Tuyển tập đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6

Tuyển tập đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2(1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

 

docx 66 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYỂN TẬP KIỂM TRA VĂN 6 
ĐỀ 1
I.MA TRẬN
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc- hiểu: 
Ngữ liệu: Thơ lục bát
-Nhận diện Thể loại VB đặc điểm 
- Phát hiện từ ghép
-Biện pháp tu từ, tác dụng.
-Ý nghĩa câu thơ.
- Hiểu t/cảm tác giả.
-Trình bày ý kiến về vấn đề...
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
15 %
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
25%
Số câu: 1
Số điểm: 1,0
10%
Số câu: 6
Số điểm: 5
Tỉ lệ %: 50
II. Viết
Văn tự sự
Viết một bài văn kể chuyện
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 5
50%
Số câu: 1
Số điểm: 5.0
Tỉ lệ %: 50
Tổng số câu
Tổng điểm
Phần %
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
15%
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
25%
Số câu: 1
Số điểm:1.0
10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
50%
Số câu: 7
Số điểm: 10
100%
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
 (Ca dao)
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì? 
Câu 2(1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).
PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ( lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).
III. BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA 
Câu
 Yêu cầu
Điểm
I. Đọc hiểu
1
(1.0 điểm). 
-Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát
 -Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái.
0,5đ
0,5đ
2
(1.0 điểm). 
Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,...
Ghi lại các 2 từ ghép :Công cha , Thái Sơn, nghĩa mẹ, ...
Mỗi từ đúng đạt 0,25đ
3
(1.0 điểm). 
-Câu “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh
-Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha...
0,5đ
0,5đ
4
(1.0 điểm). 
Câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...
1.0
5
(1.0 điểm). 
HS có thể trình bày một số ý cơ bản như:
-Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.
- Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân
- Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người
- Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm...
1,0đ
 HS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục... 
Phần II. Viết
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ...
a.Yêu cầu Hình thức
- Thể loại : Tự sự 
- Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
1.0 đ
b.Yêu cầu nội dung
Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện .
0,5đ
Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.
- Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
- Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.
3,0đ
c.Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ
0,5đ
Tổng điểm
10,0đ
ĐỀ 2:
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. 
	“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
 ( Ngữ văn 6- Tập 1)
	Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
	Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
	Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
	Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
	Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
	Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
 Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 
Môn: Ngữ văn 6
A. Yêu cầu chung:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.
- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
B. Hướng dẫn cụ thể:
 I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Đoạn trích được trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên”
Tác giả Tô Hoài
0,25
0,25
Câu 2
Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất.
Người kể xưng tôi kể chuyện
0,25
0,25
Câu 3
Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:
- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
->So sánh ngang bằng.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
->So sánh ngang bằng.
0,25
0,5
0,25
0,5
Câu 4
 Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
0,5
Câu 5
Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.
1,0
Câu 6
 Không nên huênh hoang tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì.
1,0
 II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm 
Mở bài
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
0,5
Thân bài
- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).
1,0
1,0
1,0
Kết bài
Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. 
0,5
 III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm 
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.
0,25
Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵen chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.
0,5
Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.
0,25
ĐỀ 3
I. Đọc hiểu văn bản:
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về” 
 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2: (0,5 điểm) Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên.
Câu 3: (1 điểm) Câu văn sau có bao nhiêu tiếng? Trong câu có những từ phức nào?
“Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.”.
Câu 4: (1 điểm) Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, tại sao anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo”?
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao trong cuộc sống không nên ỷ lại? 
 (Ỷ lại: dựa dẫm vào công sức người khác một cách quá đáng.)
Câu 2: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau: 
 Đề 1: Em hãy kể về một người bạn tốt của mình.
 Đề 2: Em hãy kể về kỷ niệm ấu thơ làm em nhớ mãi.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Đọc - hiểu
1
Phương thức tự sự
0,5
2
Câu chủ đề: Tôi sống độc lập từ thuở bé.
0,5
3
- Có 20 tiếng.
- tấp tểnh, khấp khởi.
0,5
0,5
4
HS tự lí giải. Có thể theo hướng sau:
- Vui: + Vì được sống độc lập, tự do thoải mái;
 + Vì thấy mình khôn lớn trưởng thành hơn...
- Lo: + Vì chưa biết sống độc lập sẽ như thế nào
 + Vì phải xa rời vòng tay cha mẹ 
(Cho điểm nếu HS lí giải hợp lí)
1,0
Phần Tạo lập văn bản
1.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể viết đoạn văn nêu suy nghĩ theo hướng sau:
- Sống ỷ lại là thói quen xấu.
- Sống ỷ lại là cách sống dựa vào công sức, sự chăm lo của người khác, không biết tự làm nên bằng công sức của mình.
- Người sống ỷ lại sẽ khó trưởng thành, thiếu tích cực trong suy nghĩ và hành động.
(Đối với HS lớp 6, đây là câu hỏi khó nên GV cần linh hoạt khi chấm, có thể cho điểm động viên khuyến khích chứ không cứng nhắc rập khuôn theo đáp án) 
d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
2
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 
0,25
b. Xác định đúng vấn đề tự sự.
0,25
c. Triển khai vấn đề: 
* Đề 1: HS kể về một người bạn, cần có sự lập ý rõ ràng:
- Giới thiệu về bạn
- Tả ngoại hình bạn
- Tả tính cách bạn
- Kể về kỉ niệm với bạn
- Tình cảm của bản thân.
* Đề 2: Kể về một kỷ niệm.
- Giới thiệu kỷ niệm sâu sắc làm em nhớ mãi đến tận ngày nay.
– Kỷ niệm đó diễn ra ở đâu? khung cảnh thế nào?
– Những đối tượng nào gắn bó với kỷ niệm của em?
– Kỷ niệm đó mang lại cho em suy nghĩ gì?
– Kỷ niệm của em có phải là hồi ức đẹp không?
- Em có suy nghĩ gì về những kỷ niệm đáng nhớ đó.
4.0
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.
0,25
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
0,25
ĐỀ 4:
ĐỌC HIỂU . Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
MẸ 
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
 (Trần Quốc Minh)
Câu 1 . Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? 
Câu 2. Ghi lại các 4 từ ghép có trong bài thơ trên?
Câu 3. Hai câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 . Em hiểu câu thơ “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” như thế nào?
Câu 5 . Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 6. Ý kiến của em về tình mẹ đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 -4 dòng).
PHẦN II. VIẾT 
Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy (cô ) ở tiểu học.
\
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Câu
Yêu cầu cần đạt
Đánh giá
Đạt
Chưa đạt
1 .
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.
2.
Ghi lại các 4 từ ghép: con ve, mùa thu, ngôi sao, ngọn gió ...
3
Hai câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ” sử dụng phép tu từ nhân hóa và so sánh. Phép so sánh có tác dụng thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của người mẹ. So với những ngôi sao trên bầu trời cao, sự hi sinh của mẹ còn vĩ đại hơn nhiều. Mẹ là người đã không quản gian nan, khó nhọc, không quản thức trắng đêm thâu để quạt mát cho con ngủ. Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống cả đời của mẹ.
4 .
-Câu thơ “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” sử dụng phép so sánh. Tình cảm của mẹ con luôn thiêng liêng, dịu êm và bền vừng nhất. Đi suốt một đời, tình mẹ ngọt ngào mãi bên con, nâng bước con đi. Câu thơ khẳng định một cánh thấm thía tình mẹ bao la, vĩnh hằng nhất.
5
 Bài thơ giản dị, xây dựng dựa trên việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện tình mẫu tử rất thiêng liêng. Không những thế bài thơ này còn chất chứa nỗi vất vả của mẹ khi sinh thành và nuôi nấng con thành lời. Chính lời ru của mẹ cứ thế nhẹ nhàng và âu yếm thẩm thấu vào tâm hồn non nớt của con.
6.
Tình mẫu tử chính là tình cảm thiêng liêng vô giá, một thứ tình cảm cao quý bởi đó chính là mối quan hệ gắn bó ruột thịt giữa mẹ và con cái. “Mẫu” chính là mẹ và “tử” có nghĩa là con. Bởi vậy, tình mẫu tử chính là sự quan tâm, sự săn sóc và yêu thương vô hạn của người mẹ dành cho con. Vì cuộc sống an nhiên của người con mà mẹ chấp nhận hi sinh vô điều kiện. Sự thành công và hạnh phúc của con chính là niềm mong ước lớn lao của người mẹ. Cũng bởi thế mà tình mẹ được ví von như biển Thái Bình dạt dào, như dòng suối hiền bao la chảy mãi 
BẢNG KIỂM BÀI VIẾT KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
CÁC PHẦN
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
MỞ BÀI
-Dùng ngôi kể thứ nhất . Giới thiệu sơ lược trải nghiệm
-Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ:
THÂN BÀI
-Trình bày không gian, thời gian, hoàn cảnh về kỉ niệm ...
-Thuật lại kỉ niệm: Trình bày các nhân vật có liên quan ( cử chỉ/ lời nói...)
-Các sự việc theo trình từ hợp lý ( Nhân-quả), rõ ràng.
-Kết hợp kể và tả, sử dụng biện pháp tu từ, ...
KẾT BÀI
-Nêu ý nghĩa của kỉ niệm với bản thân.
ĐỀ 5:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
	“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói:“ Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn
Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước”.
 (SGK Ngữ văn 6 tập 1- Chân trời sáng tạo, trang 22)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nhân vật chính trong truyện là ai?
Câu 2: Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé là gì? Chú bé nói câu nói đó trong hoàn cảnh nào?
Câu 3: Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” .
Câu 4: Hãy lí giải vì sao hội thi thể thao trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”?
Gợi ý làm bài
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự
 Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng.
Câu 2: 
- Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. 
- Hoàn cảnh của câu nói: Khi giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta; thế giặc mạnh, đất nước cần người tài giỏi cứu nước. 
Câu 3: 
 Ý nghĩa của chi tiết: “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” :
+ Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng bằng cái bình thường, giản dị. 
+ Đồng thời còn nói lên truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc thuở xưa. 
==> Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. 
Câu 4: 
- Hội khoẻ Phù Đổng là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
- Mục đích của hội thi là rèn luyện thể lực, sức khoẻ để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 6:
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	“Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
 (SGK Ngữ văn 6 tập 1- Chân trời sáng tạo, trang 22)
Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn.
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”. Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì?
Câu 3: Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?
Câu 4a.Theo em, việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì? 
Câu 4b. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
Câu 4c. Truyện muốn ca ngợi điều gì? Từ điều đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân em.
(GV có thể chọn 1 trong ba câu).
Gợi ý làm bài
Câu 1: Tóm tắt: Giặc đến chân núi Trâu, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ nhảy lên mình ngựa xông ra chiến trường đánh thắng giặc và bay về trời.
Câu 2: 
- Từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người đàn ông có sức lực cường tráng và chí khí mạnh mẽ
- Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ cho thấy sự lớn lên của Gióng để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Qua đó thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. 
Câu 3: Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.
 è Ý nghĩa của chi tiết trên:
- Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần.
- Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân,
- Gióng sinh ra cũng phi thường khi ra đi cũng phi thường (bay lên trời).
- Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân.
Câu 4a. HS nêu suy nghĩa của bản thân.
Có thể như: Ý nghĩa của việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng:
- Thể hiện tấm lòng tri ân người anh hùng bất tử, hướng về cội nguồn.
- Giáo dục thế hệ sau về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc; bồi đắp lòng yêu nước, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc.
Câu 4b. HS nêu suy nghĩa của bản thân.
Có thể như: Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Trong truyện Thánh Gióng, lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm được thể hiện qua tiếng nói đánh giặc của cậu bé Gióng, qua việc nhân dân đoàn kết góp gạo nuối Gióng. Điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trước vận mệh dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của ông cha ta khiến em vô cùng khâm phục, tự hào và nguyện sẽ phát huy trong hiện tại.
Câu 4c. 
- Truyện Thánh Gióng muốn ca ngợi công cuộc chống ngoại xâm, truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết làm nên sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
- Từ đó, truyện để lại cho em bài học về giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước.
ĐỀ 7: 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão là rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
 Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
 Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lũ dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”
(Trích Sơn Tinh, Thủy Tinh- Theo Huỳnh Lý)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2: Vì sao văn bản được xếp theo thể loại truyền thuyết?
Câu 3: Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho 
Câu 4: Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần làm gì? 
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Tác phẩm: “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự
Câu 2:
- Vì có liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử:
+ Nhân vật: Vua Hùng, Mị Nương
+ Sự kiện: chống lại thiên tai, bão lũ, đắp đê trị thủy của nhân dân ta ở vùng đồng bằng sông Hồng thời xa xưa.
- Lời kể có chi tiết hư cấu, kì ảo: Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh; Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
Câu 3: Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho người đọc
- Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thủy Tinh, theo đúng mạch truyện.
Câu 4:
 Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần:
- Chủ động, có ý thức chuẩn bị khi thiên tai xảy ra.
- Trồng thêm nhiều cây xanh, bảo vệ rừng đầu nguồn.
 - Tuyên truyền để mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường sống.
 - Kiên quyết xử lí những hành vi gây tổn hại môi trường.
 - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nơi sinh sống.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 8: 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
	“Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác. Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc”.
 (SGK Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tao, trang 24).
Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. Theo em, tại sao đức Long quân lại quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Câu 4. Em hãy nhớ và ghi ra cách thức đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần. Thử nêu suy nghĩ về ý nghĩa của cách thức mượn gươm đó.
Gợi ý trả lời
Câu 1: Ngôi kể thứ 3.
Câu 2: Nội dung chính: Hoàn cảnh đức Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
Câu 3: Đức Long Quân cho mượn gươm thần vì:
- Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến tận xương tủy.
- Khởi nghĩa Lam Sơn là đội quân chính nghĩa chống lại kẻ thù bạo tàn nhưng thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua.
- Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân chiến thắng quân giặc, mang lại cuộc sống hòa bình, yên ấm cho nhân dân.
èViệc Long Quân cho mượn gươm thần chứng tỏ cuộc khởi nghĩa được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ
Câu 4: Đức Long Quân cho chủ tướng Lê Lợi nhận được gươm báu với cách thức đặc biệt:
- Đức Long Quân không trực tiếp đưa cho Lê Lợi mà thông qua nhân vật Lê Thận. Việc Lê Thận 3 lần đều kéo lưới được 1 lưỡi gươm (dưới nước) còn Lê Lợi chạy giặc bắt được chuôi gươm (trên rừng) chứng tỏ sự hòa hợp giữa nhân dân và người đứng đầu (Lê Lợi); kết hợp sức mạnh miền ngược với miền xuôi.
- Các bộ phận của gươm báu khớp vào với nhau, lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ "Thuận Thiên", tượng trưng cho sức mạnh trên dưới đồng lòng của nhân dân ta. Sức mạnh đó đà làm nên chiến thắng chống lại kẻ thù xâm lược. Cách trao gươm như vậy vừa có ý nghĩa kì lạ, vừa linh thiêng và sâu sắc.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 9:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 	“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên. 
 	Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang.
 [...] 
 	Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
 Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.” 
 (Trích truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Lạc Long Quân đã có những hành động nào để giúp dân?
Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó?
Câu 4: Em thấy mình có trách nhiệm gì trong cuộc sống để bảo vệ và phát huy nguồn gốc cao quý của dân tộc? 
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2: Lạc Long Quân đã có những hành động để giúp dân:
- Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. ‘
 - Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
Câu 3: 
- Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi
Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó: 
+ Tạo niềm tin, làm tăng tính xác thực cho câu chuyện kể về nguồn gốc của người Việt Nam
+ Chúng ta tự hào về nguồn gốc cao quý, ra sức mạnh, tinh thần đoàn kết, yêu thương cho dân tộc.
+ Làm tăng thêm vẻ đẹp kì lạ thiêng liêng cho lịch sử dựng nước (nhà nước Văn Lang, các triều đại vua Hùng), địa danh (Phong Châu)
Câu 4: Em thấy mình có trách nhiệm gì trong cuộc sống để bảo vệ và phát huy nguồn gốc cao quý của dân tộc ? 
Theo em, mỗi chúng ta cần làm gì để gìn giữ và phát huy nguồn gốc cao quý của người Việt trong thời đại ngày nay ?
- Cần rèn luyện những phẩm chất cao đẹp của người Việt như: nhân ái, đoàn kết, tự lực tự cường...
- Cần chăm chỉ học tập để trau dồi kiến thức để làm chủ cuộc sống, góp phần đất nước giàu đẹp.
- Cần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng, thói quen tốt để đáp ứng mọi yêu cầu trong thời kì mới.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 10:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“...Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín đem về tặng cho bà con lối xóm. Còn một số quả An Tiêm giữ lại lấy hạt để gieo trồng. Đó chính là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta vẫn ăn ngày nay. 
 Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xa là hòn đảo An Tiêm ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.” 
 (Trích truyền thuyết Mai An Tiêm)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? 
Câu 2: Truyền thuyết giải thích nguồn gốc quả dưa hấu gắn với nhân vật và địa danh nào? 
Câu 3: Việc vua Hùng “rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà” sau khi đã đầy họ ra đảo nói lên điều gì?
Câu 4: Hãy thử tưởng tượng, nếu rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, em sẽ làm gì? 
Gợi ý trả 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuyen_tap_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_6.docx