Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập vẽ kỹ thuật môn Công nghệ Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập vẽ kỹ thuật môn Công nghệ Lớp 8

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các nghành công nghiệp nh: Cơ khí , điện ngày càng phát triển và ứng dụng rộng rãi. Mọi sản phẩm của các nghành công nghiệp từ dụng cụ, máy móc đến các thiết bị đều phải căn cứ theo bản vẽ kỹ thuật để tiến hành chế tạo, lắp ráp, vận hành, sữa chữa .

Qua đó ta thấy đợc việc trang bị kiến thức về vẽ kỹ thuật rất cần thiết cho mỗi ngời chúng ta, nhất là đối với những ngời theo ngành nghề kỹ thuật.

 Phân môn học Vẽ kỹ thuật công nghệ 8 đòi hỏi trí tởng tởng không gian, là môn học góp phần cho học sinh hình thành tính năng động, sáng tạo, tiếp cận với tri thức khoa học và định hớng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này.

 Thực tế cho thấy, phần vẽ kỹ thuật là một phần học tơng đối khó, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức hình học không gian. Phần vẽ kỹ thuật môn công nghệ 8 phân bố ở kỳ I, trong khi đó kiến thức hình học không gian môn hình học 8 bắt đầu học ở kỳ II nên giáo viên giảng dạy môn này và học sinh gặp không ít khó khăn.

 Ngoài ra, một số trờng giáo viên còn dạy chéo môn, cơ sở vật chất cha đáp ứng đợc nhu cầu dạy học.

 

doc 16 trang tuelam477 5540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập vẽ kỹ thuật môn Công nghệ Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO AN LÂM
 Sáng kiến kinh nghiệm
 Chủ đề: Một số bài tập vẽ kỹ thuật môn công nghệ 8 
 An Lõm, ngày 02 tháng 3 năm 2013
 I-Đặt vấn đề:
 Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các nghành công nghiệp như: Cơ khí , điện ngày càng phát triển và ứng dụng rộng rãi. Mọi sản phẩm của các nghành công nghiệp từ dụng cụ, máy móc đến các thiết bị đều phải căn cứ theo bản vẽ kỹ thuật để tiến hành chế tạo, lắp ráp, vận hành, sữa chữa .
Qua đó ta thấy được việc trang bị kiến thức về vẽ kỹ thuật rất cần thiết cho mỗi người chúng ta, nhất là đối với những người theo ngành nghề kỹ thuật.
 Phân môn học Vẽ kỹ thuật công nghệ 8 đòi hỏi trí tưởng tưởng không gian, là môn học góp phần cho học sinh hình thành tính năng động, sáng tạo, tiếp cận với tri thức khoa học và định hướng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này.
 Thực tế cho thấy, phần vẽ kỹ thuật là một phần học tương đối khó, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức hình học không gian. Phần vẽ kỹ thuật môn công nghệ 8 phân bố ở kỳ I, trong khi đó kiến thức hình học không gian môn hình học 8 bắt đầu học ở kỳ II nên giáo viên giảng dạy môn này và học sinh gặp không ít khó khăn.
 Ngoài ra, một số trường giáo viên còn dạy chéo môn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học.
 Là một giáo viên kỹ thuật công nghiêp, qua những năm học tập ở trường chuyên nghiệp và qua quá trình giảng dạy ở trường THCS, tôi tìm hiểu và đưa ra một số bài tập nhằm giúp học sinh rèn luyện thêm kỹ năng làm bài tập vẽ kỹ thuật. Bởi vậy nên tôi chọn đề tài “Một số bài tập vẽ kỹ thuật môn công nghệ 8” 
II- Giải quyết vấn đề:
 Để làm tốt các bài tập vẽ kỹ thuật đòi hỏi học sinh phải tư duy, có trí tưởng tượng, đồng thời phải nắm vững kiến thức cơ bản vẽ kỹ thuật như: Khái niệm hình chiếu, mặt phẳng chiếu, hướng chiếu, cách phân tích hình dạng vật thể 
 Bài tập 1: Hãy vẽ hình chiếu của các vật thể sau (hướng chiếu A,B,C).
Trong đó: A là hướng chiếu nhìn từ trước tới 
 B là hướng chiếu từ phía trên xuống
 C là hướng chiếu từ trái sang phải
1. Vật thể đơn giản:
 a-Vật thể là hình hộp chữ nhật
-Hình chiếu đứng: Chiếu theo hướng từ trước tới( hướng A) lên mặt phẳng chiếu đứng ta thấy mặt trước của hình hộp. Vì vật thể không có kết cấu phức tạp bên trong nên trên hình chiếu không dùng nét đứt. Ta có hình chiếu đứng dạng hình chữ nhật có kích thước chính là kích thước các cạnh của mặt trước hình hộp.
-Hình chiếu bằng: Nhìn từ trên xuống( hướng B) ta thấy mặt trên hình hộp.Hình chiếu bằng có kích thước và hình dạng của mặt trên hình hộp.
-Hình chiếu cạnh: Chiếu từ trái sang( hướng C) ta thấy mặt bên của hình hộp. Trên mặt phẳng chiếu cạnh cóà kich hình dạng và kích thước của mặt bên
b- Vật thể là hình lăng trụ đều
Theo hướng chiếu như trên, khi ta nhìn từ trước tới ta thấy 2mặt trước của hình lăng trụ. Vậy ta có hình chiếu đứng dạng hình chữ nhật có chiều rộng c, dài b và cạnh a đi qua trung điểm c, c( với a=b=d, c=c)
Chiếu từ trên xuống ta thấy hình chiếu bằng dạng tam giác của đáy.
Chiếu từ trái sang ta thấy một mặt bên của hình lăng trụ trên mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh có kích thước và hình dạng của mặt bên đó.
c- Vật thể dạng khối tròn xoay ( hình trụ)
 Khi ta chiếu hình trụ lên 3 mặt phẳng chiếu. Theo hướng chiếu từ trước tới lên mặt phẳng chiếu đứng ta có hình chiếu đứng ta có hình chiếu đứng là hình chữ nhật có chiều rộng bằng đường kính đáy, chiều dài chính là chiều cao hình trụ.
 Theo hướng chiếu từ trên xuống lên mặt phẳng chiếu bằng ta có hình chiếu bằng dạng hình tròn của đáy.
 Theo hướng chiếu từ tráI sang ta có hình chiếu cạnh bằng hình chiếu đứng nên trên bản vẽ kỹ thuật nếu 2hình chiếu có hình dạnh và kích thước như nhau ta có thể bỏ 1hình chiếu( hình chiếu cạnh hoặc hình chiếu bằng )
2) Vật thể có hình dạng phức tạp
 a)
 Đối với vật thể có kết cấu bên trong phức tạp, một số hướng chiếu ta không nhìn thấy kết cấu phức tạp bên trong. Phần không nhìn thấy ( phần khuất) trên bản vẽ kỹ thuật được vẽ bằng nét đứt.
 Theo hướng chiếu từ trước tới ( hướng A) lên mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng thu được dạng mặt trước của vật thể trên. Chiếu từ trên xuống( hướng B) lên mặt phẳng chiếu bằng ta thấy được mặt trên của hình, có kết cấu bên trong lõm vào ta không thấy được nên được vẽ bằng nét đứt và được gióng từ trên hình chiếu đứng xuống.
Chiếu theo hướng tráI sang lên mặt phăng chiếu cạnh ta thấy mặt trên của hình, phần bên trong không nhìn thấy nên ta biểu diển bằng nét đứt và gióng từ hình chiếu đứng sang.
 b)
 c)
 Chiếu vật thể lên 3mặt phẳng chiếu ta được: Chiếu theo hướng A lên mặt phẳng chiếu đứng có hình dạng và kích thước mặt trước của vật thể.
 Chiếu theo hướng B ta được hình chiếu bằng có dạng hình chữ nhật có chiều rộng và chiều dài của đáy. Đường nét liền đi qua 2 cạnh va song song với chiều dài hình chữ nhật chính là đường phía trên được chiếu và in xuống. Hai đường song song bằng nét đứt thể hiện giới hạn rộng và dài của phân lõm bị khuất ở phía dưới.
 Chiếu từ trái sang theo hướng C ta được hình ciếu cạnh có dạng mặt bên của vật thể. Đường nét đứt thể hiện chiều dài và giới hạn chiều cao của phần lõ bị khuất.
Bài tập 2: Cho các hình chiếu 1, 2, 3 của vật thể. Hãy ghi tên gọi các hình chiếu và hướng chiếu vào bảng sau:
Hình chiếu
Tên hình chiếu
Hướng chiếu
1
Hình chiếu đứng
Từ trước tới
2
Hình chiếu bằng
Từ trên xuống
3
Hình chiếu cạnh
Từ trái sang phải
 Bài này yêu cầu phải đặt và quan sát vật thể, chiếu theo hướng A, B, C để xác định được các hình chiếu vật thể rồi đe so sánh với các hình chiếu trên bản vẽ. Từ đó ta xác định được hhình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
 Chiếu theo hướng A ta được hình chiếu 1 chính là hình chiếu đứng( hướng từ trước tới).Chiếu theo hướng B ta hình chiếu 2( bóng mặt trên in xuống). Chiếu theo hướng C ta được hình 3 ( bóng mặt bên phần dưới và ặt bên phần trên)
Bài tập 3: 
Đọc các bản vẽ hình chiếu 1,2,3 (hình1). Hãy đành dấu x vào bảng 1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ với vật thể A,B,C từ các khối hình học cơ bản nào bằng cách đánh dấu x vào bảng 2.
Bảng 1
Bản Vẽ Vật thể
A
B
C
1
2
3
 Từ bản vẽ 1, 2, 3 ta hình dung ra vật thể hoặc từ các vật thể A, B, C ta vẽ hình chiếu sau đó đối chiếu với các bản vẽ. Tiếp đến đánh dấu (x) để chỉ rõ sự tương quan giữa bản vẽ với vật thể.
 Để xác định được hình dạng vật thể , ta quan sát từng phần vật thể, phân tích và xác định được hình dạng từng phần tạo thành vật thể rồi đánh dấu (x) vào bảng.
Bảng 2
Vật thể
Khối hình học
A
B
C
Hình hộp chữ nhật
Hình trụ
Hình cầu
III- Kết thúc vấn đề:
 Trong quá trình giảng dạy tôi đã đưa ra một số bài tập vẽ kỹ thuật từ dễ đến khó phù hợp với nội dung vẽ kỹ thuật môn công nghệ 8 thì thấy các em có tiến bộ nhiều, tư duy nhanh hơn, kỹ năng vẽ hình chiếu của các em được nâng lên.
 Phần vẽ kỹ thuật là phần học khó nhất trong môn công nghệ 8. Để đạt được kết quả cao ngoài việc rèn luyện kỹ năng làm bài tập thì giáo viên phải làm đồ dùng để sử dụng. Bên cạnh đó kết hợp phương tiện dạy học như máy chiếu, các hình ảnh trực quan thì bài học sẽ sôi động hơn và gần với thực tế hơn. Nhờ đó học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn, kết quả giảng dạy sẽ nâng cao hơn.
 Hiện nay các đồ dùng để sử dụng giảng dạy giảng dạy môn công nghệ 8 đang còn thiếu nhiều như: Vật mẫu, phòng thực hành, tranh ảnh 
Vậy kính mong các cấp và nhà trường trang bị nhiều hơn đồ dùng của môn học, đầu tư thời gian nhiều hơn cho môn học này.
Trên đây là những kinh nghiệm giảng trong phần Vẽ kỹ thuật môn học công nghệ 8. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
 Thạch hội; ngày 02 tháng 03 năm 2011
Bài tập 1: Hãy vẽ hình chiếu của các vật thể sau (hướng chiếu A,B,C).
Trong đó: A là hướng chiếu nhìn từ trước tới 
 B là hướng chiếu từ phía trên xuống
 C là hướng chiếu từ trái sang phải
1. Vật thể đơn giản:
 a- Vật thể là cái nêm

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_ve_ky_thuat_mon_cong_ng.doc