Bộ đề đọc – hiểu môn Ngữ văn Lớp 6 ngoài chương trình

Bộ đề đọc – hiểu môn Ngữ văn Lớp 6 ngoài chương trình

Câu 1. Đọc câu chuyện sau:

Bàn tay yêu thương

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật.". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu: "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ- lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Trích Quà tặng cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 6, tập 1)

1. Giải nghĩa từ “biểu tượng”. Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ.

2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào? Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn?

 

docx 22 trang haiyen789 118484
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc – hiểu môn Ngữ văn Lớp 6 ngoài chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 6 NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH
ĐỀ
NGỮ LIỆU
TRANG
Bàn tay yêu thương, trích Qùa tặng cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 6, tập 1
3
Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang
6
Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi
8
Màu vàng hoa cải, Phạm Đức
9
Tre Việt Nam_ Nguyễn Duy
11
Ngữ văn 6 - Tập 1
12
Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh
14
Mầm non, Võ Quảng
16
Hoa hồng tặng mẹ, Qùa tặng cuộc sống
18
Ngô Văn Phú
20
Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy
22
“Biển”- Khánh Chi
24
Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm
27
Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Hoa cỏ cần gặp, Nxb Văn học, 1991
30
Con sẻ, Theo I. Tuốc-ghê-nhép
32
Trích Dòng sông mặc áo- Nguyễn Trọng Tạo
34
Cả nhà đi học, Cao Xuân Sơn
37
Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh
41
Sự tích hoa cúc trắng
44
Cổ tích viết bằng chân, Internet
48
Trích “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”-Making friend.tr103
51
Quê hương – Đỗ Trung Quân
53
Con quạ thông minh – Kho tàng truyện dân gian Việt Nam
56
Dế và lừa, Hạt giống tâm hồn, tập 14, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí minh, tr 77
59
Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa
61
Trích “Phong cảnh Hòn Đất” - Anh Đức
64
Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa
66
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 TRONG CHƯƠNG TRÌNH
STT
Văn bản
Số đề
Trang
Con Rồng, cháu Tiên
2
68
Bánh chưng, bánh giầy
1
71
Thánh Gióng
6
73
Sơn Tinh, Thủy Tinh
8
85
Sự tích Hồ Gươm
4
97
Thạch Sanh
5
103
Em bé thông minh
2
114
Cây bút thần
1
118
Ếch ngồi đáy giếng
4
121
Thầy bói xem voi
2
132
Con hổ có nghĩa
2
135
Mẹ hiền dạy con
2
138
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
1
141
Bài học đường đời đầu tiên
6
143
Sông nước Cà Mau
2
152
Vượt thác
4
155
Bức tranh của em gái tôi
4
161
Buổi học cuối cùng
3
168
Đêm nay Bác không ngủ
4
175
Lượm
3
184
Cô Tô
3
190
Cây tre Việt Nam
4
196
Lao xao
2
203
Mưa
1
208
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
1
210
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Đọc câu chuyện sau:
Bàn tay yêu thương
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu: "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ- lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Trích Quà tặng cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 6, tập 1)
1. Giải nghĩa từ “biểu tượng”. Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ. 
2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào? Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn? 
3. Vì sao bức tranh ấy được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”?
4. “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”. Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống? 
Câu 2:
Những cuộc vận động “Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “Ngày vì người nghèo”..., và những chương trình truyền hình: “Trái tim cho em”, “Thắp sáng ước mơ”, “Cặp lá yêu thương”, đã mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Em hãy viết một đoạn văn (dài khoảng 15-20 dòng) nêu cảm nghĩ và hành động của mình về vấn đề trên với câu mở đầu: “Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trong cuộc sống”.
Câu 3:
“Suốt đêm mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ khẽ giũ lông cánh cho khô rồi nhẹ nhàng nhích ra ngoài. Tia nắng ấm áp vừa vặn rơi xuống chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh hầu như vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng ngập tràn hạnh phúc. Au yếm nhìn chim con, chim mẹ nhớ lại... ”
Từ đoạn văn trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.
GỢI Ý:
Câu
Ý
Đáp án
1
a
- Giải nghĩa : Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa tượng trưng trừu tượng.
- Đặt câu đúng yêu cầu: Ví dụ: “Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình.”
b
- Nhân vật Đắc gờ lớt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.
- Các bạn em có thể vẽ những gói quà, li kem, hoặc những món đồ chơi mà các bạn yêu thích, còn bức tranh em vẽ là một bàn tay. Đó là bức tranh rất khác lạ, gây tò mò cho cả lớp.
c
Bức tranh được coi là một biểu tượng của tình yêu thương vì:
- Bức tranh vẽ điều mà Đắc gờ lớt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo.
- Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc gờ lớt tới cô giáo.
- Bức tranh thể hiện tình cảm dìu dắt yêu thương cô giáo dành cho học sinh của mình.
d
- HS tự do thể hiện điều ý nghĩa mà mình cảm nhận được từ câu chuyện.
- Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì thị, xa lánh ; cần đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ từ những việc nhỏ nhất...
2
- Nội dung của các chương trình truyền hình và các cuộc vận động nêu trên là nhằm mục đích sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc, tinh thần đoàn kết, nhân ái của dân tộc ta.
- Hiểu được tình yêu thương và sự sẻ chia luôn là điều quí giá nhất trong cuộc sống vì:
+ Yêu thương chia sẻ mang lại hạnh phúc cho người nhận, giúp họ vượt qua khó khăn, mât mát...
+ Yêu thương, chia sẻ càng nhiều thì cuộc sống càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
+ Biết chia sẻ, đồng cảm với người khác thì bản thân mình cũng thây hạnh phúc hơn.
- Nêu hành động cụ thể :
+ Bài học nhận thức: Xác định lẽ sống yêu thương sẻ chia là lẽ sống cao đẹp mà con người cần hướng tới.
+ Phê phán những người sống ích kỉ, vô cảm
+ Nêu hành động cụ thể của bản thân với các hoạt động của lớp, của trường ... trong các phong trào nói trên và các phong trào nhân đạo khác.
3
a. Mở truyện:
- Dùng đúng ngữ liệu đã cho trong đề bài
Cảnh mưa to, gió lớn trong đêm: bầu trời đen kịt, mưa như trút nước, gió lớn quật từng cơn, sâm chớp dữ dội....
Sự mong manh của tổ chim chót vót trên cành cao; nỗi lo lắng của chim mẹ, sự sợ hãi của chim con... (Yêu cầu tập trung kể về cảm giác, tâm trạng của chim mẹ trong hoàn cảnh nguy hiểm)
Những nguy hiểm xảy ra với tổ chim trong đêm mưa gió...; sự chống đỡ, bảo vệ chim con của chim mẹ...(Yêu cầu tập trung kể về hành động, tâm trạng của chim mẹ trong việc bảo vệ chim con)
- Nguy hiểm qua đi, chim con ngủ yên trong lòng mẹ, lông cánh vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưng thấy hạnh phúc...
c. Kết truyện:
- Nêu cảm nghĩ của về tình mẫu tử thiêng liêng qua câu chuyện trên.
ĐỀ SỐ 2:
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? 
Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? 
Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? 
II. LÀM VĂN 
Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.
GỢI Ý
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Phương thức biểu đạt chính là miêu tả
 - Nhân hóa:
-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.
-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. 
-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.
So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. 
Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
- Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. 
- Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. 
- Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. 
- Chăm chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. 
- Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. 
PHẦN II. LÀM VĂN
Mở bài:
 - Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. 
Thân bài: 
* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi
- Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.
- Không gian chim chóc, nắng vàng 
- Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơi
- Thầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.
* Trong giờ ra chơi:
 - Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.
 - Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng 
 - Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích 
 - Những chú chim trên cành hót ríu rít .
 - Những con gió .
 - Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi 
* Sau giờ ra chơi: 
- Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơi
- Các bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.
- Sân trường vắng vẻ trở lại 
Kết bài: 
- Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
ĐỀ SỐ 3:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
 “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.”
 (Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi)
Câu 1: Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên? 
Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn trên?
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 4: Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả?
II/ Tập làm văn 
Tả về một người em yêu quý nhất.
 ---------------Hết----------------
GỢI Ý:
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
- PTBĐ chính miêu tả 
- Biện pháp tu từ trong đoạn văn là so sánh
- Nội dung chính của đoạn văn: cảnh thiên nhiên rừng U Minh - miền Tây Nam Bộ - thật sôi động và giàu chất thơ.
- HS trình bày những thu nhận cá nhân khi làm văn miêu tả (quan sát, liên tưởng, cảm nhận tinh tế bằng tâm hồn...)
PHẦN II. LÀM VĂN
a. Mở bài: 
 - Giới thiệu chung về người sẽ tả và lý do chọn người đó.
b.Thân bài: Tả được các đặc điểm chi tiết về:
- Hình dáng
- Tính tình
- Cử chỉ, hành động, lời nói.
( Lưu ý:HS phải biết sử dụng các hình ảnh so sánh phù hợp để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng miêu tả)
c. Kết bài:
- Nhận xét hoặc nêu cảm nhận của bản thân về người được tả.
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1. Khi miêu tả màu vàng của hoa cải, tác giả Phạm Đức đã viết:
“ Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm bé xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.”
Dựa vào đoạn văn trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Giải thích nghĩa của từ “đọng” trong câu văn: “Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.”
b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả Phạm Đức đã sử dụng trong câu văn thứ nhất.
c. Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau bằng cách nào?
Câu 2. 
Xếp các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào bảng phân loại cho phù hợp:
“ Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẽo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn.”
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
Câu 3.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
(Ca dao)
Em cảm nhận được điều gì mà nhân dân ta muốn gửi gắm qua bài ca dao trên.
Câu 4.
Trong bài thơ gửi người lính đảo, một nhà thơ đã từng ca ngợi:
Từ biển đảo khơi xa sóng quanh năm rì rào.
Nơi đây anh đứng gác giữa biển trời bao la.
Vì tổ quốc thân yêu đêm ngày anh canh giữ,
Tên anh người chiến sĩ nơi biển đảo Trường Sa.
Dưới mặt trời thiêu đốt chói chang
Anh vẫn hiên ngang dù hiểm nguy đối mặt.
Dựa vào ý của đoạn thơ trên, em hãy viết một bài văn miêu tả hình ảnh người lính biển đảo đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên biển Đông.
 ————— Hết —————
Câu
Ý
Đáp án
1
a.
- Giải thích nghĩa của từ “đọng”: Chỉ sự kết tinh, lưu lại những nỗi vất vả khó nhọc, kết tinh những gì tinh túy nhất của sức sống mà thiên nhiên ban tặng.
b.
- So sánh
c.
- Lặp từ ngữ: màu vàng
GỢI Ý:
Câu 2:
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
ngăn, trào
cứng, chắc
như
3
– Giới thiệu khái quát bài ca dao.
– Bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ mộc mạc đậm chất dân gian, hình ảnh so sánh, khoa trương độc đáo tác giả dân gian muốn khuyên chúng ta phải hiểu được nỗi vất vả, cơ cực, sự tảo tần lam lũ, một nắng hai sương của người nông dân khi làm ra thành quả lao động. Qua đó gợi nhắc con người cần phải biết đồng cảm, biết ơn, nâng niu quý trọng sức lao động của người nông dân.
4
A. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về hình ảnh người lính biển đảo.
B. Thân bài:
Dựa vào ý của đoạn thơ để tả các hình ảnh nổi bật:
– Dáng vóc vạm vỡ, sức khoẻ dẻo dai được tôi luyện, thử thách qua sóng gió đại dương.
– Tư thế hiên ngang, sững sững giữa biên khơi lộng gió.
– Tinh thần dũng cảm, can trường, cầm chắc cây súng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
-> Các anh là những con người vô danh, thầm lặng, chiến đấu miệt mài để giành lấy chủ quyền đất nước 
C. Kết bài:
– Suy nghĩ, tình cảm của em: Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn thử thách mà người lính phải chịu đựng, yêu quý, kính trọng, biết ơn, tự hào, cảm phục trước hình ảnh của họ.
– Tự hứa sẽ cố gắng học tập để noi gương các anh.
VĂN BẢN “THẠCH SANH”
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1:
Đọc kĩ đoạn văn sau:
	“Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
b) Văn bản thuộc thể loại gì? Hãy nêu khái niệm của thể loại đó. 
c) Kể thêm các 3 văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em biết. 
d) Nêu ý nghĩa về sự ra đời của Thạch Sanh
Câu 2:
Hãy khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
GỢI Ý:
1a
- Văn bản Thạch Sanh
- PTBĐ: Tự sự
1b
- Văn bản thuộc thể loại cổ tích
- Khái niệm: Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh; nhân vật thông minh; nhân vật ngu ngốc; nhân vật dũng sĩ; nhân vật có tà năng kì lạ; nhân vật là động vật.
1c
Kể 3 văn bản thuộc thể loại cổ tích: Sọ Dừa, Cây Khế, Em bé...
1d
- Nhận xét: Sự ra đời của Thạch Sanh vừa bình thường vừa khác thường.
- Ý nghĩa:
+ Thạch Sanh sinh ra là người con của một gia đình nông dân bình thường => thể hiện ước mơ về một người anh hùng luôn có mặt, thường trực trong nhân dân.
+ Thạch Sanh là Thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai => ước nguyện về người anh hùng bất tử, có tài năng phi thường.
2
* Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng mang dáng dấp thần linh, Sơn Tinh,Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo( dời non, dựng lũy của Sơn Tinh; hô mưa, gọi gió của Thủy Tinh)
- Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần Sơn Tinh,Thủy Tinh cùng cầu hôn Mị Nương.
- Dẫn dắt, kể chuyện, lôi cuốn, sinh động.
* Nội dung - Ý nghĩa VB
- Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ
ĐỀ SỐ 2:
I. ĐỌC HIỂU 
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
 (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ?
Câu 2: Chỉ ra 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng trong câu: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến”?
Câu 3: Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị?
Câu 4: Việc tha tội chết cho mẹ con Lý thông của Thạch Sanh thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật này, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?
II. KIỂM TRA KIẾN THỨC 
Câu 1: Thế nào là động từ? Cho 1 ví dụ về động từ?
Câu 2: Kể tên các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6?
Câu 3: Trình bày ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”? (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
III. LÀM VĂN 
Hãy kể về người mẹ của em.
GỢI Ý:
I. ĐỌC HIỂU
1
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Thạch Sanh”.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Tự sự.
2
- Danh từ chung: nhà vua.
- Danh từ riêng: Thạch Sanh.
3
Mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị là vì: 
- Mẹ con Lý Thông là kẻ ác, tham lam, nhiều lần hãm hại Thạch Sanh.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Kẻ ác sẽ bị trừng trị.
4
- Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lý Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Ở hiền gặp lành.
II. KIỂM TRA KIẾN THỨC
1
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Ví dụ về động từ.
2
Các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6:
- Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Thánh Gióng.
3
Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”:
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.
- Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
III. LÀM VĂN
Mở bài: 
 Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người mẹ và những ấn tượng, cảm xúc của em khi nghĩ về mẹ.
Thân bài:
- Kể, tả về ngoại hình, tính cách, sở thích, công việc hằng ngày của mẹ. 
- Kể về vai trò của mẹ trong gia đình em:
+ Mẹ là người phụ nữ tần tảo, đảm đang: Cùng cha quán xuyến mọi công việc gia đình.
+ Mẹ thương yêu, lo lắng cho các con hết mực: Từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm lo việc học, dạy dỗ các con nên người 
+ Khi mẹ vắng nhà: thiếu đi tất cả những gì mẹ dành cho gia đình, bố con vụng về trong mọi công việc 
- Kể về cách ứng xử, quan hệ của mẹ đối với mọi người:
+ Cởi mở, hoà nhã với xóm làng...
+ Thương yêu, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
- Cảm xúc của em như thế nào khi nhắc đến mẹ. Tình cảm mà em dành cho mẹ.
Kết bài:
Cảm nghĩ của em về mẹ. Em sẽ làm gì để xứng đáng là con của mẹ.
ĐỀ SỐ 3:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một cái lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
(Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện gì trong các thể loại truyện dân gian em đã học? Nhân vật của thể loại truyện đó khác như thế nào với nhân vật trong thể loại truyền thuyết?
Câu 2. Xác định ngôi kể của đoạn trích?
Câu 3. Khi học truyện, em học được phẩm chất gì đáng quý ở nhân vật Thạch Sanh?
Câu 4. Đọc lại câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một cái lưỡi búa của cha để lại.
a) Tìm số từ và lượng từ có câu trong câu trên. Cho biết số từ và lượng từ tìm được bổ sung cho danh từ ý nghĩa gì?
b) Tìm ít nhất một cụm danh từ có trong câu trên, phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó.
II. LÀM VĂN
Em hãy đóng vai nhân vật Thánh Gióng để kể lại truyền thuyết Thánh Gióng
GỢI Ý:
I. ĐỌC HIỂU
1
- Đoạn trích trên trích từ văn bản "Thạch Sanh".
- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện cổ tích trong các thể loại truyện dân gian em đã học. Nhân vật trong truyện là nhân vật dũng sĩ, khác với nhân vật lịch sử trong truyện cổ tích.
2
- Ngôi kể thứ nhất.
3
Em học được những phẩm chất đáng quý của Thạch Sanh như:
- Tốt bụng, nhân hậu, vị tha.
- Dũng cảm, gan dạ.
- Có lòng yêu thương con người.
4
a) - Số từ: một, một.
- Lượng từ: cả.
Số từ và lượng từ tìm được bổ sung cho danh từ: chỉ rõ Thạch Sanh cả gia tài chỉ có 1 lưỡi búa và sống trong 1 túp lều. Như vậy, số từ và lượng từ chỉ rõ Thạch Sanh có những gì, ở đâu. Nếu mất đi số từ và lượng từ thì những cụm từ sẽ không chi tiết và độc giả sẽ không nhận rõ nhân vật ở đâu, có gì, làm gì.
b) CDT: một túp lều cũ.
Phần phụ trước
Phần phụ trước
Phần trung tâm
Phần trung tâm
Phần phụ sau
Phần phụ sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
một
túp
lều
cũ
II. LÀM VĂN
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.
Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.
Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.
Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
Lạy mẹ con đi !
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
ĐỀ SỐ 4:
Phần I: Đọc- Hiểu 
Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 “Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. Tuy bị thương nặng nhưng khi thấy Thạch Sanh, nó vùng ngay dậy, vung cánh, chìa vuốt lao đến. Thạc Sanh dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt, vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Rồi chàng lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho quân Lí Thông kéo lên ”
a, Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 
b, Xác định ngôi kể trong đoạn văn trên?
c, Câu: Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
- Giải nghĩa từ “ yêu tinh” ? 
- Tìm các danh từ có trong câu văn trên? 
d, Nêu nội dung chính của đoạn văn? 
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sao cho đúng với nghĩa đã được cho trước:
... : của cải riêng của một người, một gia đình.
(Gia tiên, Gia tài, Gia đình)
Câu 3: Hãy nối một ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A
Cột B
Nối
1. Từ thuần Việt
a. Giang sơn
1 -
2. Từ Hán Việt
b. Đi học
2 -
3. Từ mượn ngôn ngữ Ấn - Âu
c. Mít tinh
3 -
Phần II: Làm văn
Câu 1. 
a, Em hãy nêu ý nghĩa của niêu cơm thần kì trong truyện cổ tích “Thạch Sanh.”
b, Trong truyện “Thánh Gióng”, chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2: Kể về mẹ của em.
GỢI Ý:
I. ĐỌC HIỂU
1a
- Tự sự.
1b
- Ngôi thứ 3
1c
- Yêu tinh: Vật có hình thù quái dị, có nhiều phép thuật và độc ác.
- Các DT: Đại bàng, con yêu tinh, núi, phép lạ.
1d
- Thạch Sanh xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa .
2
- Gia tài
3
1-B; 2-A; 3-C
II. LÀM VĂN
1a
Niêu cơm của Thạch Sanh thiết đãi quân 18 nước chư hầu ăn hết lại đầy:
- Khẳng định sự tài giỏi phi thường của Thạch Sanh khiến các nước chư hầu phải thán phục. 
- Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
- Thể hiện ước mơ của người dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Chi tiết niêu cơm thần kì làm tăng sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện.
1b
Ý nghĩa của chi tiết trên
– Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần.
– Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân,
– Gióng sinh ra cũng phi thương khi đi cũng phi thường (bay lên trời).
– Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân.
2
I. Mở bài: giới thiệu mẹ của em.
II. Thân bài: kể về mẹ của em 
1. Kể bao quát về mẹ của em
2. Kể chi tiết về mẹ của e

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_doc_hieu_mon_ngu_van_lop_6_ngoai_chuong_trinh.docx