi theo cặp nội dung các câu hỏi sau: (Năng lực hợp tác – Phối hợp)
Câu 1: Nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng trong văn bản Con hổ có nghĩa là gì? Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó?
Câu 2: Tại sao tác giả lại dựng lên truyện là con hổ có nghĩa mà không phải là con người có nghĩa? Qua đó em rút ra được bài học gì? (Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề)
GV: Hãy tìm cấc câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ân tình, ân nghĩa, lòng biết ơn trong cuộc sống? (năng lực liên hệ, liên tưởng)
HS: - Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 - Uống nước nhớ nguồn
 - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 - Tôn sư trọng đạo
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Nhân hóa: Con hổ có suy nghĩ, hành động, tình cảm như co người 
=> câu chuyên sinh động hấp dẫn
2. Ý nghĩa
- Con hổ là con vật được xem là hung ác mà nó c

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nan.docx