Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6+7+8+9

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6+7+8+9

I. Đọc hiểu văn bản: ( 6 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.”

 ( Trích” Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

 

doc 142 trang haiyen789 26931
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6+7+8+9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẦY CÔ VUI LÒNG THAM GIA NHOSMFB: TÀI LIỆU ÔN HSG NGỮ VĂN 6.7.8.9 ĐỂ TẢI CÁC TÀI LIỆU CHO TIỆN A.
THAM KHẢO TÀI LIÊU VAN 6
(Bộ đề: 90 đề 230 trang, tặng TL ôn 373 tr, đề đọc hiểu, giao án5HĐ, phụ đạo)
 PHẦN 1. Một số đề tham khảo
 PHẦN 2: TÀI LIỆU ÔN TẬP, BỒI DƯỠNG
PHẦN 3: GIÁO ÁN PỤ ĐẠO
PHẦN 1. Một số đề tham khảo
Đề 2:
ĐỀ BÀI
I. Đọc hiểu văn bản: ( 6 điểm)
 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.”
	( Trích” Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
 Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong Văn Thơ thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?.
II. Tập làm văn ( 14 điểm)
 Câu 1.(4 điểm)
Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ sau:
“ Cháu nằm trên lúa
 	Tay nắm chặt bông
 	Lúa thơm mùi sữa
 	Hồn bay giữa đồng 
 	Lượm ơi, còn không?”
( Trích “Lượm” - Tố Hữu)
 Câu 2. (10 điểm)
 	Chúng ta đang bước vào cuộc sống với công nghệ máy móc tự động hóa cao. Một trong những điển hình tiêu biểu của khoa học công nghệ là phát minh ra người máy (robot). Từ phòng thí nghiệm cho đến các nhà máy, nhà hàng, bệnh viện,... rất nhiều robot đang hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là hai ví dụ tiêu biểu:
 “ Cô người máy Chihira Aico - Nhật Bản trông sống động như thật với làn da silicon mịn màng. Cô gái robot này hiện đang làm nhân viên lễ tân mitsukoshi, cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Với nụ cười thường trực trên môi Chihira Aico không bao giờ tỏ vẻ chán nản khi chào đón khách hàng tới cửa hiệu.”
 “Chú robot Pepper có chiều cao 140 cm và được trang bị các bánh xe với khung thân hình màu trắng, có một màn hình gắn trên ngực và có đầu tròn. Mặc dù phát âm vẫn còn đôi chút rời rạc và các bước di chuyển chưa thật dứt khoát, nhưng người máy Pepper có thể nhận biết giọng nói của con người với 20 ngôn ngữ khác nhau, cũng như phân biệt được giọng nói của nam giới, nữ giới và trẻ nhỏ. Robot chịu trách nhiệm tiếp đón người bệnh là trẻ em và người già nhà tại 2 Bệnh viện lớn là Estend và Liege của nước Bỉ”
 Em hãy tưởng tượng mình được đến nơi làm việc một trong hai người máy đáng yêu này và viết bài văn miêu tả lại hình ảnh của người máy và không khí nơi làm việc của họ?
- Hết –
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
6.0
Câu 1: phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn: Miêu tả
0.5
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên:
 Vẻ đẹp của thảo nguyên vào mỗi buổi sớm bình minh và sau những trận mưa vào thượng tuần tháng 6.
1.0
Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, nhân hóa.
0.5
- Biện pháp so sánh: 
+ Sương trôi như sóng
+ Những giọt sương lặn non như những hạt đạm ráng đỏ rực.
+ Lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc
+ Những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên
+ Thảo nguyên như một thiếu phụ đang cho con bú 
1.25
- Biện pháp nhân hóa: 
+ Đất - ngây ngất dưới ánh nắng
 + Sương - lao ra ngoài đồi núi Thảo Nguyên
 + Thảo nguyên - phơi mình lộng lẫy... xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.
0.75
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: phép so sánh và nhân hóa làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt; làm cho hình ảnh thiên nhiên thảo nguyên hiện lên cụ thể đẹp đẽ, lung linh, sống động, có tâm hồn sống ảnh và mang đậm hơi thở ấm áp của con người.
* Chú ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. 
1.0
Câu 4: Học sinh lấy chính xác một ví dụ trong văn thơ ( trong hoặc ngoài chương trình) có sử dụng một trong hai biện pháp so sánh nhân hóa. Nếu ví dụ do học sinh tạo sáng tạo viết ra diễn đạt hay có hình ảnh thì giáo viên có thể linh động cho nửa số điểm.
1.0
PHẦN II: LÀM VĂN
14.0
CÂU 1
CẢM THỤ VĂN HỌC
4.0
A. Yêu cầu về kỹ năng:
 Học sinh sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt và trình bày tốt.
0.5
B. Yêu cầu kiến thức:
 Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trong cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được đoạn thơ trích trong tác phẩm Lượm của nhà thơ Tố Hữu
0.5
- Đoạn thơ miêu tả hình ảnh Lượm lúc hi sinh, hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn.
0.5
- Sự ra đi nhẹ nhàng thanh thản. Lượm như một thiên thần đang nằm ngủ.
0.5
- “Lúa thơm mùi sữa” quê hương như ôm ấp, ấp ru giấc ngủ dài cho lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh dũng đã hóa thân vào quê hương đất nước.
0.75
- Câu thơ “Lượm ơi còn không? ” được tách thành một khổ thơ riêng có hình thức là một câu hỏi tu từ -> diễn tả nỗi xót đau trước cái chết của Lượm, như không muốn tin rằng đó là sự thật.
0.75
- Đoạn thơ ca ngợi sự hi sinh cao đẹp và trở thành bất tử của Lượm; bộc lộ niềm xót thương sâu sắc của tác giả.
0.5
CÂU 2
10.0
A. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
- Hình thức: viết bài văn miêu tả hoàn chỉnh.
- Lời văn trong sáng, lựa chọn điểm nhìn hợp lý, thể hiện được khả năng nhưng năng lực hình dung, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả thể hiện sáng tạo, trong cách dùng từ.
1.0
B. Yêu cầu kiến thức:
9.0
1. Mở bài: giới thiệu chung về người máy và hoàn cảnh mình được gặp một trong hai người máy.
1.0
2. Thân bài:
7.0
- Lý do em được đến nơi làm việc của một trong hai người máy.
0.5
- Tả không gian nơi làm việc của người máy: nơi cửa hàng ( nếu viết về cô người máy Chihira Aicô hoặc nơi đón tiếp bệnh nhân Bệnh viện ( nếu viết về robot pepper)
+ Tên cửa hàng bách hóa/ bệnh viện
+ Miêu tả không gian, không khí nơi làm việc.
1.0
- Tả khái quát về người máy:
Học sinh giới thiệu khái quát về người máy cái theo sự hiểu biết của mình, có thể theo hướng sau:
+ Người máy robot: là sản phẩm khoa học công nghệ của ngành công nghiệp tự động hóa.
+ Người máy được mô phỏng có hình dáng giống với con người, có thể hiểu và nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau, sau làm được nhiều công việc như con người khi chẳng hạn như bán hàng, đón tiếp bệnh nhân... có người máy còn được công nhận quyền công dân.
1.0
Tả chi tiết:
- Hình dáng, hành động, cách người máy giao tiếp với mọi người khi làm việc:
 cụ thể:
+ Chiều cao, khuôn mặt, tóc, cách ăn mặc,...
+ Hành động, cử chỉ cách giao tiếp
 Nếu tả Chihira Aicô: tự di chuyển, luôn niềm nở, tươi cười chào khách hàng 
 Nếu tả Pepper: cử chỉ còn gượng gạo chưa tự nhiên, bước đi chưa dứt khoát nhưng có thể nhận biết được giọng nói con người, khi tiếp đón bệnh nhân là trẻ em và người già . đặc biệt người máy Chihira Aicô / Pepper luôn hiểu được và hướng dẫn tận tình khách hàng/ bệnh nhân.
 Cô người máy Chihira Aico - Nhật Bản trông sống động như thật với làn da silicon mịn màng. Cô gái robot này hiện đang làm nhân viên lễ tân Mitsukoshi, cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Với nụ cười thường trực trên môi Chihira Aico không bao giờ tỏ vẻ chán nản khi chào đón khách hàng tới cửa hiệu.
 Chú robot Pepper có chiều cao 140 cm và được trang bị các bánh xe với khung thân hình màu trắng, có một màn hình gắn trên ngực và có đầu tròn. Mặc dù phát âm vẫn còn đôi chút rời rạc và các bước di chuyển chưa thật dứt khoát, nhưng người máy Pepper có thể nhận biết giọng nói của con người với 20 ngôn ngữ khác nhau, cũng như phân biệt được giọng nói của nam giới nữ giới và trẻ nhỏ. Robot chịu trách nhiệm tiếp đón người bệnh là trẻ em và người già nhà tại Bệnh viện.
2.5
- Sự giao tiếp hoặc tình cảm thái độ của mọi người với người máy
+ Khách hàng/ Bệnh nhân đều coi người máy Chihira Aico/ Pepper đều được coi là những nhân viên thực sự
+ Khách hàng/ Bệnh nhân rất tin tưởng, ảnh tự nguyện xếp hàng để được phục vụ
+ Khách hàng/ Bệnh nhân ai cũng cảm thấy hài lòng và khi ra về họ không quên gửi lời chào, lời cảm ơn. 
1.0
- Cảm xúc sự giao tiếp của em với người máy.
+ Em rất ngưỡng mộ cô ( chú) người máy Chihira Aico/ Pepper.
+ Cảm xúc của em khi được nói chuyện với người máy lần đầu tiên. ( học sinh tạo tình huống để giao tiếp với người máy)
+ Em yêu quý và mong muốn được nói chuyện với người máy Chihira Aico/ pepper và có ước mơ sau này có thể chế tạo được những người máy tuyệt vời như vậy ở Việt Nam.
1.0
3. Kết bài: Cảm nghĩ về người máy, cái suy nghĩ về sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mong ước của bản thân...
1.0
Thang điểm:
Đề 3:
ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): 
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002)
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3 (2,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì?
Câu 4 (2,5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) trả lời câu hỏi: Tại sao chúng taphải có lòng hiếu thảo.
Câu 3 (10.0 điểm): Em hãy là nàng tiên Mùa Xuân để kể về thiên nhiên và con người mỗi khi Tết đến, xuân về.
---- H
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn cụ thể:
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
6.0
1.Thể thơ: Lục bát
0.5
2. “Bàn tay” được hiểu theo nghĩa gốc.
1.0
3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con đang bày tỏ
 tình cảm biết ơn với người mẹ của mình.
2.0
4. Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: “giấc tròn”: Cách nói ẩn dụ “giấc tròn” không phải chỉ là giấc ngủ của con mà mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương.
1.0
+ So sánh: “Mẹ là ngọn gió”: Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời.
Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.
1.5
PHẦN 2. TẠO LẬP VĂN BẢN
14.0
CÂU 1
Nghị luận về lòng hiếu thảo
4.0
a.Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn: Mở đoạn giới thiệu vấn đề; Thân đoạn làm rõ vấn đề, triển khai được các ý rõ ràng; Kết đoạn khái quát được nội dung.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề: Con người cần có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
0.5
c. HS triển khai vấn đề cụ thể, rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác viết đoạn văn. Có thể trình bày theo định hướng sau:
1.0
- Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà, cha mẹ, luôn yêu thương họ.
- Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi ốm yếu, già cả.
* Vì sao chúng ta cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Ông bà, cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống cho chúng ta.
- Họ là những người đã nuôi nâng, chăm sóc và dạy bảo chúng ta nên người.
- Sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người.
- Người có lòng hiếu thảo sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng. Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo.
- Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình.
- Phê phán những người sống bất hiếu, vô lễ, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi ông bà, cha mẹ.
2.0
CÂU 2
Em hãy là nàng tiên Mùa Xuân để kể về thiên nhiên và con người mỗi khi Tết đến, xuân về.
10.0
1, Yêu cầu chung:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
1.0
2, Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo
những nội dung cơ bản sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc (hóa thân thành nàng tiên Mùa xuân để kể về thiên nhiên và con người dịp Tết đến, xuân về).
1.0
* Thân bài:
7.0
- Mùa xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất trời:
3.0
+ Mùa xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, mặc dù, thỉnh thoảng, trong mưa xuân vẫn có cả cái lành lạnh của mùa đông mang lại.
1.5
+ Cảm nhận được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non, chồi biếc, nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân.
1.5
- Mùa xuân mang lại niềm vui cho con người:
4.0
+ Cảm thấy rất vui mỗi dịp Tết đến vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc của con người: gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật, rộn ràng với công việc làm ăn, với cuộc sống.
1.5
+ Cảm thấy vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn.
1.5
+ Mùa xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, một ngày mai tốt đẹp.
1.0
* Kết bài:
- Tình cảm của Mùa xuân với thiên nhiên và con người
1.0
**********************************************************************
Đề 6:
ĐỀ BÀI
 I. Đọc- hiểu ( 6,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
“ Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.”
	 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 1. ( 1.0 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? 
Câu 2. ( 1.0 điểm): Xác định các từ láy trong đoạn văn? 
Câu 3. ( 2.0 điểm):Xác định các thành phần câu trong câu văn sau: 
“Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.” 
Câu 4. ( 2.0 điểm): Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng của phép tu từ ấy?
II.Tạo lập văn bản. (14 điểm)
Câu 1. ( 4.0 điểm): Viết đoạn văn miêu tả về cảnh vật nơi em ở sau cơn mưa mùa hạ. 
( Đoạn văn dài khoảng 15 đến 20 dòng)
Câu 2. ( 10 điểm): Sau một đêm mưa to, gió lớn. Sáng hôm sau người ta thấy ở tổ chim chót vót trên cành cây cao, chim mẹ giũ lông, giũ cánh cho mau khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn còn khô nguyên.
	Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con nhà chim trong đêm mưa gió ấy.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 
Nội dung kiến thức cần đạt
điểm
Đọc hiểu
(6.0đ)
Câu 1. Văn bản đã cho được viết theo phương thức biểu đạt tự sự kết hợp vớimiêu tả. 
1,0 
Câu 2. Các từ láy là: mênh mông, tấp nập, xơ xác, cãi cọ, vêu vao, bì bõm.
1,0 
Câu 3. Xác định thành phần câu (xác định đúng mỗi thành phần cho 0,5 đ):
Mấy hôm nọ,trờimưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt,
 TN CN VN TN
nướcdâng trắng mênh mông.
 CN VN
2,0 
Câu 4. - Phép tu từ được tạo ra bằng cách: 
+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật: (cua cá) tấp nập; (cò,sếu, vạc, cốc ) cãi cọ om sòm. Tôi (Dế Mèn) suy nghĩ việc đời 
+ Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: họ (cò, sếu, vạc, cốc ); anh (Cò); tôi (Dế Mèn).
- Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, biểu thị được những tình cảm suy nghĩ của con người, như con người.
2.0
Tạo lập vb
(10 đ)
Câu 1.
1. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày đúng thể thức đoạn văn miêu tả có thể kết hợp biểu cảm, tự sự, diễn đạt trôi chảy, không sai chỉnh tả . đảm bảo độ dài khoảng 15 đến 20 dòng.
2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức: HS viết đoạn văn miêu tả về cảnh vật nơi em ở sau cơn mưa mùa hạ.
- HS biết lựa chọn các hình ảnh phù hợp với thời điểm sau cơn mưa mùa hạ 
+ Thiên nhiên: Nước chảy tràn các bờ ruộng, tràn qua cả đường đi, nước cuốn vào các cống nghe òng ọc. Bầu trời cao rộng, quang đãng, trong xanh, vài đám mây, mặt trời hé nắng. Từng đàn chim chao liệng, bày mối cánh, bướm vàng, bướm xanh bay lượn, gà mẹ dắt gà con đi kiếm mồi. Cây cối tỉnh táo, khoan khoái rung rinh trong gió, trên tán lá vẫn đọng những giọt nước long lanh . 
+ Hoạt động của con người: Mấy cậu bé đuổi trâu ra đồng, các bác nông dân tiếp tục công việc đang dang dở, người đi úp nơm, người đi câu cá, trên đường xe cộ đi lại đông đúc 
1.0
3.0
Câu 2
(10đ)
a - Hình thức: HS viết thành một bài tập làm văn kể chuyện tưởng tượng hoàn chỉnh.
- Ngôi kể: Ngôi 3.
b - Nội dung:Kể được những sự việc xảy ra với hai mẹ con nhà chim trong đêm mưa gió. 
1.0
* Mở bài- Dẫn dắt: Giới thiệu về tổ chim nhỏ chót vót trên cành cây cao và hai mẹ con nhà chim...
- Giới thiệu câu chuyện sẽ kể: Sau một đêm mưa như trút nước, sáng ra thấy chim con lông cánhvẫn khô nguyên, trong khi chim mẹ dáng vẻ mệt mỏi, lông cánh ướt sũng...
1.5
* Thân bài: HS kể diễn biến câu chuyện dựa trên các gợi ý như sau:
- Cảnh trời mưa: Miêu tả trời mưa to bất ngờ qua các hình ảnh như bầu trời, sấm chớp...
- Sự mỏng manh của tổ chim trước cơn mưa gió... nỗi lo của chim mẹ ... sự sợ hãi của chim con...
- Những nguy hiểm xảy ra trong đêm mưa gió, sự vất vả, can đảm, vững vàng của chim mẹ khi phải gắng sức để bảo vệ tổ, bảo vệ chim con...
- Sau đêm mưa gió, nguy hiểm đã qua đi, chim con vẫn ngủ ngon lành và không bị ướt; chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng ngập tràn hạnh phúc...
1.0
2.0
2.0
1.0
*Kết bài - Bày tỏ những suy nghĩ của em về sự can đảm, vững vàng cũng như đức hy sinh cao cả của chim mẹ ...
- Ý nghĩa câu chuyện: Khẳng định vẻ đẹp của tình mẫu tử qua câu chuyện của hai mẹ con nhà chim ...
1.5
***********************************************************
Đề 13:
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4,0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh (Truyện Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh, Ngữ văn Lớp 6, Tập II) qua đoạn văn sau:
“Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
Câu 2 (6,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
 (Mẹ – Trần Quốc Minh) 
a. Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc những loại so sánh nào?
b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác dụng gợi hình, gợi cảm của những phép so sánh ấy.
Câu 3 (10,0 điểm)
Chiếc bình nứt
 Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: 
Em hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện trên.
......................Hết.....................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4,0 đ )
Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh (Truyện Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh, Ngữ văn Lớp 6, Tập II) qua đoạn văn.
* Về hình thức: Viết đúng yêu cầu 1 đoạn văn. 
1,0
* Về nội dung: Bài viết đảm bảo các ý sau:
- Người anh không trả lời mẹ vì quá ngạc nhiên và bất ngờ trước vẻ đẹp của bức tranh và tài năng của em gái mình.
- Người anh muốn khóc vì quá xúc động và xấu hổ với sự đố kỵ, cố tình xa lánh của mình đối với em gái trước đây. 
- Người anh cảm thấy đó không phải là bức tranh vẽ mình vì hình ảnh trong bức tranh quá đẹp, trong sáng và ngoài sức tưởng tượng của người anh. 
- Người anh hiểu rằng chính lòng nhân hậu của em gái là cơ sở để tạo nên tài năng.
- Câu nói thầm của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, ăn năn, bị thuyết phục, tự nhận thức về bản thân cũng như về em gái của mình.
0,5
0,5 
0,5
0,5
1,0
Câu 2
(6,0 đ)
a. Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc những loại so sánh nào?
– Chỉ đúng các phép so sánh 
+ Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
+ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời 
– Xác định đúng kiểu so sánh 
+ Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con:
 là kiểu so sánh hơn kém 
 + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời: 
là kiểu so sánh ngang bằng
3,0
2,0
1,0
b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác dụng gợi hình, gợi cảm của những phép so sánh ấy.
– Yêu cầu học sinh viết đúng một đoạn văn cảm nhận với nội dung cơ bản sau:
+ Phép so sánh hơn kém “Những ngôi sao thức ngoài kia”/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” nhấn mạnh thời gian thức vì con nhiều hơn thời gian ” thức” của ngôi sao, của thiên nhiên. 
+ Phép so sánh ngang bằng “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” khẳng định tình mẹ, vai trò quan trọng của mẹ với cuộc đời của con. 
+ Lòng biết ơn mẹ sâu sắc của con.
3,0
1,0
1,0
1,0
Câu 3
(10,0 đ)
A. Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài văn kể chuyện sáng tạo. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lựa chọn ngôi kể phù hợp, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài.
1,0
B. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện sáng tạo, các sự việc logic, lời thoại hợp lí, đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, câu chuyện kể thể hiện một ý nghĩa, một bài học nào đó trong cuộc sống.
1. Mở bài: 
Chiếc bình nứt
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
1,0
2. Thân bài:
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: 
* Cách 1:
- Bình nứt tâm sự chân thành với ông chủ về khuyết điểm của mình, tự trách mình vì trong suốt thời gian qua không giúp ích được gì cho ông chủ. Tâm trạng buồn bã, thất vọng về bản thân.
- Rất may mắn nó gặp được ông chủ tốt bụng, biết cảm thông chia sẻ, biết cổ vũ động viên khích lệ để bình nứt cố gắng.
- Ông chủ động viên khích lệ bằng cách: Mở một cuộc thi tài giữa chiếc bình nứt và chiếc bình lành.
- Diễn biến cuộc thi.
- Kết quả cuộc thi: Bình nứt luôn cần mẫn, nỗ lực cố gắng vươn lên và chiến thắng, bình lành quá tự tin về bản thân nên chủ quan kiêu ngạo và thất bại.
7,0
1,0 
1,0 
1,0 
2,0 
2,0 
* Cách 2:
- Bình nứt tâm sự chân thành với ông chủ về khuyết điểm của mình, tự trách mình vì trong suốt thời gian qua không giúp ích được gì cho ông chủ.
- Ông chủ tốt bụng, có mắt tinh tế và óc sáng tạo lãng mạn đã biết cách chuyển điều hạn chế của bình nứt thành thế mạnh bằng cách gieo hạt giống hoa bên phía con đường chiếc bình nứt hàng ngày vẫn qua (Hoặc ông chủ trồng hoa trên chính chiếc bình nứt).
- Ngày qua ngày, tháng qua tháng ..những cây hoa mọc lên, đón nắng mai, khí trời rồi kết nụ, nở hoa làm đẹp cho con đường, làm đẹp cho ngôi nhà -> bình nứt yêu đời, tự tin, luôn nỗ lực vươn lên, nhận ra vẻ đẹp, ý nghĩa của cuộc sống.
- Còn chiếc bình lành luôn tự tin về bản thân, coi mình hoàn hảo, không nỗ lực vươn lên, không cẩn trọng. Một ngày kia gặp tình huống không may bị nứt, mẻ, xấu xí. Sống buông xuôi, bất lực, thu mình.
1,5
1,5
2,0
2,0
3. Kết bài:
 Mỗi người trong chúng ta đều có những hạn chế riêng, luôn nỗ lực vươn lên để hoàn thiện bản thân làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
1,0
*********************************************************************
Đề 14:
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới: 
 “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?”.
 ( Ngô Văn Phú)
	a) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
	b) Trình bày giá trị diễn đạt của của những biện pháp tu từ đó.
Câu 2 ( 6.0 điểm)
	Trong văn bản “ Buổi học cuối cùng” của An- phông -xơ Đô - đê ( SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: “... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”.
	Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 3 ( 10.0 điểm)
	Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.
	Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng,Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu ấy của thiên nhiên.
 ------------------ Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
( 4.0 đ)
a)Yêu cầu chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật:
- So sánh: (măng trồi lên như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy; ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt)
- Nhân hóa ( áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt)
2.0
1.0
1.0
b)Trình bày được giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật như sau:
 - Khơi gợi được hình ảnh mầm măng mạnh mẽ, đầy sức sống 
 - Làm cho hình ảnh mầm măng hiện lên sống động, có hồn .
 - Thể hiện rõ tình cảm của người miêu tả: Không chỉ quan sát mầm măng bằng thị giác mà còn cảm nhận nó bằng sự rung động của một tâm hồn đồng cảm .
* Lưu ý: 
 - Thí sinh có thể trình bày giá trị diễn đạt của từng biện pháp tu từ hoặc có thể trình bày chung. Giám khảo linh hoạt cho mức điểm phù hợp.
 - Khuyến khích những bài làm thí sinh chỉ ra được những đặc sắc nghệ thuật khác như: sử dụng từ ngữ giàu giá trị gợi tả, sử dụng câu hỏi tu từ, đảo ngữ 
2.0
0.75
0.75
0.5
Câu 2
( 6.0 đ)
* Yêu cầu về kĩ năng:
 - Thí sinh phải biết xây dựng thành một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, ít mắc lỗi về dùng từ, đặt câu 
 - Nếu học sinh không viết thành một đoạn văn thì giám khảo không cho điểm.
0.5
* Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
 - Đây chính là điều tâm niêm của thầy Ha- men về giá trị và sức mạnh của tiếng nói dân tộc (tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do, là linh hồn của dân tộc ).
 - Khẳng định một chân lí: Giữ được tiếng nói là giữ được độc lập, tự do còn mất tiếng nói dân tộc là mất độc lập, tự do.
 - Thể hiện rõ tình cảm của thầy Ha- men đối với tiếng nói dân tộc: giữ gìn, nâng niu, tự hào 
- Khơi dậy tình cảm của mọi người đối với tiếng nói dân tộc mình. Liên hệ với bản thân tình yêu tiếng nói dân tộc, tình yêu tổ quốc, quê hương mình .
5.5
1.5
2.0
1.0
Câu 3
(10.0đ)
* Yêu cầu chung:
 - Thí sinh cần viết đúng thể loại văn tự sự - kể chuyện tưởng tượng, có bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, mạch lạc; ít mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; cách kể chuyện tự nhiên, lời thoại hợp lí 
 - Thí sinh phải kể được câu chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên với sự xuất hiện của các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân .
1.0
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài:
 Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.
 + Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
 + Ấn tượng chung về câu chuyện đó.
0.5
2. Thân bài: 
Kể lại diễn biến của câu chuyện:
 - Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ... 
 - Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ...
 - Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây...
 - Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc .Cây Bàng đâm chồi nảy lộc .Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống .
 - Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân 
8.0
2.0
1.5
1.5
2.0
Kết bài:
- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.
- Bài học từ câu chuyện (Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).
0.5
 *************************************************
Đề 22:
ĐỀ BÀI
I. Phần Đọc hiểu (6,0 điểm):
 Hãy đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1-5:
 “Sang năm con lên bảy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài vớ

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6789.doc